Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đông Dương (Trang 26)

5. Kết cấu khóa luận

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Hình thức pháp lý: tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ có đặc trưng riêng, từ đó sẽ tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng tới năng lực tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp đó có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh

nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành: mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau các đặc điểm riêng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề đó lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu dộng cũng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, nơng nghiệp…

- Trình độ tổ chức quản lý: đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý để có thể khai thác triệt để nguồn lực. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, phát triển chậm đều là do cơ cấu tổ chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợp. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ chức là làm sao tìm cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải chuyên nghiệp, gọn nhẹ để dễ thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả SXKD cũng như tăng cường năng lực tài chính cho DN. Để làm được điều đó, trước hết, lãnh đạo phải nhìn nhận được khả năng của từng nhân viên và bố trí họ vào các cơng việc phù hợp, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực bản thân. Qua kinh nghiệm công việc, nhân viên sẽ vững vàng hơn và dần gánh vác bớt trách nhiệm cho lãnh đạo, đảm bảo cho hoạt động nhịp nhàng của bộ máy doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống kiểm sốt kế hoạch một cách hiệu quả, khuyến khích từng phịng ban tự kiểm sốt, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn chỉnh mình. Doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy sự chia sẻ thơng tin giữa các cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban làm một trong những cơ sở để điều chỉnh sơ đồ tổ chức.

- Cơ sở hạ tầng: đây là nhân tố tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nơng phẩm. thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch... Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phịng, san bằng, tiên đốn và các biện pháp khác...Ngồi ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.

- Các yếu tố kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, sự ổn định của nền kinh tế, lạm phát ... tất cả những biến động của các yếu tố này có thể tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức cho doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi,. phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...

- Kỹ thuật & Công nghệ: nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Khi cơng nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy,. nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp khơng đổi mới cơng nghệ kịp thời.

- Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới năng lực tài chính của DN. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.

- Chính trị & Pháp luật: bao gồm các yếu tố như chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị... ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh khơng chỉ

diễn ra trên bình diện quốc gia mà cịn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2019 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đơng Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

- Tên cơng ty: CƠNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP ĐÔNG DƯƠNG

- Địa chỉ trụ sở chính: Ơ 34- TT 30, khu đơ thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Điện thoại: 024 3854 9393

- Mã số doanh nghiệp: 0106258954 – Đăng ký lần đầu: ngày 07 tháng 08 năm 2013

- Người đại diện theo pháp luật công ty: NGUYỄN HUY HƯNG – Chức danh: GIÁM ĐỐC

- Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Tổng Hợp Đông Dương đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 0106258954 kể từ ngày 07/08/2013 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 06/08/2013, tính đến nay Cơng Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Tổng Hợp Đông Dương đã thành lập được hơn 7 năm, tới năm 2018 số vốn điều lệ của công ty đã lên tới 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỉ đồng)

- Loại hình kinh tế: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Với lĩnh vực kinh tế là kinh tế tư nhân; ngành nghề chính là bán bn ơ tơ và xe có động cơ khác nên sau 7 năm thành lập, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại tổng hợp Đông Dương đã và đang phát triển từng ngày.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Cơng ty

Với ngành nghề chính là bán bn ơ tơ và xe có động cơ khác như: ơ tô trộn bê tông, xe ben, đầu kéo, xe xúc lật, xe nâng, xe xúc đào

Công ty chú trọng vào ngành nghề chính và khơng có bất kỳ ngành nghề kinh doanh phụ nào để có thể tập trung tồn bộ lao động cho hoạt động kinh doanh, mua bán. Do vậy, tình hình kinh doanh của cơng ty đã và đang phát triển theo từng thời kì

Nhiệm vụ:

Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thực hiện đúng cam kết với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.

Chấp hành theo pháp luật, thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty

Hình 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại tổng hợp Đông Dương

Giám đốc Nguyễn Huy Hưng cũng là người đại diện theo pháp luật của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Tổng Hợp Đông Dương - người sẽ là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Phịng Tài chính – Kế tốn: có nhiệm vụ quản lý tài chính và hạch tốn kinh doanh của tồn cơng ty, thực hiện giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn các nguồn lực của cơng ty, Tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn, báo cáo kiểm

Giám đốc

Phịng kinh doanh

Phịng Tài chính -

Kế tốn Phịng Xuất nhập khẩu Phịng Kỹ thuật Phó giám đốc

kê vật tư tài sản của toàn đơn vị theo luật định, kết hợp với các phịng ban chức năng khác làm tốt cơng tác quản lý tài chính và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phòng kỹ thuật: phòng chuyên giám sát về máy móc, thiết bị, giám sát các máy móc mà cơng ty kinh doanh. Kiểm tra chất lượng máy móc, nguyên vật liệu thay thế có đạt yêu cầu tiêu chuẩn hay khơng.

