Đối với thị trường tín chỉ các-bon

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 142 - 147)

4.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế

4.3.3.1. Đối với thị trường tín chỉ các-bon

a. Cơ sở kiến nghị

Theo kinh nghiệm và bài học quốc tế về tín chỉ các-bon của EU và Hàn Quốc cho thấy hệ thống tín chỉ các-bon góp phần khơng nhỏ trong việc giảm thiểu khí thải CO2 trong khi đó ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa xây dựng và hình thành hệ thống tín chỉ CO2. Đồng thời Luật bảo vệ mơi trường năm 2014 có quy định: “Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên tồn cầu và biến đổi khí hậu” (Khoản 25 Điều 3), bao gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6. Tuy nhiên việc áp dụng hạn mức quyền phát thải đối với tất cả hay chỉ một số trong các loại khí trên cần được cân nhắc để bảo đảm cân bằng giữa các lợi ích về mơi trường và tính hiệu quả về mặt chi phí khi mở rộng phạm vi điều chỉnh của thị trường với một bên là năng lực và các chi phí liên quan đến quản lý. Do đó, ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thực hiện chỉ nên áp dụng hạn mức quyền phát thải đối với CO2 – loại khí thải nhà kính chủ yếu.

b. Nội dung kiến nghị

Từng bước xây dựng hệ thống tín chỉ các-bon ở Việt Nam trong đó bước đầu áp dụng thí điểm cũng chỉ nên giới hạn ở một số ngành sản xuất có lượng phát thải lớn, có thể đo lường, giám sát được như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất.

Xây dựng và phân bổ hạn mức phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực phải giảm phát thải theo quy định của Nghị định về lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Nếu như hạn mức được đặt ra quá nghiêm ngặt với những yêu cầu giảm phát thải vượt quá các điều kiện thương mại sản xuất thơng thường thì sẽ làm tăng giá của quyền phát thải. Còn nếu hạn mức được đặt ra một cách dễ dàng thì nhu cầu mua quyền phát thải sẽ ít và kéo giá bán xuống thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thử nghiệm, hạn mức phát thải khí nhà kính đối với từng ngành nên được xây dựng căn cứ trên mức giảm phát thải được ấn định theo lộ trình

cho ngành đó.

Các doanh nghiệp được cấp giấy phép phát thải khí nhà kính được quyền tự do chuyển nhượng giấy phép phát thải. Việc cấp giấy phép được miễn phí hay thu phí, đấu giá phải dựa trên mơ hình dự báo tốt và hệ thống dữ liệu đáng tin cậy. Trong giai đoạn thử nghiệm, giống như kinh nghiệm các nước, Việt Nam cũng nên áp dụng việc cấp miễn phí giấy phép phát thải khí nhà kính và từng bước thiết lập mức giá phù hợp cho phát thải, hình thành thị trường mua bán tự do về tín chỉ các- bon.

c. Đơn vị thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc xây dựng khung pháp lý để có thể xây dựng hệ thống tín chỉ các-bon; các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương tiến hành triển khai thực hiện quản lý hệ thống tín chỉ các-bon. Bộ Tài chính thúc đẩy hình thành thị trường mua bán tín chỉ các-bon.

4.3.3.2. Trái phiếu xanh

a. Cơ sở kiến nghị

Các phân tích kinh nghiệm quốc tế ở Chương 2 cho thấy trái phiếu xanh đem đến nguồn tài chính cho các quốc gia triển khai các dự án năng lượng sạch, giảm tác động và thích nghi với BĐKH. Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển, do vậy, hướng phát triển trái phiếu xanh doanh nghiệp cần có thêm thời gian chờ đợi sự phát triển của các khung chính sách, tổ chức trung gian xếp hạng tín nhiệm, thẩm định đầu tư, kiểm tốn mơi trường… trên thị trường. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để phát triển thị trường trái phiếu xanh doanh nghiệp, vai trò của các đối tác được công nhận đủ năng lực và chun mơn để đánh giá và phân tích về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị công ty cần đảm bảo tính phù hợp, giám sát sự tuân thủ cam kết của tổ chức phát hành trong khuôn khổ pháp luật hiện hành là cần thiết.

b. Nội dung kiến nghị

Giải pháp quan trọng nhất để phát triển trái phiếu xanh đó là cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển trái phiếu xanh. Những chính sách liên quan đến nền kinh tế xanh nói

chung, và chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh nói riêng đã và đang là những định hướng tốt cho các chủ thể trong nền kinh tế chú trọng hơn đến yếu tố mơi trường trong các hoạt động của mình tạo ra các chủ thể cung – cầu trái phiếu xanh trên thị trường, cụ thể là nhà đầu tư và các đơn vị phát hành. Yếu tố môi trường trở thành nội dung được xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Mặc dù đã đề cập đến việc phát hành trái phiếu xanh trong một số văn bản ban hành nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một khn khổ pháp lý cụ thể quy định và hướng dẫn cho việc phát hành và sử dụng trái phiếu xanh. Do đó, cần phải có cơ sở hành lang pháp lý phục vụ cho việc phát triển trái phiếu xanh, ví dụ như các chỉ thị, văn bản hướng dẫn liên quan đến trái phiếu xanh. Đặc biệt, Việt Nam cần ban hành văn bản cụ thể liên quan đến trái phiếu xanh, quy định rõ các tiêu chuẩn trong việc xác định trái phiếu xanh, nguyên tắc phát hành, cách thức quản lý nguồn vốn từ trái phiếu xanh. Từ đó, cần cụ thể hóa, chi tiết hóa để các chủ thể tham gia dễ dàng nắm bắt và tuân thủ. Bên cạnh đó, minh bạch thơng tin liên quan đến việc phát hành và sử dụng nguồn quỹ từ trái phiếu xanh cần được quy định chặt chẽ làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các chủ thể quan tâm.

