Các giác độ ảnh hưởng của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 36 - 45)

1.3. Tổng quan về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh

1.3.2 Các giác độ ảnh hưởng của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh

c. Chính sách phát triển thị trường tài chính

Kinh tế xanh có thể trở thành động lực chính tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư, ngân hàng và các cơng ty dịch vụ tài chính khác. Vì vậy, chính sách phát triển thị trường tài chính trong kinh tế xanh bao gồm chính sách phát triển thị trường vốn cổ phần và vốn nợ, Quỹ Đầu tư tư nhân, Đầu tư mạo hiểm và đầu tư giai đoạn đầu, phát triển ngân hàng và bảo hiểm với mục tiêu Phát triển Bền vững.

1.3.2. Các giác độ ảnh hưởng của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tếxanh xanh

Chính sách tài chính thơng qua các cơng cụ của mình có thể có những ảnh hưởng ở quy mô, mức độ và hiệu quả khác nhau đối với nền kinh tế xanh. Tác động của chính sách tài chính đến nền kinh tế xanh có thể bao gồm các tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc huy động, phân bổ nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế.

Chính sách tài chính, thơng qua các cơng cụ như: chính sách thu (thuế, phí), chính sách chi NSNN và chính sách thị trường tài chính tác động đến huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, nhằm ổn định và công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường, qua đó, đảm bảo được các mục tiêu của nền kinh tế xanh. Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh có thể giảm các biến dạng kinh tế và khai thác sức mạnh thị trường để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế xanh. Lợi ích trực tiếp gồm kết quả của việc giảm tải ô nhiễm, cải thiện kết quả sức khoẻ của con người và nền kinh tế hiệu quả hơn với ít biến dạng thị trường hơn. Lợi ích gián tiếp bao gồm tăng cường huy động nguồn thu nội địa, cải thiện phúc lợi, khuyến khích cho cải cách và việc làm xanh, nền kinh tế tiết kiệm năng lượng và hiệu quả hơn.

Do đó, ảnh hưởng của chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh được xem xét theo các giác độ sau:

Về mặt kinh tế, chính sách tài chính nhằm hướng đến nền kinh tế xanh được

thực hiện nhằm khuyến khích đầu tư các tiền đề cho nền kinh tế xanh, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới những ngành sản xuất ít tiêu hao tài nguyên thiên

nhiên, những ngành ít khí thải. Thơng qua chính sách thuế, chi tiêu của chính phủ, chính phủ đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung về kinh tế xã hội của đất nước. Qua đó, tạo điều kiện và động lực cho tăng trưởng kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh. Để hướng tới nền kinh tế xanh, ổn định môi trường kinh tế, giữ vững các cân đối lớn, nhà nước phải sử dụng các chính sách tài chính để can thiệp vào thị trường thơng qua các chính sách thuế, chính sách chi và các chính sách có liên quan khác. Chính sách chi có thể tác động tới bình ổn mơi trường kinh tế vĩ mơ trên hai khía cạnh: Trên thị trường hàng hố, chính sách chi của nhà nước sẽ tác động vào thị trường, giúp mở rộng tổng cầu của xã hội (cả tiêu dùng và đầu tư), nhờ đó kích thích sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cư; Trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn thơng qua việc phát hành trái phiếu xanh, tín dụng xanh… có thể khai thác thêm nguồn vốn trong phát triển kinh tế. Ngồi ra, chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cịn góp phần tạo nguồn thu bền vững cho NSNN. Việc sử dụng các cơng cụ thuế, phí hướng tới nền kinh tế xanh sẽ giúp chính phủ thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa hạn chế được các hành vi sản xuất và tiêu dùng gây hại cho mơi trường, vừa góp phần bổ sung thêm nguồn lực cho ngân sách, góp phần củng cố vị thế tài khố của chính phủ. Cùng với đó, chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh khi được thực hiện hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho chính phủ trong việc cơ cấu lại nguồn thu theo hướng bền vững (UNDP, 2018).

Do các chính sách tài chính được xây dựng đều trên cơ sở sử dụng các công cụ kinh tế và dựa vào tín hiệu thị trường, do đó, việc sử dụng các cơ chế, chính sách tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm đến chi phí có hiệu quả nhất trong khả năng lựa chọn của họ để đạt được những mục tiêu hiệu quả kinh tế gắn với vấn đề môi trường.