Phịng kinh doanh: Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hàng hóa mà cơng ty cung cấp. Bên cạnh đó cũng duy trì mối quan hệ với các khách hàng đã mua hàng để biến khách hàng đó thành khách hàng trung thành.

Phịng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ liên hệ với các đối tác nước ngoài, thực hiện kiểm tra, giám sát các hóa đơn, chứng từ nhập khẩu cần thiết theo u cầu của Cơ quan hải quan.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu Thươngmại tổng hợp Đông Dương giai đoạn 2017-2019 mại tổng hợp Đơng Dương giai đoạn 2017-2019

2.2.1. Quy trình phân tích tài chính

Quy trình phân tích tài chính mà em thực hiện gồm các bước sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích. Đây là cơng việc quan trọng, quyết định

tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng. Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Mục tiêu phân tích là nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đơng Dương

Bước 2: Sau đó, sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt được các mục

tiêu đó. Mục tiêu đặt ra là nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đông Dương nên các nội dung phân tích sẽ gồm:

Xác định mục tiêu phân tích Xác định nội dung phân tích Thu thập dữ liệu Xử lý dữ liệu Tổng hợp kết quả, kết luận

Phân tích khái qt tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của Cơng ty.

Phân tích bảng cân đối kế toán và các mối quan hệ trên bảng cân đối kế tốn Cơng ty.

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Cơng ty. Phân tích các tỷ số tài chính của Cơng ty.

Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (khơng thừa, khơng thiếu) sẽ đảm bảo cung cấp những thơng tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định hợp lí.

Bước 3: Căn cứ từ nội dung cần phân tích, sẽ tiến hành thu thập dữ liệu phân

tích. Các dữ liệu phân tích gồm ở bên trong DN (các BCTC, số liệu kế toán) hoặc bên ngồi DN (trên mạng internet, báo và tạp chí chun ngành, sách chuyên ngành).

Bước 4: Sau khi thu thập dữ liệu, sử dụng các phương pháp hợp lí để xử lí dữ

liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau khi được xử lí sẽ là nguồn thơng tin hữu ích để nhận định tổng quát cũng như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng.

Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích: kết thúc q trình phân tích báo cáo

tài chính. Trong bước này, viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử dụng. Các hạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được cơng bố trong báo cáo.

2.2.2. Thông tin sử dụng để phân tích

* Thơng tin tài chính:

Sử dụng bảng cân đối kế toán trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019. Thông tin trên Bảng cân đối kế tốn cho biết về tình hình tài sản, nguồn vốn, chính sách tài trợ cũng như cơ cấu và sự biến động của chúng. Khi phân tích, tập trung vào các khoản mục lớn trên phần tài sản và nguồn vốn.

Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019. Thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết về tình hình lỗ, lãi và kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp. Khi phân tích, tập trung vào các khoản mục như doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, lợi nhận sau thuế, các khoản mục cũng sẽ được so sánh với nhau để tìm ra sự biến động và phân tích ngun nhân của sự biến động đó.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019. Thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết về luồng tiền của DN, từ đó cho biết về sự tăng trưởng bền vững của DN trong tương lai. Khi phân tích, tập trung vào 3 luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và sự biến động của chúng.

* Thơng tin phi tài chính:

Được thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh, thị trường của DN… Thơng tin phi tài chính có nguồn rất đa dạng, chủ yếu thu thập trên mạng và sách báo chuyên ngành.

2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính

Trong q trình thực hiện việc phân tích tài chính tại cơng ty, phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người làm cơng tác phân tích nào cũng sử dụng. Phương pháp so sánh chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh đã đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn. Cụ thể trên báo cáo kết quả kinh doanh sẽ so sánh các chỉ tiêu trong vòng 3 năm dưới dạng so sánh ngang. Trên bảng cân đối kế toán kết hợp so sánh ngang và so sánh dọc các chỉ tiêu trong vịng 3 năm.

Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp phân tích số tỷ lệ để phân tích, cụ thể sẽ tính tốn các tỷ lệ về khả năng thanh tốn, cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời, khả

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đông Dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w