Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc sử dụng chính sách tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh có thể nhận thấy các nước áp dụng chính sách tài chính để hướng tới nền kinh tế xanh khác nhau, khơng có một khn mẫu chung. Từ kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
4.2.1. Bài học đối với chính sách thu
Chính sách thuế BVMT ở các nước thường nhằm hai mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ơ nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thơng qua việc đưa chi phí mơi trường vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Chính sách thuế là cơng cụ có hiệu quả thúc đẩy để hướng tới nền kinh tế xanh và đa dạng hóa các loại thuế
Để hướng tới nền kinh tế xanh, các nước đã sử dụng nhiều loại thuế khác nhau, với các tên gọi khác nhau, cơ sở đánh thuế và mức thuế khác nhau, ví dụ như thuế các-bon, thuế năng lượng, thuế khí thải, thuế xe cơ giới…. Các loại thuế này đánh vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường và đánh vào các giai đoạn khác nhau như giai đoạn sử dụng, giai đoạn tiêu dùng, giai đoạn khai thác. Các công cụ thuế này đặt ra “giá” cho ô nhiễm và các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, gây hại cho môi trường sẽ phải trả chi phí cho việc khắc phục ơ nhiễm
Thuế các-bon là một hình thức định giá các-bon liên quan trực tiếp đến mức độ khí thải các-bon dioxide. Cho đến nay, thuế các-bon được đánh giá là một công cụ kinh tế về mặt hiệu quả và chi phí. Thuế các-bon có thể được dùng như một cơng cụ độc lập hoặc có thể tồn tại cùng với công cụ định giá các bon khác, như thuế năng lượng. Nhật Bản là nước duy nhất ở Châu Á sử dụng loại thuế các-bon, thuế các-bon bắt đầu được sử dụng từ ngày 01/10/2012 đối với việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí tự nhiên và than tùy thuộc vào lượng khí thải CO2. Theo đó, tỷ lệ thuế được áp dụng tính đến tháng 5/2014 là 2 USD/tấn CO2 và tăng lên mức 3,7 USD/tấn CO2 đến tháng 4/2016. Nguồn thu từ thuế các-bon được Nhật Bản sử dụng vào việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên tồn cầu và sử dụng đối với các biện pháp bảo tồn năng lượng, triển khai các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm hỗ trợ của chính phủ để lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển việc sử dụng năng lượng tái chế, R&D; xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo phù hợp với đặc điểm của từng vùng (Bộ Tài chính Nhật Bản, 2017).
Bên cạnh đó, việc áp dụng thuế đối với việc mua/bán và sử dụng xe cơ giới ở Trung Quốc có thể giúp hướng đến mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy động nguồn thu cho ngân sách. Ở Trung Quốc, thuế mua xe cơ giới được áp dụng nhằm mục đích điều tiết tiêu dùng các loại xe cơ giới và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế mua xe cơ giới áp dụng đối với các cá nhân, đơn vị mua xe trong nước và mức thuế phải nộp được tính theo giá của xe cơ giới. Ngoài ra, để điều tiết thu nhập, khống chế việc sử dụng và tiêu thụ tàu thuyền và xe công bằng hơn, kể từ ngày 25/10/2010 thuế sử dụng tàu thuyền và xe cơ giới của Trung Quốc được chia thành 7 mức (từ 60 – 5400 NDT) dựa theo thông số động cơ (Bộ Tài nguyên Trung Quốc, 2016).
Đảm bảo tính đồng bộ trong việc xây dựng và thực thi các loại thuế
Việc xây dựng và thực thi các loại thuế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh phải đảm bảo tính đồng bộ. Bên cạnh các loại thuế nhằm hạn chế các hành vi gây hại cho mơi trường thì cũng cần có các chính sách khuyến khích đối với các hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa thân thiện với mơi trường. Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày dần cạn kiệt nên các nước chú trọng thúc đẩy đầu tư và sản xuất năng lượng tái tạo.
