Xe cơ giới đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm được hiểu là những phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ (không bao gồm xe đạp máy, xe mô tô điện và xe đạp điện), các phương tiện này phải có biển kiểm sốt, Giấy đăng ký xe và Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ
mơi trường (cịn hiệu lực) hoặc xe mới xuất xưởng (có số khung, số máy) trong thời gian làm thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.
Xe cơ giới có nhiều loại, nếu phân loại căn cứ theo công năng và mục đích sử
dụng thì có: Mơ tơ – xe máy; ô tô tải như: xe tải thông dụng có thùng hàng, xe cần cẩu, xe chở rác, xi téc, đầu kéo, xe chở bê tông ướt …; ô tô chở người; ô tô vừa chởngười vừa chở hàng; ô tô chuyên dùng như: xe chữa cháy, cứu hộ, chở tiền, cấp cứu phẫu thuật lưu động, truyền hình lưu động, rải nhựa đường…; xe máy chuyên dùng như: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp tham gia giao thông đường bộ.
Đối với loại hình bảo hiểm xe cơ giới, chúng ta có các loại nghiệp vụ bảo hiểm
cơ bản sau đây:
2.2.4.1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủxe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng cũng như lợi ích riêng của từng người dân. Vì khi xảy ra tai
nạn, chủ phương tiện có thể lâm vào tình trạng khơng có hoặc khơng đủ khả năng tài chính để khắc phục hậu quả cho bản thân và người không may gặp tai nạn. Nhưng khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt chủ phương tiệngiải quyết hậu quả bằng việc bồi thường cho người bị tai nạn, tổn thất.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của pháp luật, theo đó chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây ra tai nạn, tổn thất cho người thứ ba. Người thứ ba được hiểu là nạn nhân trong vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự; người thứ ba có thể là một hoặc nhiều người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây