Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 38 - 43)

trong hoạt động thương mại

4.1. Các điểm tích cực

Điểm tích cực của các quy phạm pháp luật

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hoạt động thương mại dịch vụ hiện nay đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên mọi mặt. Các hình thức dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều, các doanh nghiệp, cá nhân là thương nhân hay không phải là thương nhân thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng nhiều, trong bối cảnh đó vai trị của hợp đồng cung ứng dịch vụ lại càng đóng vai trị quan trọng hơn. Pháp luật điều chình về hợp đồng nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ nói riêng nhìn chung đã đạt được những thành tựu nhất định như sau:

Đối với các quy định về chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ, tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 đã có những quy định cụ thể về vấn đề chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ là những ai, những tổ chức nào, đối với những ngành nghề cụ thể mang tính chất đặc thù thì các văn bản luật chun ngành cũng đã quy định rõ được những điều kiện cụ thể mà những cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được nếu như muốn kinh doanh, cung ứng loại hình dịch vụ đó. Ngồi ra, về tính chất chủ thể cũng đã được phân định rõ ràng giữa quan hệ thương mại và quan hệ cung ứng dịch vụ trong dân sự, cụ thể để cho một quan hệ cung ứng dịch vụ được coi là hoạt động thương mại thì chủ thể cung ứng dịch vụ phải là một thương nhân và hoạt động cung ứng của họ phải nhằm mục đích sinh lợi, nếu như không đáp ứng được hai điều kiện này thì quan hệ đó được coi là quan hệ cung ứng dịch vụ trong dân sự. Tóm lại, những quy định về chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ của pháp luật hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội về vấn đề cung ứng dịch vụ

Đối với vấn đề đối tượng của chủ thể hợp đồng, theo quan điểm của pháp luật hiện nay thì đối tượng của hợp đồng là những cơng việc có thể thực hiện được và những công việc này không được trái với những quy định của pháp luật và những quy chuẩn đạo đức xã hội. Có thể thấy rằng quy định của pháp luật về hợp đồng tương đối bao quát và

giống với những quy định của luật dân sự về vấn đề tương đương. Việc quy định như vậy sẽ giúp cho các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về dịch vụ mình muốn được sử dụng, các bên sẽ khơng bị gị bó và có thể dễ dàng đạt được mục đích của mình.

Đối với vấn đề về hình thức của hợp đồng, hiện nay pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng bao gồm ba dạng hình thức là hợp đồng bằng miệng, văn bản hoặc hành vi. Quy định này được áp dụng đối với đa số các dạng quan hệ trong xã hội kể cả quan hệ cung ứng dịch vụ. Nhưng trong một số trường hợp nhất định thì hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản để có thể đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, những quy định về hình thức của hợp đồng được quy định cho từng ngành nghệ cụ thể và được quy định tại các văn bản luật chuyên ngành. Việc quy định tự do về mặt hình thức như vậy đã giúp cho hoạt động cung ứng dịch vụ dễ dàng hơn bởi lẽ không phải hoạt động dịch vụ nào cũng phức tạp và cần thiết phải lập thành văn bản như những quan hệ về kinh doanh thương mại giữa các chủ thể là tổ chức, hay các quan hệ dân sự liên quan đến quyền tài sản như quyền sử dụng đất, … Nhìn chung, những quy định của pháp luật hiện nay về hình thức của hợp đồng đã và đang đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Về nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ, cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, pháp luật hiện nay quy định khá tự do đối với nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các thỏa thuận của các bên miễn rằng những thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm của luật và các tiêu chuẩn đạo đức khác. Điều này cho thấy rằng pháp luật rất tôn trọng việc các bên tự thỏa thuận với nhau về những điều khoản được chứa đựng trong hợp đồng, trao quyền tự quyết định về quan hệ hợp đồng cho các bên trong quan hệ hợp đồng tự thỏa thuận trao đổi với nhau.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, nêu rõ từng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ. Việc đưa ra những quyền và nghĩa vụ cụ thể như vậy sẽ giúp cho các bên có định hướng về việc thực hiện những nghĩa vụ gì trong hợp đồng và làm góp phần giúp các bên minh bạch hơn trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Về quá trình giao kết hợp đồng, nhìn chung những quy định về giao kết hợp đồng của pháp luật Việt Nam đã có những nét tương đồng với những quy định của quốc tế như văn bản Công ước viên 1980. Những quy định về quá trình giao kết hợp đồng đã chỉ ra rõ ràng được hai giai đoạn chính của giao kết hợp đồng và đã quy định chi tiết về những quyền và nghĩa vụ, các hoạt động mà các bên được và không được phép làm trong giai đoạn giao kết.