Chọn lọc công cụ thuế phù hợp với điều kiện của nền kinh tế
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể nhận thấy tuỳ điều kiện từng quốc gia mà các nước có thể sử dụng các cơng cụ thuế khác nhau nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Có những loại thuế áp dụng hiệu quả tại nước này nhưng lại ko hiệu quả khi áp dụng tại nước khác. Ví dụ như đối với thuế các bon, Nhật Bản đã áp dụng với thuế suất tăng dần theo lộ trình 5 năm. Với việc sử dụng thuế các-bon, Nhật Bản đã cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Trung Quốc lại khơng áp dụng thuế các-bon mà lại áp dụng hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon, bởi Trung Quốc cho rằng, việc áp dụng thuế các-bon sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm hạn chế đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, và thuế các-bon tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Nguồn thu từ thuế hướng tới nền kinh tế xanh được sử dụng cho các nhiệm vụ liên quan đến môi trường hướng tới nền kinh tế xanh
Việc áp dụng các loại thuế hướng tới nền kinh tế xanh, các nước có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các khoản thu từ các loại thuế này được các nước sử dụng cho các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư cho khoa học và công nghệ, chi cho các nhiệm vụ liên quan đến mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để cắt giảm mạnh khí nhà kính, “Nhật Bản tập trung kiểm soát lượng phát thải CO2 trong trung và dài hạn thông qua việc bắt đầu áp dụng biểu thuế mới nhằm tăng cường cắt giảm phát thải các-bon và khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo từ tháng 9/2012. Các khoản thu từ thuế các-bon được chi cho các giải pháp cơng nghệ kiểm sốt phát thải CO2. Theo tính tốn, lượng khí CO2 giảm từ 0,5% đến 2,2% nhờ tác động của chính sách thuế và các biện pháp kiểm sốt phát thải”.
Chính sách cần được nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng
Mức thuế hoặc mức trần phát thải hợp lý là phải bảo đảm đạt được mức giảm phát thải theo mục tiêu đặt ra và phản ánh được các chi phí xã hội của việc phát thải ơ nhiễm.
Các quốc gia có thể sử dụng phương pháp phân tích định lượng với sự hỗ trợ của các mơ hình kinh tế để tính tốn mức thuế trần/trần phát thải phù hợp hoặc cũng có thể áp dụng mức thuế hoặc trần phát thải của các quốc gia có điều kiện phát triển tương đồng hoặc quốc gia là đối thủ cạnh tranh về các loại hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chế định giá các-bon.
Khi thiết kế chính sách định giá các-bon, trước tiên cần xác định được giai đoạn triển khai (cần đủ dài để chính sách phát huy tác dụng), phạm vi điều chỉnh, đối tượng được loại trừ, các trường hợp được miễn, giảm, cơ chế hỗ trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và người tiêu dùng vì suy cho cùng dù là thuế các-bon hay giao dịch tín chỉ các-bon, gánh nặng tài chính từ việc áp dụng cơ chế này đều do người tiêu dùng chịu.
4.2.2. Bài học đối với chính sách chi
Tăng chi NSNN cho môi trường nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
Để hướng đến mục tiêu nền kinh tế xanh, nhiều nước đã tăng chi NSNN cho môi trường và kinh tế xanh (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Trong đó, chính sách chi NSNN hướng đến việc khuyến khích tiết kiệm năng lượng và bảo vệ mơi trường có thể được coi là một phần trọng điểm trong chiến lược tăng trưởng xanh của các nước (tăng chi cho nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh; thành lập các quỹ thưởng chuyên biệt có nguồn từ ngân sách nhà nước để thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; thành lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ô nhiễm).
Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, Nhật Bản tăng cường các khoản chi cho các chương trình nghiên cứu mơi trường tồn cầu, quản lý chất thải và chương trình giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế, nhờ đó, cơng nghệ sản xuất của Nhật Bản được khuyến khích chuyển đổi từ chế độ kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường truyền thống sang cơng nghệ phi truyền thống có liên quan đến nền kinh tế xanh.
Chi cho môi trường của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tăng khá mạnh, đặc biệt đã bố trí 210 tỷ NDT trong gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thối tồn cầu cho việc thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, giảm lượng phát thải, tái chế và bảo vệ môi trường... Năm 2010, Trung Quốc đã chi 244,198 tỷ NDT cho môi trường, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 2,7% tổng chi ngân sách. Trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc chi 3.000 tỷ NDT (450 tỷ USD) cho việc bảo vệ môi trường.
Tăng chi đầu tư khuyến khích tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Các nước thực hiện thông qua các biện pháp như: nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời (Hàn Quốc); lập quỹ thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng và lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ô nhiễm (Trung Quốc).
Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã thơng qua kế hoạch đầu tư 5.000 tỷ won (4,3 tỷ USD) vào năm 2008 để phát triển lĩnh vực năng lượng xanh đến năm 2012. Đây được xem là một phần trong chiến lược trọng điểm của Tổng thống Lee Myung-bak vốn được gọi là "Kế hoạch tăng trưởng xanh, ít các-bon" nhằm đưa kinh tế Hàn Quốc phát triển theo hướng thân thiện với môi trường. Theo quyết định của Chính phủ Hàn Quốc, từ 2008 đến năm 2012, khoản tiền trên được chi cho việc nghiên cứu và phát triển năng lượng xanh như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống pin mặt trời.
