Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tới nền

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 109 - 112)

3.2. Phân tích chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xan hở Việt Nam

3.2.2.3. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tới nền

Trong giai đoạn 2013-2020, chi ngân sách cho BVMT về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ BVMT hướng tới nền kinh tế xanh.

Về mặt mơi trường, đã phịng ngừa, xử lý ơ nhiễm mơi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ơ nhiễm nguồn nước, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm sốt việc nhập khẩu phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng.

Bên cạnh đó, nhờ các khoản chi ngân sách mà Việt Nam đã duy trì, đảm bảo hoạt động thường xuyên của hệ thống quan trắc mơi trường quốc gia; phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hoạt động quan trắc môi trường ở trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, kịp thời cung cấp số liệu cần thiết về tình trạng mơi trường cho cơng tác BVMT.

Tuy nhiên, các khoản chi này nhiều năm qua cịn mang tính dàn trải. Trong khi đó, nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, BVMT hết sức hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, vẫn còn nhiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình xử lý chất thải, nước thải chưa được bố trí nguồn vốn để triển khai, kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý chất thải, nước thải thuộc khu vực cơng ích chưa tương xứng với mức độ gia tăng chất thải dẫn đến mức độ ơ nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng. Có những địa phương cịn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp mơi trường để chi cho xây dựng cơ bản, nên dẫn đến tình trạng hạn chế trong nhiệm vụ cần thiết để BVMT.

Đồng thời, Việt Nam mới chỉ huy động một lượng vốn khiêm tốn cho các hoạt động giảm nhẹ rất cần thiết để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phát triển ít phát thải các-bon và ứng phó với BĐKH, bao gồm hoạt động sản xuất năng lượng ít phát thải các-bon hoặc các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3.2.2.3. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tớinền kinh tế xanh nền kinh tế xanh

Dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng đều đặn qua các năm: tăng từ hơn 71,02 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015 lên mức hơn 237,90 nghìn tỷ đồng vào cuối năm

2018. Tính đến hết tháng 9/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt 310.600 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018, trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 76% dự nợ tín dụng xanh.

Mặc dù tăng nhanh trong những năm qua nhưng quy mơ tín dụng xanh vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống. Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ mức 1,55%/tổng dư nợ tín dụng hệ thống vào cuối năm 2015 lên mức 4,18%/tổng dư nợ tín dụng hệ thống vào cuối Quý II/2019. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội tăng từ 3,41%/tổng dư nợ tín dụng vào cuối năm 2016 lên mức 4,22%/tổng dư nợ tín dụng vào cuối Quý I/2019.

Về cơ cấu, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm 46%), năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 15%), quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông tho (chiếm 11%), lâm nghiệp bền vững chiếm 5%. Điển hình như tại HDbank, nếu như năm 2018, ngân hàng này chỉ tài trợ cho 22 dự án tiết kiệm năng lượng, đầu tư năng lượng tái tạo… với dư nợ hơn 1.800 tỷ, (chiếm 1,62% tổng dư) thì đến cuối tháng 9/2019, số dự án đã lên đến 82 với dư nợ đạt gần 7.900 tỷ đồng, (chiếm hơn 6% tổng dư nợ); Giữa tháng 1/2020, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) ký kết hợp đồng cho vay tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và các nhà đồng tài trợ quốc tế uy tín. Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên, mở ra cơ hội tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn quốc tế toàn diện về cho vay xanh tại Việt Nam.

Các sản phẩm tín dụng xanh trên thị trường ngày càng được sử dụng một cách phong phú, được phát triển bởi nhiều ngân hàng và hướng tới đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề đầu tư hơn. Một số sản phẩm tín dụng xanh trên thị trường như Cho vay theo các chương trình nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia (CLQG), như CLQG về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Xây dựng nông thôn mới, Nông nghiệp sạch; Cho vay dự án phát triển ngành nghề, như phát triển ngành lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, năng lượng sạch, dự án năng lượng tái tạo REDP; Cho vay theo đối tượng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (như Sản phẩm cho vay có bảo lãnh từ Quỹ tín dụng xanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMESC).

Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN

Hình 3. 5. Tăng trưởng Dư nợ tín dụng xanh qua các năm

Các quy định về thị trường tín chỉ các-bon đã tạo mơi trường pháp lý ổn định, công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong các khâu thực hiện dự án CDM, nhất là trong việc hình thành thị trường bán, chuyển CERs thu được ra nước ngoài. Qua đó, đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, triển khai dự án CDM tại Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tái tạo cho phát điện; các dự án trong trồng rừng và tái trồng rừng hiệu quả… góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ hội này, đã kịp thời bán ra lượng CERs là 4.080.821 tín chỉ, thu về hơn 15 nghìn tỷ đồng. Nguồn thu từ bán CERs đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm chi phí trả lãi tiền vay, có thêm động lực phát triển.

Tuy nhiên, từ năm 2013, giá CER trên thị trường thế giới xuống thấp so với thời điểm ban đầu xây dựng thực hiện dự án, nguồn thu từ việc bán CERs khơng đủ để bù đắp cho chi phí nhà đầu tư bỏ ra để được cấp CER. Hiện còn khá nhiều CER đã được cấp nhưng chủ sở hữu CER chưa nhận về mà vẫn để ở Tài khoản treo của Liên Hợp Quốc (khoảng hơn 2,2 triệu CER), hoặc đã được nhận về nhưng chủ sở

Dư nợ tín dụng xanh (tỷ đồng) 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 QuýQuýQuýQuýQúyQuýQuýQuýQuý 4/20162/20174/20171/20182/20183/20184/20181/20192/2019

hữu CER chưa bán, chưa chuyển được (khoảng hơn 1,6 triệu CER) do giá CER xuống thấp. Trong số hơn 3,8 triệu CER tồn, số lượng CER được cấp ở thời kỳ cam kết thứ nhất theo Nghị định thư Tokyo chưa bán được cũng đã hết hiệu lực được chuyển/bán trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto từ tháng 11/2015. Đối với lượng CER được cấp ở giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto còn tồn là do các chủ đầu tư kỳ vọng giá có thể tăng lên nên khơng bán, đến khi giá xuống q thấp thì khơng bán được do tiền thu khơng đủ thanh tốn mức phí phải đóng cho Liên Hợp quốc để chuyển CER về nước. Tại thời điểm hiện nay, khả năng chủ sở hữu CER có thể bán lượng CER tồn này ra thị trường ngoài khn khổ Nghị định thư Kyoto là rất thấp vì nhu cầu giảm mạnh và giá thấp.

Nguyên nhân của hạn chế này một phần là do doanh nghiệp chưa có thơng tin đầy đủ cũng như việc dự báo nhu cầu và giá bán CER trên thị trường quốc tế trong giai đoạn 2 chưa thực sự tốt; một phần là do phía cơ quan đầu mối quốc gia (Bộ Tài nguyên và môi trường) và Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam cịn chưa kịp thời làm tốt công tác phổ biến, cung cấp thông tin đến các chủ dự án.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w