Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đông Dương (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu khóa luận

2.4. Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty TNHH Xuất nhập khẩu

Thương mại tổng hợp Đông Dương

2.4.1. Kết quả đạt được

Một số thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua bao gồm:

Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và quy chế tài chính của cơng ty. Việc mua sắm TSCĐ bám sát vào nhu cầu thực tế, khơng xảy ra tình trạng TSCĐ mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng, đồng thời công ty cũng kịp thời thanh lý những TSCĐ khơng cần dùng, hỏng hóc để thu hồi vốn.

Cơng ty ln duy trì mức độ cân bằng tài chính ở mức khả quan, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, điều này giúp cho cơng ty có thể hoạt động

kinh doanh ổn định mà không chịu sức ép lớn từ các khoản nợ. Tuy nhiên công ty cần chú ý tới lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo cho các giao dịch thanh toán nhanh.

Khách hàng nợ ít. Qua phân tích ta thấy vịng quay khoản phải thu cao, năm cao nhất lên tới 26.45 lần, đồng thời kỳ thu tiền bình qn của cơng ty ngắn. Điều này đã cho thấy công ty đã chủ động trong việc thu hồi vốn, giúp việc quay vịng vốn vì trở nên dễ dàng hơn.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà Cơng ty đạt được là những mặt cịn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn.

Dù doanh thu thuần cao nhưng lợi nhuận ròng lại ở mức thấp. Doanh thu thuần của công ty trong 3 năm luôn ở mức 147905.4 triệu đồng tới 246748.2 triệu đồng nhưng LNST lại chiếm tỷ trọng khá thấp, đặc biệt vào năm 2018 cơng ty cịn rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ.

Nợ phải trả chiếm tỉ trọng quá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là nguồn vốn mà công ty đang sử dụng chủ yếu là nguồn vốn hình thành từ vay nợ mà có. Như vậy, cơng ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của cơng ty sẽ tăng lên.

Nợ dài hạn của công ty ở mức thấp điều này cho thấy công ty không mấy chú trọng vào nguồn vốn tài trợ dài hạn từ ngân hàng và các đối tác, nguồn VCSH nhỏ không thể đáp ứng được hết nhu cầu của công ty.

Tỉ lệ hàng tồn kho cao theo đó sẽ gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời,…

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Nguyên nhân chủ quan

Cơng ty hầu như chưa có hoạt động phân tích tài chính. Định kỳ, sau khi lập ra BCTC năm, bộ phận kế tốn tài chính chỉ tính ra một sổ chi tiêu tài chính cơ bản, cũng như nhận xét sơ lược về tình hình kinh doanh của cơng ty.

Nhân sự làm cơng tác kế tốn, tài chính cịn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, bộ phận kế tốn ít người nhưng phải kiêm nghiệm cả hoạt động kế tốn và tài chính, trong khi quy mơ cơng ty ngày càng lớn, các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều.

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh còn hạn chế, phần mềm kế tốn của cơng ty đã sử dụng từ lâu nhưng chưa được cập nhật.

Các chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn chưa được ban Giám đốc chú trọng thực hiện.

b. Nguyên nhân khách quan

Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Khi các thị trường này được xây dựng hồn chỉnh và hoạt động đầy đủ thì nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó học cần phải biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư, tức là họ phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và đến lúc đó, các cơng ty sẽ phải cơng khai các báo cáo tài chính với số liệu chính xác và có cơng ty kiểm tốn thẩm định lại tính chính xác của báo cáo này, nhờ đó cơng tác phân tích tình hình tài chính sẽ có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP

ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Đông Dương (Trang 54 - 57)