Tóm lại, hiện nay những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng dịch vụ hiện nay đã và đang làm rất tốt vai trị của mình trong việc quản lí, bảo đảm quan hệ cung ứng dịch vụ đi đúng hướng phát triển. Trên hầu hết hệ thống pháp luật hiện nay đã tạo ra được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng được đảm bảo tương đối đầy đủ, tạo dựng được môi trường cạnh tranh công bằng lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Điểm tích cực trong việc thực hiện quy định của pháp luật tại Công ty TNHH British Council (Việt Nam)

Trong suốt quá trình hoạt động kể từ thời điểm được cấp phép hoạt động đến hiện nay, Công ty TNHH British Council (Việt Nam) đã ký kết và cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng. Sự hiệu quả trong quá tư vấn và cung cấp dịch vụ giảng dạy, tổ chức các kỳ thi cho khách hàng đã được thể hiện rõ qua thành cơng của khách hàng trong q trình học tập, thi cử. Nhờ sự hiệu quả đó mà cơng ty đã có được niềm tin nhất định đến từ khách hàng. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của cơng ty, có thể thấy được những điểm tích cực trong q trình áp dụng quy định của pháp luật tại cơng ty như sau

Thứ nhất, đối với chủ thể cung ứng dịch vụ là Công ty TNHH British Council

(Việt Nam) được thành lập hợp pháp, được cấp phép hoạt động từ ngày 12/01/2005. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu xoay quanh tư vấn học tập, cung cấp dịch vụ giảng dạy và tổ chức các kỳ thi. Đều là những ngành dịch vụ mà pháp luật không cấm.

Thứ hai, đội ngũ nhân viên có thời gian làm việc tương đối tại cơng ty đều đã có

những hiểu biết nhất định trong q trình giao kết hợp đồng, do đó giai đoạn này được diễn ra một cách trơn tru và không gặp nhiều vấn đề về mặt pháp lý trong quá trình giao kết hợp đồng

Thứ ba, hình thức của hợp đồng giao kết của cơng ty được thực hiện theo thình

thức hợp đồng bằng văn bản là hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất trong các loại hình thức, đảm bảo được những quyền lợi của khách hàng và công ty trong quan hệ. Nội dung thỏa thuận giữa các bên đều tuân theo những quy định của pháp luật.

Thứ tư, việc thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng luôn luôn được cơng ty thực hiện với tồn bộ sức lực, cố gắng với sự nỗ lực cao nhất của các chuyên gia, giáo viên và nhân viên trong cơng ty với mục đích giúp cho khách hàng đạt được những hiệu quả cao nhất trong q trình học tập ngơn ngữ của mình.

4.2. Các điểm hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu mà các quy định của pháp luật đã đạt được thì vẫn cịn tồn đọng những mặt còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ trong thực tế.

Thứ nhất, về mặt chủ thể của hoạt động cung ứng dịch vụ pháp luật cần phải mở

rộng khái niệm về thương nhân. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều cá nhân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại tuy nhiên lại không phải thương nhân, không đăng kí và cũng khơng đóng thuế cho Nhà nước. Theo đó phần nào làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong thị trường nói chung, mặt khác đây cũng là nguồn thuế khá lớn bởi lẽ trong thị trường hiện nay việc doanh nghiệp siêu nhỏ và các cá nhân tham gia vào thị trường chiếm phần lớn. Do đó có thể thấy rằng quan điểm quản lý về thương nhân thông qua hình thức đăng kí là chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế xã hội hiện nay vì vậy việc thay đổi quan điểm quản lý về thương nhân cần được mở rộng hơn để đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, hệ thống văn bản điều chỉnh hợp đồng bao gồm rất nhiều các văn bản khác nhau khơng chỉ có Luật thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 mà cịn có các văn bản luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác, việc quy định trong nhiều văn bản khác nhau đã gây ra những quy định chồng chéo với nhau, làm cho việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn. Do đó việc thống nhất, sửa đổi những quy định còn bị chồng chéo là hết sức quan trọng. Cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 đều có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, tuy nhiên dù quy định trùng nhau nhưng những quy định này lại chưa thực sự rõ ràng khiến cho các bên lại phải phụ thuộc vào cả hai luật để đưa ra những quyền và nghĩa vụ của các bên trong hơp đồng. Luật Thương mại 2005 chỉ quy định về nghĩa vụ trả tiền sử dụng dịch vụ và thời hạn thanh tốn, cịn lại có thế được coi là sự vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng và các bên sẽ có thể sử dụng các chế tài thương mại để đảm bảo cho mình. Có thể thấy rằng hiện nay Luật Thương Mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đang có những quy định còn chồng chéo với nhau, tuy Bộ luật Dân sự 2015 quy định bao quát hơn nhưng lại có những chế định mềm mỏng và dễ dàng áp dụng hơn, Luật thương mại 2005 quy định chi tiết hơn và đang là nguồn luật chính điều chỉnh quan hệ thương mại nên có phần quy định chặt chẽ và chi tiết hơn. Việc loại bỏ những điểm chưa đồng nhất với nhau giữa hai bộ luật này đóng vai trị vơ cùng quan trọng

