Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 43 - 44)

Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập sâu rộng với các quốc gia trê thế giới. Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố mang tính tích cực thì những yếu tố tiêu cực cũng trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết, những yếu tố tiêu cực này có thể trở thành nguyên do ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy những chính sách của Nhà nước phải luôn thay đổi kịp thời, đúng hướng phù hợp

với những thay đổi trong kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho các nguồn nội lực phát triển mạnh mẽ, phát triển đầy đủ tiềm năng, do đó việc điều chỉnh và hoản thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ là hết sức cần thiết.

Hiện tại, có hai văn bản điều chỉnh mang tính cơ bản đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ ghi nhận và bảo vệ quyền tự do thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng sao cho không vi phạm các quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ đã trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.

Để đảm bảo được những quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như cải thiện các quy định của pháp luật, những vấn đề cần đặt ra bao gồm:

Thứ nhất, cần giảm thiểu, chấm dứt tình trạng chồng chéo, bất hợp lý trong pháp

luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật thương mại 2005, nhất thể hóa, đồng nhất hóa những quy định cịn vênh, chưa thống nhất giữa hai bộ luật.

Thứ hai, cần mở rộng hướng tiếp cận với hợp đồng dịch vụ thông qua các quy định

của luật pháp quốc tế, sau đó sửa đổi bổ sung, tiếp thu những thành tựu của pháp luật quốc tế về các quy định về hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng.

Thứ ba, về nội dung của hợp đồng, pháp luật cần quy định theo hướng quy định

những điều khoản các bên bắt buộc phải thỏa thuận và được quy định rõ trong hợp đồng. Nếu những điều khoản cơ bản làm phát sinh hợp đồng được quy định rõ ràng trong hợp đồng sẽ khiến cho quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra trơn tru và sẽ là cơ sở pháp lý chắc chắn cho các bên có thể đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Thứ tư, cần thiết phải ban hành thêm các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

hoạt động cung ứng dịch vụ trên các phương tiện điện tử. Những vấn đề về bảo mật thơng tin, phương thức thanh tốn, giao dichh, ký hợp đồng vẫn còn chưa được quy định một cách rõ ràng. Dó đó pháp luật cần thiết phải đưa một văn bản pháp luật giải quyết những vấn đề trên để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong bối cảnh internet và các hình thức giao dịch qua mạng đang dần trở thành xu thế thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w