3.2. Phân tích chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xan hở Việt Nam
3.2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các chính sách tài chính hướng tớ
nền kinh tế xanh của Việt Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam, luận án chỉ ra một số vấn đề cần xem xét về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, các chính sách thuế, phí hướng tới nền kinh tế xanh còn thiếu đồng
bộ, chưa đủ mạnh để điều tiết hiệu quả hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm hướng đến sản xuất và tiêu dùng xanh. Cịn có nhiều sản phẩm, hàng hố có mức độ gây ô nhiễm trên diện rộng nhưng lại không nằm trong đối tượng chịu thuế như chất tẩy rửa, phân bón hố học, khí than và khí tự nhiên, đây là những loại hàng hố có gây tác hại đến mơi trường và sức khoẻ con người. Khoảng cách giữa mục tiêu, yêu cầu chính sách đặt ra và hiệu quả thực tế khi triển khai thực hiện tương đối lớn.
Thứ hai, theo kế hoạch thực hiện của Thỏa thuận Paris, các hoạt động thực
hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng thị trường các-bon 110
trong nước và thực hiện thí điểm trong các lĩnh vực tiềm năng. Tuy nhiên, hiện các chính sách tài chính chung về mua, bán, sử dụng các loại hình tín chỉ các-bon chưa đầy đủ, đặc biệt đối với các tín chỉ các-bon trên thị trường tự nguyện và công cụ thị trường về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực tiềm năng cũng cịn một khoảng trống, theo đó, cần phải xem xét và lựa chọn các hành động phù hợp để triển khai.
Thứ ba, hiện nay chưa có quy định về việc sử dụng nguồn thu từ bảo vệ mơi
trường cho các mục đích chi cụ thể mà đang được hịa chung theo Luật NSNN và được Quốc hội phê duyệt hàng năm. Do đó, lợi ích của thuế trong việc tăng NSNN là rõ ràng trong khi đóng góp của các nguồn thu cho việc hỗ trợ BVMT và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khơng hồn tồn minh bạch.
Thứ tư, thiếu đồng bộ về tiêu chí xanh, các tiêu chí về dự án xanh vẫn chưa rõ
ràng, hướng dẫn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh cịn chung chung, chưa có các tiêu chí cụ thể để các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
Thứ năm, nguồn vốn để thực hiện các cơng cụ thị trường tài chính hướng tới
nền kinh tế xanh cịn hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ công cao, nguồn vốn tài trợ và viện trợ có xu hướng giảm, huy động nguồn lực tài chính cho nền kinh tế chủ yếu đến từ nguồn tín dụng ngân hàng. Trong tình hình trên, chủ trương của Việt Nam là huy động mọi nguồn lực tài chính trong xã hội để thực hiện các mục tiêu của tăng trưởng và kinh tế xanh, bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác.
Những vấn đề đặt ra đối với chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh này bắt nguồn từ những tồn tại, hạn chế nhất định của từng nhóm chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh. Thực trạng này có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan: (i) Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn so với dự
báo và làm phức tạp thêm các vấn đề môi trường; (ii) Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố đã kéo theo nhiều áp lực đối với
môi trường, kinh tế phát triển vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; (iii) Tác động của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế tài chính – thế giới khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2011 đã bị chững lại; và đặc biệt là diễn biến phức tạp của đại dịch virus corona.
Nguyên nhân chủ quan
(i) Nhận thức về nền kinh tế xanh còn hạn chế: một số ngành, tổ chức kinh tế, cộng đồng, chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý thức về BVMT để hướng tới nền kinh tế xanh, đặc biệt là trong quá trình thẩm định, xét duyệt và thực hiện các dự án đầu tư. Các quy chuẩn về BVMT cịn chưa theo kịp với tình hình diễn biến mới của thế giới cũng như của quá trình hội nhập.
(ii) Chất lượng và hiệu quả của các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh chưa đáp ứng yêu cầu trong phịng ngừa và kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm. Q trình xây dựng chính sách chưa thực sự được nghiên cứu kỹ các điều kiện thực hiện, công tác dự báo còn hạn chế nên chưa lường hết được những vấn đề phát sinh trong tương lai. Mặc dù, các chính sách liên tục được bổ sung và chỉnh sửa, về cơ bản đã góp phần hồn thiện các chính sách nhưng điều này lại gây khó khăn cho các chủ thể kinh tế khi hoạch định kế hoạch dài hạn.
(iii) Thiếu các cơng cụ chính sách để hướng tới nền kinh tế xanh: trong số các chính sách hướng tới nền kinh tế xanh hiện nay cịn thiếu các cơng cụ chính sách có đủ tính khuyến khích, xử phạt ở mức cao đối với BVMT. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm đến mơi trường, tài ngun cịn thấp, chưa đủ sức răn đe với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, vấn đề đo lường mức độ vi phạm còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc khó xác định đúng mức xử phạt. Thiếu cơ chế chính sách tài chính để thúc đẩy khuyển khích đầu tư vào các loại hình thân thiện với mơi trường. Các tiêu chí để sàng lọc hiệu quả các loại hình sản xuất, cơng nghệ sản xuất, các dự án đầu tư vào khu vực nhạy cảmvề môi trường còn thiếu.
(iv) Thiếu cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho BVMT: việc sử dụng các công cụ thuế, phí chưa hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu tương xứng để đầu tư lại cho môi trường và chưa đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải tiền, trả đúng, trả đủ.
(v) Vai trị của các tổ chức chính trị, xã hội và của tầng lớp nhân dân chưa được phát huy: hiện nay, trách nhiệm BVMT dường như vẫn được xem là trách nhiệm của nhà nước. Quan điểm BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn dân chưa được thực thi một cách đầy đủ do thiếu những quy định xác định rõ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm và phân định trách nhiệm giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội và tầng lớp nhân dân.
(v) Việc phân bổ và sử dụng nguồn tài chính hướng tới nền kinh tế xanh cũng đặt ra những thách thức lớn đối với CSTC do những đặc trưng của hệ thống tài chính Việt Nam: Thị trường tài chính dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng; Các tổ chức tài chính chưa chú trọng tới nền kinh tế xanh; Các công cụ tài chính xanh đang trong giai đoạn thử nghiệm, mới phát triển; Cơ sở hạ tầng tài chính cịn nhiều hạn chế (Huỳnh Thế Du và Nguyễn Minh Kiều, 2016).