2.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc thực hiện một số chính sách tài chính khác hướng
2.3.2. Trái phiếu xanh
Theo Báo cáo của Climate Bonds (2020), tổng khối lượng phát hành trái phiếu xanh trên thế giới đã tăng mạnh qua các năm, đạt mức kỷ lục là 257,7 tỷ USD. Tại các nước phát triển, trái phiếu xanh là nhu cầu cần thiết của thị trường vốn, xét trong bối cảnh các loại hình sản phẩm đầu tư trên thị trường đã bão hoà. Tại các nước đang phát triển mà chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH, thì trái phiếu xanh là nhu cầu cần thiết để ứng phó và khắc phục hậu quả của BĐKH.
a. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trải qua thời gian tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, trong đó, việc xây dựng chính sách nhằm huy động vốn để hướng tới nền kinh tế xanh được Trung Quốc chú trọng, đặc biệt là phát triển trái phiếu xanh.
Tháng 10 năm 2015, ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu xanh trên thị trường London, nhằm huy động vốn cho các dự án thân thiện với môi trường. Đây được xem là bước đầu tiên đánh dấu cho việc Trung Quốc gia nhập thị trường trái phiếu xanh tồn cầu.
Sau đó, nhằm tăng nguồn vốn tài trợ cho các dự án xanh và hỗ trợ thúc đẩy quá trình hướng tới nền kinh tế xanh, Trung Quốc đã cho phép các tổ chức tài chính phát hành trái phiếu xanh trên thị trường liên ngân hàng kể từ tháng 12/2015. Các định chế tài chính sử dụng trái phiếu xanh như là một tài sản bảo đảm để được
hưởng các khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương. Theo đó, số lượng ngân hàng thương mại tham gia phát hành trái phiếu xanh chiếm trên 80%.
Lĩnh vực được phép đầu tư theo trái phiếu xanh khá đa dạng với 31 tiểu lĩnh vực nằm trong 06 nhóm lĩnh vực chính: (1) tiết kiệm năng lượng, (2) khống chế và ngăn ngừa ô nhiễm; (3) Bảo tồn và tái chế tài nguyên; (4) Giao thông sạch; (5) Năng lượng sạch; (6) Bảo vệ hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về trái phiếu xanh và chính sách về mơi trường của Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Trung Quốc ban hành danh mục các dự án được tài trợ bằng trái phiếu xanh. Đến năm 2016, Uỷ ban tái thiết và phát triển quốc gia Trung Quốc ban hành hướng dẫn phát hành trái phiếu xanh chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan đều ban hành hướng dẫn xây dựng hệ thống tài chính xanh, trong đó cụ thể hố hướng dẫn nhằm phát huy vai trò của trái phiếu xanh nhằm hướng tới nền kinh tế xanh.
Để phát triển thị trường trái phiếu xanh, Trung Quốc cũng có những chính sách ưu đãi riêng, ví dụ như Ngân hàng trung ương Trung Quốc đồng ý cho các định chế tài chính sử dụng trái phiếu xanh như là tài sản đảm bảo để hưởng các khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương. Tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu xanh được chuyển đến các dự án có liên quan đến mơi trường.
Kết quả đạt được
Hiện nay thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng với những đột phá thể hiện trong sự đổi mới các sản phẩm tài chính khác nhau. Năm 2015, Trung Quốc mới phát hành khoảng trên 1 tỷ USD trái phiếu xanh và đến cuối quý 1/2019, Trung Quốc đã trở thành quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn nhất toàn cầu với tổng quy mô đạt trên 93 tỷ USD (Chiếm 22% quy mơ thị trường tồn cầu), trong đó 2/3 là trái phiếu xanh được phát hành bởi các NHTM.
Ở Trung Quốc, trái phiếu xanh góp phần giúp cộng đồng giảm nguy cơ bị tác động do các thảm hoạ tự nhiên thông qua việc ngăn chặn lũ lụt và phát triển hệ thống cảnh báo. Khối lượng phát hành trái phiếu xanh của Trung Quốc đạt 31,3 tỷ USD trong năm 2019, xếp thứ hai trên thế giới và chiếm tỷ trọng 12,1%.
Trong giai đoạn 2016-2019, trái phiếu xanh của Trung Quốc đã giúp làm giảm hơn 52,6 triệu tấn CO2 và tăng thêm ít nhất 11,2 GW cơng suất năng lượng sạch (Donovan, 2020). Một phần đầu tư trái phiếu xanh của Trung Quốc nhằm hướng đến giao thơng sạch, trong đó có việc xây dựng 3.000 km đường sắt/tàu điện ngầm.
b. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Hiện nay Ấn Độ là một trong 10 quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn nhất thế giới và trái phiếu xanh được coi là công cụ huy động vốn quan trọng cho các dự án nhằm hướng tới nền kinh tế xanh.
Ấn Độ bắt đầu thực hiện phát hành trái phiếu xanh từ năm 2015 và đến năm 2017, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã phát hành tổng cộng lượng trái phiếu trị giá 3,9 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2017 và đến tháng 10/2018, tổng lượng trái phiếu xanh phát hành của Ấn Độ đạt 6,5 tỷ USD.
Chủ thể phát hành trái phiếu chiếm 51% là các doanh nghiệp quốc doanh, 49% chủ thể phát hành là các doanh nghiệp tư nhân với cơng ty tài chính phi ngân hàng là thành phần chủ đạo, 68% tổng giá trị đợt phát hành là dành cho các dự án năng lượng tái tạo, 21% là dành cho các dự án vận tải ít khí thải, 10% là dành cho các tịa nhà thân thiện mơi trường và năng lượng hiệu quả.
Các quy định liên quan đến hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu xanh tại Ấn Độ được xây dựng và quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Ấn Độ (SEBI) trong năm 2017 (Trái phiếu và biến đổi khí hậu, 2017; Sáng kiến trái phiếu biến đổi khí hậu, 2018).