Thực trạng về nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 27 - 32)

3. Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật trong hợp đồng cung ứng dịch vụ

3.3. Thực trạng về nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ

Về mặt nội dung của hợp đồng thì hợp đồng thương mại thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đó là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng diễn ra càng thuận lợi, phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh.

Căn cư theo Luật thương mại 2005, khơng có điều khoản nào quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào nhưng thực tiễn khi tiến hành giao kết hợp đồng cần chú ý đến những điều khoản như sau: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.

Tại Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng nói chung đã có quy định về những nội dung có thể có trong hợp đồng, nội dung này được quy định tại điều Điều 398 cụ thể như sau:

“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Hiện nay có thể thấy được rằng, giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 vẫn cịn đang có những quy định bị trùng, cùng điều chỉnh một vấn đề với nhau. Ví dụ như trong Bộ luật Dân sự 2015 đã có những quy định rất chi tiết cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, thậm chí những quy định

trong Bộ luật Dân sự 2015 lại có phần hồn thiện và đầy đủ hơn so với những quy định trong Luật thương mại 2005. Điều này có thể thấy rõ qua việc Bộ luật Dân sự 2015 quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ tuy nhiên trong những quy định của Luật thương mại 2005 lại chỉ có những quy định về nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà lại chưa quy định rõ về quyền của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ. Điều này đã dẫn đến việc quy định giữa Luật thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đã có những quy định bị trùng nhau, giống nhau hoàn toàn, nhưng Luật thương mại 2005 lại chưa quy định cụ thể về quyền của các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ do đó cần phải làm rõ rằng quyền của cá bên có điểm gì khác biệt so với quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ theo quan điểm của Bộ luật Dân sự 2015. Bởi lẽ có thể thấy rằng, trong quan hệ dân sự các bên tham gia vào cung ứng dịch vụ có thể là bất kì một cá nhân tổ chức nào, cịn đối với bên tham gia cung ứng dịch vụ trong thương mại lại chỉ có thể là thương nhân do đó giữa hai chủ thể này phải có những khác biệt nhất định về quyền lợi họ được nhận. Mặt khác, việc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng trong cùng một văn bản có thể giúp các bên dễ dàng hình thành hợp đồng hơn vì các bên trong quá trình hình thành hợp đồng khơng cần phải phụ thuộc vào cả hai luật là Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 để đưa ra được những quyền và nghĩa vụ của cá bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ,

Nhìn chung pháp luật luôn luôn công nhận và đề cao sự tự thỏa thuận giữa các bên trong bất kể quan hệ dân sự nào, nhưng cũng cần lưu ý rằng những nội dung được thỏa thuận đó phải phù hợp với những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung.

Với đặc điểm về dối tượng của hợp đồng dịch vụ là một cơng việc có thể thực hiện được, với những đặc tính đặc biệt như vơ hình, tính khơng chuyển quyền sở hữu, khơng hao tổn lưu giữ, thì những điều khoản liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng cần phải được các bên thỏa thuận một cách rõ ràng. Cụ thể, các bên phải miêu tả rõ ràng được cơng việc đó cần phải thực hiện thơng qua những bước nào, những điều kiện mà bên sử dụng dịch vụ phải đáp ứng để giúp cho bên cung ứng dịch vụ có thể hồn thành được dịch vụ đúng như đã thỏa thuận. Dưới đây là một số phân tích về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hợp đồng.

3.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức, dùng cơng sức của mình để hồn thành thực hiện một cơng việc do bên sử dụng dịch vụ chỉ định. Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải tự mình tổ chức thực hiện công việc. Khi hết hạn hợp đồng phải giao lại kết quả cơng việc mà mình đã thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ.

Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp tài liệu, thông tin và phương tiện để thực hiện dịch vụ. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà khơng nhất thiết phải hỏi ý kiến của bên sử dụng dịch vụ nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải thông báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ thanh tốn tiền cơng sau khi dịch vụ được hồn thành. Trong trường hợp công việc đã được hồn thành theo đúng kì hạn như thỏa thuận, đúng kết quả như thỏa thuận của hợp đồng mà bên sử dụng dịch vụ không cơng nhận kết quả của cơng việc đó thì nếu như có thiệt hại xảy ra thì bên cung ứng dịch vụ khơng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó cho bên sử dụng dịch vụ

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 518 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nếu như trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi những điều kiện dịch vụ nếu việc thay đổi đó khơng làm tổn hại đến những lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Theo như quy định này thì bên cung ứng dịch vụ trong q trình thực hiện hợp đồng hồn tồn có thể thay đổi điều kiện của dịch vụ đề phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ. Cần lưu ý rằng, khơng phải bất kì lúc nào mà bên cung ứng dịch vụ cũng có thể thay đổi điều kiện dịch vụ. Nếu trong trạng thái bình thường thì bên cung ứng dịch vụ khơng có quyền được thay đổi điều kiện dịch vụ nếu như những thay đổi đó khơng mang lại lợi tích cho người sử dụng dịch vụ, nếu như bên cung ứng dịch vụ muốn thay đổi thì phải có sự thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ. Ngoài ra theo quy định tại Điều 83 – Luật thương mại 2005, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu như khách hàng có yêu cầu thay đổi trong quá trình thực hiện dịch vụ thì bên cung ứng phải tuân thủ theo những thỏa thuận đó.

Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một cơng việc, mà các bên khơng có thỏa thuận về kết quả của cơng việc đó, nếu thời hạn của hợp đồng kết thúc mà cơng việc chưa hồn thành xong thì có thể coi như hợp đồng đó đã hoàn thành và bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Nếu như bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc đó mà bên sử dụng dịch vụ khơng có sự phản đối thì hợp đồng đó được coi là kéo dài thời hạn và bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán phần tiền kéo dài thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 521 – Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ vào các Điều 79, 80 Luật thương mại 2005, bên cung ứng dịch vụ phải có trách nhiệm hồn thành công việc với nỗ lực và khả năng cao nhất nếu như loại dịch vụ, cơng việc đó u cầu bên cung ứng dịch vụ phải làm như vậy. Nếu như các bên có thỏa thuận về chất lượng của cơng việc thì bên cung ứng dịch vụ phải hồn thành cơng việc theo kết quả đó, trong trường hợp khơng có thỏa thuận về chất lượng kết quả thì bên

cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện cơng việc đó với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.

Theo những quy định tại Điều 75 Luật thương mại 2005 thì bên cung ứng dịch vụ được phép thực hiện hoạt động cung ứng cho những đối tượng như sau: người cư trú tại Việt Nam sử dụng dịch vụ tại Việt nam; người không cư trú tại Việt nam sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Người cư trú tại Việt Nam sử dụng tại lãnh thổ nước ngồi; Người khơng cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngồi. Qua quy định này, có thể thấy thương nhân có quyền tự do lựa chọn đối tượng giao kết hợp đồng với mình, người sử dụng dịch vụ có thể là một người hoặc tổ chức bất kì nào đó khơng nhất thiết phải là người mang quốc tịch Việt Nam hay đang cư trú tại Việt Nam. Dịch vụ có thể được cung ứng tại bất kì nơi nào dù là ở trên lãnh thổ Việt Nam hay trên lãnh thổ nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi tiến hành thực hiện cung ứng dịch vụ có sự tham gia của chủ thể nước ngồi, hợp đồng được kí kết hoặc thực hiện ở nước ngồi thì phải tn thủ những quy định của pháp luật quốc tế về thương mại, cũng như phải có những điều khoản lựa chọn pháp luật điều chỉnh và phương thức giải quyết tranh chấp một cách rõ ràng để tránh những rắc rối nếu như có tranh chấp xảy ra.

