Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại giang châu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 36)

hoạt động tiêu thụ của mình có đạt kế hoạch đề ra hay không, từ đó xây dựng kế hoạch cho các kỳ tiếp theo.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.1.1. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các doanh nghiệp, cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để có hàng hóa dịch vụ cung ứng trên thị trường. Việc lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn nhà cung cấp bảo đảm khả năng tốt nhất về hàng hóa cho doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục và nguyên vật liệu đạt chất lượng cao. Các doanh nghiệp cần tăng trưởng mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.

23

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như sự sống cịn của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô hay số lượng của khách hàng tạo nên quy mô của doanh nghiệp. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động kinh doanh hướng vào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố quan trọng nữa là mức thu nhập và khả năng thanh tốn của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi quyết định của đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp của mình nói riêng. Nhiều doanh nghiệp cứ lầm tưởng người tiêu dùng có nhu cầu về giá trị hàng hóa của mình nhưng về bản chất thì trên thị trường lại có rất nhiều sản phẩm thay thế cho họ lựa chọn, đôi khi các nhu cầu này bị triệt tiêu nhau tức sự thành công của doanh nghiệp này là sự thất bại của doanh nghiệp khác.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Số lượng các công ty trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường bị chia nhỏ dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ít đi. Do

24

vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Đối thủ tiềm năng

Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thơng thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Đối thủ tiềm năng là những người mà ý tưởng “nhảy vào cuộc” của họ được hình thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích và đi đến những nhận định cuộc cạnh tranh hiện đại. Tính khơng hiện diện như là một bức bình phong che chắn cho hướng suy tính và hành động của đối thủ tiềm năng.

Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung thêm những đặc điểm mới của sản phẩm, khơng ngừng cải tiến, hồn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ.

1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1. Bộ máy quản trị

Mỡi doanh nghiêp là một hệ thống có những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một hệ thống là một tập hợp những phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thỏa mãn 3 điều kiện:

- Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp.

25

- Cách thức hành động và kết quả thực hiện của mỡi phần tử thực tế có ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ hệ thống nhưng khơng chỉ mình nó mà ít nhất phụ thuộc vào cách thức và kết quả của phần tử khác.

- Hệ thống ln được hình thành bởi những phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong các tập hợp lớn.

Tóm lại, một hệ thống là một tổng thể mà nó khơng thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp) không chỉ là tổng kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng.

Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến trình độ tổ chức, quản lý tương xứng. Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nếu bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt và ngược lại.

1.3.2.2. Người lao động

Trong kinh doanh, yếu tố lao động hay yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của mình mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật cơng nghệ,… một cách có hiệu quả để khai thác cơ hội. Đánh giá và phát triển tài năng của con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn

26

đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí cơng tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất đáp ứng nhu cầu công việc.

Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển con người nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên. Chiến lược này liên quan không chỉ vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo đươc cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động:

- Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp.

- Có khả năng chun mơn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo. - Có sức khỏe, có khả năng hòa nhập và đồn kết tốt.

1.3.2.3. Tình hình tài chính

Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.

Yếu tố này gắn liền với hoạt động kinh doanh của công tác tiêu thụ sản phẩm vì tài chính có liên quan đến mọi kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Chức năng bộ phận này bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI GIANG

CHÂU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại giang châu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)