Thứ ba, trong thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật, có thể thấy rằng trong quan

hệ cung ứng dịch vụ, các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra nhiều nhất trong việc các bên thực hiện nghĩa vụ cho nhau, do đó trong các bản án liên quan đến thương mại dịch vụ, đa số là các bản án liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền hoặc việc thực hiện nghĩa vụ

của bên cung ứng. Những tranh chấp về nghĩa vụ cần phải thực hiện xảy ra thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân có thể là do các bên cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc một trong các bên không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ. Mặt khác, trong pháp luật hiện tại vẫn đang thả tự do cho các bên tự thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng miễn rằng các điều khoản đó khơng trái pháp luật và khơng trái với đạo đức xã hội, trong pháp luật cũng khơng có đề cập đến việc điều khoản nào bắt buộc phải có trong hợp đồng, nhưng trong thực tế những quy định, điều khoản về đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên, lại là những quy định cơ bản để xác định nên quan hệ hợp đồng đó. Vì vậy để giải quyết được vấn đề này, thì việc quy định các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng là thực sự cần thiết, khơng những vậy cũng cần yêu cầu các bên miêu tả chi tiết về dịch vụ và những nghĩa vụ các bên cần phải thực hiện với nhau trong hợp đồng.

Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của các

hiệp ước thương mại ngày càng nhiều dẫn đến việc các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngồi tham gia trở nên càng phổ biến, do đó việc nhất thể hóa các quy định của Việt Nam nhưng phải đảm bảo được tinh thần của luật pháp Việt Nam là rất quan trọng. Có thể thấy trong các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng của Việt Nam đang hơi ưu tiên hơn cho bên bán còn các quy định về chào hàng theo quy định tại Cơng ước viên 1980 lại có xu hướng ưu tiên hơn cho người được chào hàng, do đó việc cân bằng lại quan hệ giữa hai bên trong quan hệ này là hết sức quan trọng.

Thứ năm, hiện nay với sự bùng nổ của internet và các cổng mua hàng, giao kết

dịch vụ trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng pháp luật hiện tại lại chưa có những quy định cụ thể, chưa có một bộ luật hồn chỉnh nào điều chỉnh về vấn đề này. Những vấn đề này lại chỉ được quy định tại Nghị định 52/2013 và một số các văn bản pháp luật khác, do đó cần phải xây dựng một chế tài cụ thể để điều chỉnh các vấn đề này nói riêng và hoạt động thương mại điện tử nói chung.

Thứ sáu, có thể thấy rằng trên phương tiện đại chúng hiện nay nói và nhắc rất

nhiều về vi phạm đạo đức, tiêu chuẩn của xã hội, nhưng pháp luật lại chưa có những quy định cụ thể nào về thế nào là đạo đức, tiêu chuẩn xã hội, hầu hết các vi phạm về vấn đề này đều là những hành vi đã xảy ra rồi và được đánh giá trên quan điểm cá nhân của những cơ quan xử lý. Do đó việc đặt ra những quy chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn cộng đồng nhất định là vấn đề hết sức cấp bách.

Hoạt động thương mại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, yêu cầu đưa ra đối với pháp luật điều chỉnh để có thể bắt kịp xu thế ngày càng quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó việc sửa đổi, bổ sung gỡ rối và nhất thể hóa các quy định pháp luật trong nước

ngày càng trở nên quan trọng, bên cạnh đó cũng cần có những quy phạm mang tính chất dự trù cho những quan hệ trong tương lai cũng vô cùng quan trọng.

Các điểm hạn chế trong việc thực hiện quy định của pháp luật trên thực tế tại Công ty TNHH British Council (Việt Nam)

Công ty TNHH British Council (Việt Nam) đã đi vào hoạt động được gần 16 năm, trong thời gian hoạt động cơng ty đã cố gắng, khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất của cơng ty, cơ sở vật chất đóng vai trị hết sức quan

trọng, một cơ sở vật chất tốt sẽ là điều kiện khơng thể thiếu để học viên có thể trải nghiệm một môi trường học tập văn minh, khoa học, hiện đại và nhân viên có thể thực hiện hết khả năng trong cơng việc của mình. Tuy nhiên, với số lượng học viên ngày

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w