Cịn ở Trung Quốc, tháng 6/2011, Ủy ban cải cách phát triển Trung Quốc và Bộ Tài chính Trung Quốc đã có thơng báo về việc thành lập các quỹ thưởng chuyên biệt có nguồn từ ngân sách nhà nước để thưởng cho các doanh nghiệp tiến hành cải tạo kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng. Quỹ thưởng mới này của Trung Quốc đã có sự đổi mới khi thực hiện trên tinh thần thưởng thay cho hỗ trợ tài chính. Ngồi ra, Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp khác như:
(i) Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng (2009). Các sản phẩm này bao gồm điều hịa, tủ lạnh, Tivi màn hình phẳng, máy giặt, đồ điện gia dụng… Tiêu chuẩn hỗ trợ tài chính được xác định qua mức giá chênh lệch giữa sản phẩm tiết kiệm năng lượng với các sản phẩm phổ thơng. Ví dụ, sử dụng máy điều ịa tiết kiệm năng lượng loại 2 được hỗ trợ từ 300- 650 NDT/bộ, loại 1 được hỗ trợ 500-850 NDT/bộ.
(ii) Thành lập Quỹ chuyên biệt cho việc xử lý chất thải gây ơ nhiễm (2007): Quỹ này được trích từ ngân sách trung ương và chủ yếu được sử dụng để khuyến khích cơng tác xây dựng hệ thống giám sát, hệ thống chỉ tiêu và kiểm tra chất thải gây ô nhiễm mơi trường.
(iii) Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện các chính sách trợ cấp nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái sinh thơng qua các chương trình, dự án quốc gia như: Tài trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án “Mặt trời vàng” thực hiện trong giai đoạn 2009-2011; Hỗ trợ, khuyến khích thực hiện “Kế hoạch mái nhà năng lượng mặt trời”; Quỹ hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng mới đối với xe ô tô.
Chi ngân sách nhà nước đóng vai trị vốn mồi khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư hướng tới nền kinh tế xanh
Chính phủ có vai trị dẫn dắt và điều tiết bằng việc cụ thể hóa chiến lược thơng qua việc hướng dẫn chi tiết và đồng bộ, đưa ra các quy định kiểm tra, giám sát minh bạch và rõ ràng các khoản chi cũng như kế hoạch thực hiện, tạo tiền đề để cần thiết cho sự tham gia của cộng đồng.
4.2.3. Bài học đối với chính sách tài chính khác
Phát triển tín dụng xanh với vai trị trọng tâm là chính phủ và các định chế tài chính lớn
Chính phủ và các định chế tài chính lớn làm trọng tâm để lan tỏa xu hướng phát triển tín dụng xanh, hỗ trợ nguồn lực tài chính nhằm hướng tới nền kinh tế xanh. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc lập ra tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận (Tổng cơng ty Cơng nghệ tài chính – KOTEC) đã góp phần đẩy mạnh tín dụng xanh tại Hàn Quốc. Tổ chức này hoạt động như một quỹ bảo lãnh tín dụng, giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn tài chính do hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng thương mại. Ngồi ra, KOTEC là tổ chức tài chính duy nhất cấp giấy xanh cho các doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức về mơi trường cho tồn xã hội
Để chuẩn bị cho phát triển trái phiếu xanh, Trung Quốc đã có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức của tồn dân về môi trường. Môi trường trở thành một trong những vấn đề được quan tâm tại Trung Quốc, cụ thể, Trung Quốc thành lập tịa án mơi trường quốc gia, ban hành các chế tài đối với các công ty vi phạm mơi trường. Từ đó, tạo động lực giúp các chủ thể của nền kinh tế quan tâm đến yếu tố xanh trong việc lựa chọn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ xem xét trái phiếu xanh như là một lựa chọn phù hợp để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Coi trọng chính sách phát triển thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn vốn nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, việc chuyển đổi hướng tới nền kinh tế xanh có vai trị quan trọng của chính sách tài chính. Vì vậy, việc phát triển thị trường tài chính nhất là thị trường vốn sẽ giúp giải quyết nhu cầu về vốn nhằm đầu
tư giải quyết những rủi ro môi trường nhưng vẫn tạo ra giá trị kinh tế lâu dài thơng qua các giải pháp tài chính hiện có cũng như phát triển các cơng cụ thị trường tài chính như trái phiếu xanh, tín dụng xanh và thị trường giao dịch chứng chỉ các-bon.
Khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch và có thể dự đốn
Việc thiết lập một khn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch và có thể dự đốn được là rất quan trọng cho việc áp dụng một cơ chế, chính sách mới nhằm khơng gây sốc cho thị trường, khơng gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và không làm chậm trễ trong việc thực thi các biện pháp giảm nhẹ. Xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng minh bạch, khơng làm xói mịn lịng tin của người dân, của cộng đồng vào Chính phủ và vào hệ thống pháp luật của nhà nước.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, kể từ tháng 7/2007, Bộ Bảo vệ môi
trường, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã cho ra đời Chính sách tín dụng xanh. Với chính sách này, các cơng ty buộc