Thực trạng về pháp luật trong giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 32 - 34)

3. Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật trong hợp đồng cung ứng dịch vụ

3.4. Thực trạng về pháp luật trong giao kết hợp đồng

Giao kết hợp đồng là giai đoạn hết sức quan trọng, bởi lẽ chỉ khi giai đoạn nảy thành cơng thì mới dẫn đến việc quan hệ giữa các bên chủ thể được xác lập khiến cho các bên có nghĩa vụ phải thực hiện với nhau. Theo quy định của pháp luật hiện nay, giao kết hợp đồng có hai giai đoạn đó là Đề nghị giao kết hợp đồng và Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

3.4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 386 – Bộ luật Dân sự 2015, đề nghị giao kết hợp đồng được quy định như sau:

“1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà khơng được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”

Từ những quy định trên có thể thấy được việc đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên thể hiện rõ việc giao kết hợp đồng với một bên họ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý với đề nghị này. Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được bộc lộ dưới nhiều hình thức có thể qua email, hợp đồng mẫu, điện thoại, công văn, …. Cần lưu ý rằng người tiến hành đưa ra lời đề nghị phải đưa ra rõ ràng những điều khoản của hợp đồng.

Tại quy định tại Khoản 2 nếu như lời đề nghị giao kết hợp đồng có thời hạn trả lời mà người đưa ra đề nghị đó lại giao kết với một bên thứ ba bất kì thì người đưa ra đề nghị phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu phát sinh thiệt hại thực tế. Quy định này được đưa ra để đảm bảo quyền lợi cho bên được đề nghị, bởi lẽ trong việc làm ăn kinh doanh chữ tín là rất quan trọng, khơng những vậy việc suy xét, cân nhắc giao kết hợp đồng cũng rất quan trọng, do đó nếu như bên đưa ra đề nghị lại tiến hành giao kết với một bên khác rất có thể sẽ gây thiệt hại cho bên được giao kết.

Về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được quy định cụ thể tại Điều 388 – Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể thì đề nghị giao kết hợp đồng có thể do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị khơng ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng được coi là có hiệu lực khi mà bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp pháp luật

liên quan có quy định khác. Tại Khoản 2 Điều 388 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp được coi là bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết, cụ thể:

“a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.”

Theo quy định tại Điều 389 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể tiến hành việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong hai trường hợp sau đây:

Thứ nhất, bên được đề nghị nhận được thông báo về việc rút lại, thay đổi đề nghị

đó trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị

Thứ hai, trong đề nghị giao kết hợp đồng có quy định về trường hợp bên đề nghị

được quyền thay đổi đề nghị và trường hợp đó xảy ra.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể tiến hành rút lại giao kết hợp đồng nếu như thơng báo về việc rút lại đó đến trước khi bên được đề nghị gửi lời chấp nhận giao kết hợp đồng và bên đề nghị giao kết phải ghi rõ quyền hủy đề nghị giao kết trong đó.

Nhìn chung những quy định tại về việc hủy bỏ và rút lại đề nghị giao kết được đưa ra nhằm đảm bảo cho bên đưa ra đề nghị quyền được lựa chọn chủ thể được giao kết, đơi lúc trong q trình kinh doanh việc lựa chọn những đối tác phù hợp đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng cũng như phát triển của cơng ty. Tuy nhiên có thể thấy rằng những quy định này cũng đã được giới hạn lại để đảm bảo quyền lợi cho người được đề nghị, cụ thể có thể thấy trong các quy định về hủy bỏ và rút lại đề nghị giao kết luôn đi kèm với những điều kiện phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này phải đến trước hoặc cùng thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị thông báo, đối với trường hợp hủy đề nghị giao kết thì bên đề nghị phải ghi rõ quyền hủy đề nghị và thông báo phải đến trước khi bên được đề nghị gửi thông báo về việc chấp nhận giao kết. Những điều kiện này được đặt ra đề đảm bảo quyền lợi cho bên được đề nghị, tránh trường hợp bên đề nghị thay đổi bên được đề nghị liên tục gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đến bên được đề nghị trước đó.

3.4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 393 – Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

Qua những quy định trên có thể hiểu được rằng, nếu như bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì họ phải chấp nhận với tất cả những điều khoản mà bên đề nghị đưa ra. Việc thay đổi bất cứ điều khoản nào sẽ được coi là một lời đề nghị mới theo quy định tại Điều 392 – Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với sự im lặng của bên được đề nghị không đương nhiên được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, sự im lặng này chỉ trở thành lời chấp nhận đề nhị giao kết hợp đồng khi và chỉ khi hai bên đã có sự thỏa thuận về vấn đề này, hoặc trước đó hai bên đã tiến hành các giao kết tương tự, trở thành thói quen thương mại giữa hai bên. Nhìn chung các quy định này bám khá sát với Công ước Viên 1980, việc bám sát với những quy định này đã tạo ra phần nào sự nhất thể hóa pháp luật, giúp cho việc xác định, xử lý tranh chấp với những quan hệ giao thương có yếu tố nước ngồi dễ dàng hơn.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH British Council (Viet Nam) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w