1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Kế hoạch được đặt ra nhằm thực hiện và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ, sản phẩm mới thực sự được đem đi phân phối, trao đổi,
20
tiêu dùng,… doanh nghiệp mới thực sự thu được lợi nhuận, thực hiện được các mục đích, đảm bảo sự phát triển khơng ngừng của mình.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm bao gồm tiến hành các hoạt động sau:
- Trước hết doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt về sản phẩm, bảo đảm sản phẩm phải đạt yêu cầu về chất lượng. Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp cần chú ý đến việc bảo quản giữ gìn sản phẩm trong kho, tránh bị mất phẩm chất, hỏng hóc.
- Tổ chức các hoạt động trong quan hệ với trung gian ở các kênh phân phối.
Các hoạt động chủ yếu bao gồm:
+ Xác định cam kết giữa các bên bán và bên mua. + Điều kiện giá cả.
+ Ký kết các hợp đồng.
Riêng đối với đại lý, doanh nghiệp phải có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ và có khả năng kiểm sốt họ. Trong mối quan hệ với đại lý đặc quyền thì hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với đại lý đặc quyền cực kỳ quan trọng.
Trong hợp đồng đại lý phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Phải ghi chính xác tên hàng, số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm
+ Vùng lãnh thổ mà đại lý có quyền bán + Thỏa thuận lượng hàng dự trữ
+ Trách nhiệm của quảng cáo, xúc tiến bán hàng + Ghi rõ giới hạn bán các mặt hàng ngoài hợp đồng + Các khoản thưởng phạt
21
+ Thời hạn hiệu lực và cam kết dự phòng để tiếp tục hợp đồng mới…
Doanh nghiệp có thể quan hệ với các trung gian thông qua Hiệp hội kinh doanh, tổ chức Hội nghị khách hàng, phát tài liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm tới những người có liên quan.