Phương hướng tối đa hóa lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 153 - 154)

Chương 6 HOẠCH ĐỊNH LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

6.3. Phương hướng tối đa hóa lợi nhuận

6.3.1. Tăng doanh thu bán hàng hợp lý, tích cực

6.3.1.1. Tích cực khai thác nguồn hàng, cải tiến cơng tác mua hàng

Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tiến hành mua hàng hóa, nguyên vật liệu phù hợp dễ dàng. Tích cực khai thác hàng tại địa phương, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý, hàng mua phải đảm bảo có chất lượng tốt, phân phối, điều hịa vốn kịp thời, đầy đủ cho việc mua hàng, đặc biệt là vốn tiền mặt cho việc mua hàng nông sản thực phẩm. Khai thác nắm chắc nguồn hàng là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo cho việc thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương.

6.3.1.2. Cải tiến công tác dự trữ bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa Đối với doanh ngiệp sản xuất, căn cứ vào đặc điểm sản xuất của đơn vị để áp dụng

mơ hình quản lý thích hợp cho từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa. Trên cơ sở đó cần chú ý cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã hàng sản xuất cho phù hợp với tình hình mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm...

Đối với doanh nghiệp thương mại cần phải chấp hành định mức dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, ngăn chặn và giải quyết hàng ứ đọng, kém phẩm chất, tránh hao hụt hàng hóa ngồi định mức. Cần phải vận dụng địn bẩy tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất ở các khâu giao nhận, vận chuyển, phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa... nhằm rút ngắn thời gian hàng hóa nằm ở các khâu này đưa nhanh hàng ra điểm bán, cải tiến khâu chất xếp trong kho đảm bảo nhập vào đơngiản xuất ra dễ dàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo an toàn về mặt số lượng hàng hóa tồn kho.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 154 Gồm việc cải tiến cơ cấu mặt hàng, mạng lưới kinh doanh, phương thức bán, giá cả, công tác điều động, phân phối hàng, phương thức thanh tốn. Mặt khác, phải tăng cường giám đốc tài chính qua các khâu xuất giao hàng, vận chuyển, thanh toán tiền hàng

6.3.2. Khơng ngừng hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý

Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: Mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hỗn cịn chi phí nào khơng cần thiết hoặc lãng phí thì cương quyết khơng chi...

Bên cạnh việc nghiên cứu mua hàng hóa, nguyên vật liệu theo giá hợp lý, doanh nghiệp cần phải chú ý phấn đấu hạ thấp các khoản chi phí phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh như chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, phân loại, chọn lọc đóng gói, bao bì...

Hạ thấp chi phí SXKD phải dựa trên hai hướng cơ bản sau: - Hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất quản lý.

- Nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động.

6.3.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận

Định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua đó thấy được nguyên nhân làm tăng, giảm lợi nhuận, xem các nguyên nhân đó là do chủ quan hay khách quan từ đó có biện pháp quản lý thích hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)