3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

Theo quy định tại các Điều 515, 516 – Bộ luật Dân sự 2015, Điều 85 – Luật thương mại 2005 quy định thì bên sử dụng dịch vụ có quyền được hưởng kết quả của dịch vụ theo như thỏa thuận, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán tiền sử dụng dịch vụ. Nếu như dịch vụ là cơng việc u cầu phải có những thơng tin, tài liệu, công cụ để bên cung ứng dịch vụ có thể thực hiện được cơng việc của mình thề bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải cung ấp thơng tin, tài liệu, cơng cụ đó cho bên cung ứng dịch vụ. Nếu như bên cung ứng dịch vụ khơng hồn thành cơng việc theo như đúng thỏa thuận trong hợp đồng; việc hồn thành cơng việc đó khơng đúng thời hạn từ đó khiến cho cơng việc đó khơng cịn có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.

Nếu trong thời gian thực hiện dịch vụ, q trình thực hiện dịch vụ xảy ra những sai sót, thì bên sử dụng dịch vụ có quyền u cầu sửa chữa những sai sót đó. Nếu sai sót đó gây ra thiệt hại và việc tiếp tục sử dụng dịch vụ tốn thêm chi phí thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại đó.

Qua việc phân tích những quy định trên có thể thấy được rằng, pháp luật đưa ra chi tiết những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ. Việc đưa ra những quyền và nghĩa vụ cơ bản này đã làm rõ ràng và công bằng hơn giữa

các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ. Những quy định của pháp luật hiện nay đã đảm bảo tính cân bằng tương đối tốt của các bên chủ thể trong hợp đồng cung ứng dịch vụ.

3.3.3. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Trong thực tiến hiện nay, các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa các bên là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên. Ngun nhân dẫn đến tình trạng này có thể có nhiều ngun nhân, nhưng có thể nhìn thấy rõ được những ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này như sau:

Thứ nhất, về việc quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng chưa thực sự

hợp lý. Điểm bất hợp lý ở đây là việc pháp luật hiện tại đang để các bên có thể tự do thỏa thuận, lựa chọn bất kì điều khoản nào đó để đưa vào hợp đồng miễn rằng những thỏa thuận đó khơng trái đạo đức, trái với những quy định của pháp luật. Mặt tốt của quy định như vậy sẽ đảm bảo được quyền tự do thương lượng, thỏa thuận của các bên khi hình thành hợp đồng, tuy nhiên bên cạnh đó lại có những mặt hạn chế. Có thể thấy được rằng đặc điểm của ngành dịch vụ hết sức phức tạp, xuất phát từ những đặc điểm đặc biệt của dịch vụ, dịch vụ là một cơng việc do đó khách hàng khơng thể đánh giá chất lượng của dịch vụ đó cho đến khi dịch vụ được hoàn thành, điều này dẫn đến việc khi hai bên tiến hành thỏa thuận về dịch vụ nếu như họ khơng có những điều khoản quy định chi tiết về dịch vụ, về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên sẽ rất dễ dàng cho các bên thực hiện sai hợp đồng dù cố tình hay vơ ý. Vì vậy việc pháp luật quy định cụ thể một số điều khoản bắt buộc phải có để hình thành hợp đồng là điều cần thiết để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung

Thứ hai, là sự chồng chéo của pháp luật hợp đồng cung ứng dịch vụ, như đã phân

tích ở trên, sự chồng chéo giữa Luật thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 nằm ở những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Bộ luật Dân sự 2015 tuy là luật gốc nhưng lại quy định đầy đủ hơn luật chuyên ngành là Luật thương mại 2005 dẫn đến việc các bên phải phụ thuộc vào hai bộ luật để suy ra những quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Không những vậy, Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 cịn có những điểm khác biệt nhất định trong các chế tài được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng. Có thể thấy sự liên kết giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 có những điểm chưa đồng nhất. Trong quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 quy định hơi thiếu tình hợp lí hơn Luật thương mại 2005 trong vấn đề này, bởi lẽ việc bồi thường thiệt hại gắn liền với những lợi ích của bên bị thiệt hại, do đó việc quy định không được áp dụng chế tài này như trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho bên bị thiệt hại trên thực tế.

Qua đó có thể thấy được rằng, giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 đã có những quy định tuy cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng giữa hai bộ luật lại có những quy định khác nhau, điều này ảnh hướng rất lớn đến quá trình thực hiện pháp luật nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w