Để có thể phát hành và phát triển trái phiếu xanh, Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức thế giới như World bank, UNEP, GIZ để được tư vấn trong quá trình triển khai phát hành và phát triển trái phiếu xanh. Qua đó, tạo điều kiện cho các cán bộ có liên quan có cơ hội nâng cao kiến thức về trái phiếu xanh.

Để khuyến khích các chủ thể phát hành trái phiếu xanh và các nhà đầu tư quan tâm tới loại hình trái phiếu này thì Việt Nam cần có chính sách ưu đãi về thuế, phí hoặc những lợi ích khác cho các đơn vị phát hành trong và ngoài nước. Ngồi ra, để tăng thêm tính thanh khoản cho trái phiếu xanh, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng cơ chế chấp nhận sử dụng một số loại trái phiếu xanh để làm dự trữ bắt buộc… Điều này sẽ tạo ra tác động tốt đến việc khuyến khích các ngân hàng sở hữu trái phiếu xanh trong danh mục tài sản của mình, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển.

Hiện nay, thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường mua bán nợ của Việt Nam chưa thực sự phát triển, do đó, Việt Nam cần hồn thiện thị trường trái phiếu trong nước và xem xét việc phát hành trái phiếu ra quốc tế. Việt Nam cần có những

chính sách, định hướng để phát hành trái phiếu xanh ra thị trường quốc tế nhằm thu được nguồn ngoại tệ lớn, phục vụ cho mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ các chuẩn mực, hướng dẫn về phát hành trái phiếu xanh, tổ chức tư vấn, xếp hạng, đánh giá về môi trường trên thị trường thế giới để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành.

c. Đơn vị thực hiện

Bộ Tài chính xây dựng các quy định pháp lý đối với việc phát hành và trao đổi trái phiếu xanh. Ủy ban chứng khoán và các sở giao dịch chứng khốn thúc đẩy q trình hình thành thị trường trái phiếu và thị trường trái phiếu xanh.

4.3.3.3. Tín dụng xanh

a. Cơ sở kiến nghị

Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế: (i) tín dụng xanh của các tổ chức tín dụng chưa phổ biến rộng rãi, dư nợ tín dụng xanh mới chỉ chiếm 5% tổng dư nợ tín dụng của tồn bộ nền kinh tế; (ii) Khung pháp lý về tín dụng xanh cịn thiếu các quy định về tiêu chí thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các dự án xanh; (iii) Số lượng các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng xanh cịn ít.

b. Nội dung kiến nghị

Trên cơ sở bám sát các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, tăng trưởng tín dụng xanh cần được thúc đẩy trong giai đoạn tới. Để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng xanh, cần xây dựng một kế hoạch đồng bộ từ cơ chế, chính sách đến các chương trình tính dụng xanh cụ thể, cũng như có cơ chế khuyến khích, tăng cường vốn và năng lực… nhằm đảm bảo hệ thống tổ chức tín dụng phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nền kinh tế xanh và phát triển bền vững; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế thúc đẩy tài chính xanh. Một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý được đưa ra trong luận án này gồm có:

Bộ tiêu chí chung đánh giá về mơi trường, xã hội được xây dựng và ban hành phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tín dụng xanh ngày càng phát triển và trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tín dụng, địi hỏi phải có một cơ chế, quy chuẩn

riêng đối với hoạt động tín dụng này. Việc chuẩn hố tiêu chí xanh có thể được xây dựng dựa theo ngun tắc xích đạo được giới thiệu bởi các định chế tài chính quốc tế như ADB, WB, NHNN cần thực hiện lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội vào quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện. NHNN sớm hoàn thiện sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 ngành kinh tế chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có thể cung cấp các khoản vay tín dụng xanh trong thời gian dài. Cũng như nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân để có thể tiếp cận các khoản tín dụng xanh được dễ dàng.

Trong thiết kế chính sách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, các hình thức khuyến khích tín dụng xanh cần được đa dạng hố, khơng phụ thuộc vào phương thức hỗ trợ tài chính (giảm lãi suất, gia hạn vay…). Các dự án bền vững thường có nhu cầu vốn cao và cũng chịu rủi ro về chi phí vốn. Do đó, để tạo cơ chế khuyến khích, chính phủ có thể hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho các dự án bền vững. Chính phủ cũng có thể nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ phát triển bền vững trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và rà sốt lại hệ thống các chính sách hiện hành để đảm bảo tập trung, tránh dàn trải.

Các ngân hàng thương mại cần chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định đối với các dự án xanh. Các ngân hàng cũng cần phải theo dõi các khoản vay thường xuyên, tránh tình trạng các khoản vay được sử dụng sai mục đích. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành cơng đó là yếu tố nhân sự, do đó, để triển khai thành cơng và có hiệu quả về tín dụng xanh, nhân viên ngân hàng cần được đào tạo nhằm đảm bảo công tác thẩm định dự án xanh.

c. Đơn vị thực hiện:

NHNN thực hiện việc xây dựng quy định và sổ tay hướng dẫn đối với hoạt động tín dụng xanh; xây dựng cơ chế khuyến khích thúc đẩy tín dụng xanh. Các

NHTM xây dựng và ban hành hệ thống đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định các dự án xanh.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w