Về mặt mơi trường, chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh có tác

động như sau: (1) Chính sách thuế, phí nhằm tác động tới hành vi sản xuất, tiêu dùng thông qua việc ưu đãi thuế đối với các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, đồng thời, đánh thuế đối với hoạt động kinh tế làm tổn hại đến mơi trường; (2) Chính sách chi ngân sách cho mục tiêu bảo vệ mơi trường, khuyến khích các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường (Lê Quang Thuận, 2016). Các khoản

thu thuế, phí, lệ phí đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường hoặc các chất thải gây ô nhiễm môi trường sẽ khiến doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho mơi trường. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư vào các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất ra sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với mơi trường. Ngồi ra, các chính sách khuyến khích khối tư nhân đầu tư vào các dự án tăng trưởng xanh, dự án đầu tư BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, qua đó góp phần san sẻ gánh nặng chi phí trong quản lý, BVMT, các chi phí của xã hội cho cơng tác BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Những nước có số thu từ thuế liên quan đến mơi trường cao hơn thì lượng phát thải CO2 trên đầu người, lượng tiêu thụ năng lượng, lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch và chất ơ nhiễm giảm nhiều hơn (Mauricio A.Vela, 2013).

Về mặt xã hội, tác động của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh

thơng qua việc làm tăng sức khoẻ con người do mơi trường được cải thiện. Ngồi ra, chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh có thể đóng góp trực tiếp vào việc giảm nghèo bằng cách giúp giải quyết các vấn đề môi trường, và gián tiếp bằng cách tạo ra hoặc giải phóng các nguồn lực cho các chương trình đói nghèo hoặc các khoản đầu tư vì người nghèo. Bên cạnh đó, để hướng tới nền kinh tế xanh đòi hỏi phải hành động tập thể trên quy mơ tồn cầu và địa phương. Các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh sẽ khuyến khích hiệu suất năng lượng, thay thế các phương tiện, thiết bị hiệu suất cao hơn, thân thiện môi trường hơn. Bên cạnh đó, các chính sách này cũng khuyến khích cắt giảm sử dụng năng lượng, khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp để đi lại và sống ở các khu vực ngoại ô hơn là đô thị. Việc phát triển năng lực hành động tập thể để hỗ trợ tăng trưởng, tạo việc làm, cũng thúc đẩy công bằng và tự do (Arts 2009, Salim 2011). Việc chuyển đổi công việc sạch hơn, xanh hơn, an tồn hơn có thể giúp nâng cao sức khoẻ cho người dân.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

Thứ nhất, quy trình xây dựng chính sách: Nếu quy trình xây dựng chính sách của các quốc gia được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, đúng quy trình, phát huy đầy đủ tính dân chủ, đủ cơ sở dữ liệu cần thiết thì chính sách sẽ đảm bảo được các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý, đồng bộ và có tính khả thi cao, có tác động tích cực đối với công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường, phát triển kinh tế xanh, đúng với chiến lược phát triển của quốc gia.

Thứ hai, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức tham gia hoạch định chính sách: Cán bộ tham gia xây dựng chính sách cần phải phân tích, đánh giá sâu sắc, tồn diện về thực trạng tài ngun - mơi trường, về tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế xanh của mỗi quốc gia, tính bức xúc, phức tạp và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng chính sách, thời điểm ban hành chính sách, khả năng nguồn lực huy động được thơng qua chính sách để phát triển kinh tế xanh, phạm vi, đối tượng của chính sách, hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu lực của chính sách so với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

Thứ ba, phương thức tiếp nhận thơng tin để xây dựng chính sách: Nếu các kênh tiếp cận thông tin càng đa dạng, thu hút được sự tham gia của người dân, tiếp cận được với nhiều ý kiến của các chủ thể trong xã hội, thời gian lấy ý kiến phù hợp, thái độ tiếp thu nghiêm túc thì khi xây dựng, ban hành chính sách thuế mới đảm bảo tạo được sự đồng thuận và tính khả thi.

Thứ tư, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong từng thời kỳ: Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đang hướng đến nền kinh tế xanh thì việc hoạch định chính sách tài chính cần phải đảm bảo bao quát được các nguồn thu phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế và được xây dựng dựa trên những giá trị nền tảng cơ bản, đó là: Chính sách tài chính phải hướng đến mục tiêu khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Thứ năm, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia: Trong bối cảnh các quốc gia đang hướng đến phát triển kinh tế bền vững thì tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ hỗ trợ tích cực cho q trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mơ

hình phát triển kinh tế của các quốc gia theo hướng xanh hóa, thúc đẩy các quốc gia gia tăng hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất thân thiện với mơi trường. Bối cảnh đó đặt ra u cầu đối với các quốc gia là phải đẩy mạnh cải cách, trong đó cải cách chính sách tài chính, đặc biệt là chính sách thuế, là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để phù hợp với các cam kết hội nhập mà các quốc gia đã ký kết.

