Chính sách và sinh kế

Một phần của tài liệu nghien_cuu_tinh_da_dang_va_de_xuat_giai_phap_bao_ton_thuc_vat_than_go_tren_nui_da_voi_o_khu_bao_ton_thien_nhien_than_sa_phuong_hoang_tinh_thai_nguyen (Trang 139 - 141)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5.3. Chính sách và sinh kế

Hồn thiện chƣơng trình phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, hạn chế việc việc mở rộng đất canh tác và khai thác quá mức các loại LSNG.

Xây dựng phƣơng án đồng quản lý giữa chủ rừng, cộng đồng dân cƣ thơn, cấp chính quyền địa phƣơng. Lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội để cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cƣ sống trong vùng đệm, giảm sức ép vào khu BTTN.

Xây dựng các chính sách khuyến khích ngƣời dân tham gia vào cơng tác QLBVR, chính sách hỗ trợ ngƣời dân trong phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích ngƣời dân sử dụng các nguồn năng lƣợng khác thay thế củi, tiết kiệm củi: Bếp đun cải tiến tiết kiệm củi, bếp bioga, bếp ga,… để giảm việc lên rừng khai thác củi đun.

Xây dựng cơ chế chính sách về định canh định cƣ, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân sống trong khu bảo tồn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thay thế nguyên liệu làm nhà gỗ bằng các nguyên liệu khác.

Về nguyên tắc thì bảo tồn là bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu bảo tồn, nhƣng thực tế thì do nhu cầu cuộc sống, hàng năm ngƣời dân trong khu vực vẫn vào rừng để khai thác tài nguyên. Do đó, trong khi áp lực của ngƣời dân vẫn còn, nếu chỉ tập trung bảo vệ mà khơng có giải pháp để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu sử dụng của cộng đồng với bảo tồn một cách hợp lý thì việc bảo vệ nghiêm ngặt chỉ là lý thuyết. Bởi đói nghèo là nguyên nhân sâu xa nhƣng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc xâm hại tài ngun rừng, chính vì vậy giải quyết vấn đề đói nghèo là giải pháp mang tính chủ đạo. Mục tiêu là giảm tỷ lệ các hộ nghèo, khơng cịn hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:

Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi thông qua công tác chọn giống, đầu tƣ phân bón, kỹ thuật, chuồng trại theo hƣớng sản xuất hàng hố. Hiện tại Chi cục kiểm lâm đã có một số hình thức: Thử nghiệm ni gà H’Mơng để nâng cao đời sống kinh tế ngƣời dân. Hình thức này đang đƣợc triển khai bƣớc đầu đã có những kết quả rất khả quan, có thể nhân rộng mơ hình này. Hay mơ hình trồng cây Ba kích ở xã Nghinh Tƣờng do Đại học Thái Nguyên phối hợp với Khu bảo tồn thực hiện.

Tăng cƣờng hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn để ngƣời dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho ngƣời dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng.

Tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới ngƣời dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế cho ngƣời dân vùng đệm.

Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tƣợng trảng cỏ khơng có tái sinh bằng cây bản địa: Lát hoa, Xoan ta,… hoặc bằng các loài cây sinh trƣởng nhanh đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc nhƣ cây Keo.

Cần mở mang hệ thống dẫn nƣớc, chứa nƣớc để chủ động tƣới tiêu, làm tăng diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mƣơng.

Một phần của tài liệu nghien_cuu_tinh_da_dang_va_de_xuat_giai_phap_bao_ton_thuc_vat_than_go_tren_nui_da_voi_o_khu_bao_ton_thien_nhien_than_sa_phuong_hoang_tinh_thai_nguyen (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)