1.4. Phương pháp nghiên cứu chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh

Để thực hiện nghiên cứu chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể như sau:

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Là nhóm các phương pháp thu

thập thơng tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lơgic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Trong luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: NCS tiến hành nghiên cứu các tài liệu

khác nhau liên quan đến chính sách tài chính, đến nền kinh tế xanh bằng cách phân tích nội dung của từng chính sách tài chính để tìm hiểu sâu sắc hơn về vai trị của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh. Bên cạnh đó, NCS cũng liên kết từng nội dung của các chính sách để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về cách thức tác động của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: NCS đã sử dụng phương pháp phân

loại và hệ thống hóa để phân loại các chính sách tài chính theo các mục tiêu cần hướng tới để xây dựng nền kinh tế xanh. Từ đó, NCS sắp xếp các nội dung nghiên cứu thành một hệ thống có trật tự, có tính logic nhằm làm rõ các nội dung về chính sách tài chính, về nền kinh tế xanh, về chính sách tài chính với mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh đầy đủ và toàn diện hơn.

Phương pháp khảo cứu: nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về chính sách

tài chính hướng tới nền kinh tế xanh. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc về các chính sách thu, chính sách chi và

chính sách tài chính khác nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Để từ đó, rút ra bài học cho Việt Nam, và làm căn cứ để đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu tình huống: thơng qua đánh giá tác động của thuế

BVMT đối với lượng khí thải CO2 của Việt Nam.

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của các đối tượng. Trong luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Đây là phương pháp mà luận án sử dụng

để căn cứ vào tính chất, đặc điểm, vai trị của các chính sách tài chính và các đặc trưng của nền kinh tế xanh để đưa ra các nhận định về mối liên hệ giữa chính sách tài chính và nền kinh tế xanh.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế xanh, trong đó yếu tố quan trọng là chính sách tài chính, đó là các nghiên cứu như Wang (2011), Menyah và Wolde-Rufael (2010), Omri (2013), Redman và Rashid (2017), Muhamad (2020), Hosain (2011), Dritsaki (2014), Assaad (2020), Sevgi và Betul (2020) (xem Phụ lục 7).

Khảo nghiệm các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy: lượng khí thải CO2 thường được sử dụng là biến đại diện cho nền kinh tế xanh. Qua đó, phân tích các nhân tố quyết định tới lượng khí thải CO2, đặc biệt chú trọng chính sách tài chính sẽ giúp thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế xanh.

Trên cơ sở khảo cứu lý thuyết và tổng quan tài liệu, mơ hình đánh giá tác động của các chính sách tài chính đến nền kinh tế xanh được xây dựng như sau:

LnCO2i = b0 + b1CSTCi + b2Xi + εi trong đó, CO2 là biến phụ thuộc – lượng phát thải CO2

CSTC là các chính sách tài chính như thuế các-bon, thuế mơi trường, thuế năng lượng;

Xi là các nhân tố quyết định tới lượng khí thải CO2 (biến kiểm sốt). Tổng hợp các nhân tố này theo các nghiên cứu trước đó được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1. 4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khí thải CO2

Tác giả Các nhân tố ảnh hưởng tới khí thải CO2

Adedoyin (2020) Tiêu thụ năng lượng, GDP Rahman (2020) GDP, độ mở thương mại

Talbi (2017) Tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số, tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng lượng hạt nhân sạch, năng lượng tái tạo và chuyển đổi lượng năng lượng bị lãng phí

Wang và Lin (2017) Đơ thị hóa, cơ cấu năng lượng, GDP và cường độ năng lượng Ab-Rahim và Xin-Di (2016) Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại Keho (2016) Tỷ trọng các ngành cơng nghiệp theo GDP, thu nhập bình qn

đầu

người và độ mở thương mại Zakarya và các công sự

(2015)

GDP, tiêu thụ năng lượng và FDI

Vera và Saumas (2015) Thuế BVMT, tiêu thụ năng lượng và GDP Jeffrey và Perkins (2015) Thuế năng lượng, GDP

Cetin và Ecevit (2015) Tiêu thụ năng lượng và đơ thị hóa Lin và Li (2011) Thuế các-bon, tăng trưởng Stolyarova (2009) GDP và tiêu thụ năng lượng Engelman (1998) và

O’Neill (2000)

Dân số và GDP

Nguồn: tổng hợp của NCS

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w