Phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu Phó Giám đốc kinh doanhCơng ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó chủ yếu là lĩnh vực xuất
3.2.2. Đặc điểm thị trường Hàn Quốc
3.2.2.1. Tổng quan về thị trường nông sản Hàn Quốc
Theo số liệu của Euromonitor, kinh tế Hàn Quốc trong những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ vừa phải. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc trong năm 2018 chỉ đạt 2,6%, giảm nhẹ so với mức 3,1% của năm 2017. Viện nghiên cứu phát triển Hàn Quốc (KDI) dự báo năm 2020, mức tăng trưởng của Hàn Quốc có thể vẫn giảm. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu và đầu tư không tăng trưởng dẫn đến ngành chế tạo, ngành cơng nghiệp có tỉ trọng thu nhập lớn nhất Hàn Quốc, cũng bị đình trệ; ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ đó tác động ngược lại đến sức tiêu dùng cá nhân. Các chuyên gia của Euromonitor dự kiến xu hướng giảm này sẽ tiếp tục trong ngắn hạn và tốc độ tăng trường GDP của Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ lên mức khoảng 2,2% vào năm 2025. Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn đứng thứ 4 tại châu Á, với giá trị khoảng 1,6 nghìn tỷ USD.
Biểu đồ 3.2.Tốc độ tăng trưởng GDP Hàn Quốc giai đoạn 2017 – T7/2019
Nguồn: https://tradingeconomics.com/ ‖ Ngân hàng quốc gia Hàn Quốc
Dân số Hàn Quốc hiện tăng chậm và đã đạt mức 51,4 triệu dân vào năm 2018. Quốc gia này sẽ chỉ có thêm khoảng 1 triệu dân trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2030. Đặc điểm nổi bật nhất của dân số Hàn Quốc có lẽ nằm ở sự gia tăng về số lượng của nhóm người trên 65 tuổi. Năm 2017, nhóm dân số này chiếm 14% tổng dân số
Hàn Quốc và được dự báo sẽ tăng lên 24,3% vào năm 2030. Tổ chức Liên Hợp Quốc cũng đưa ra dự báo rằng Hàn Quốc có thể là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới vào năm 2050.
Hiện nay, số lượng hộ gia đình chỉ có một người tại Hàn Quốc chiếm tới ¼ trên tổng số hộ gia đình ở nước này. Dân số của Hàn Quốc hiện cũng đang trong giai đoạn già hố. Tuy nhiên, đây cũng có thể được coi là một lợi thế do trong thời gian tới, phân bổ dân số Hàn Quốc sẽ khơng có sự xáo trộn và thay đổi quá lớn; cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sẽ ở mức ổn định.
Hình 3.3. Cơ cấu tỉ lệ số lượng thành viên tronghộ gia đình tại Hàn Quốc
Thị trường nơng sản Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào hàng hoá nhập khẩu do khoảng 70% diện tích của nước này là địa hình đồi núi hoặc chịu ảnh hưởng của dạng địa hình này. Điều này khiến nơng dân Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong việc canh tác và phát triển nền nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp nội địa của Hàn Quốc chỉ chiếm khoảng 2,3% GDP trong năm 2014, và dự báo sẽ tiếp tục duy trì xung quanh mức này trong những năm tới. Về diện tích đất canh tác, Hàn Quốc canh tác tổng cộng 737.673 ha đất nông nghiệp phục vụ trồng lúa trong năm 2018, giảm 2,3% so với năm 2017. Nguyên nhân được Văn phòng thống kê Hàn Quốc đưa ra là do điều kiện thời tiết xấu cùng với tình trạng chuyển đổi diện tích canh tách sang phục vụ trồng các loại cây nông nghiệp khác.
Các xu hướng tiêu dùng tại Hàn Quốc cũng có sự thay đổi mạnh. Nếu như khoảng 10 năm trước, người dân Hàn Quốc có xu hướng tiêu dùng theo hộ gia đình đơng người (từ 3 người trở lên), thì trong những năm gần đây, xu hướng hộ gia đình một người lại đang chiếm ưu thế. Theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc năm 2017, tỉ lệ kết hôn ở nước này chỉ là 5,2 cuộc kết hôn trên 1.000 người dân, con số thấp kỉ lục kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu lập số liệu thống kê. Cũng trong báo cáo trên, các chuyên gia nhận định xu hướng này sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 – 7 năm tới. Do đó, thực trạng này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mua cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân Hàn Quốc trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc ngày càng siết chặt việc kiểm sốt chất lượng nơng sản nhập khẩu. Hiện tại, các hoạt động nhập khẩu thực phẩm, nông sản vào Hàn Quốc đang được quản lý bởi bốn cơ quan chính, bao gồm: Hải quan Hàn Quốc (KCS), Bộ An tồn Dược phẩm, Thực phẩm Hàn Quốc (MDFS), Bộ Nơng nghiệp, Lương thực, và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc. Đối với thực phẩm, nông sản nhập khẩu, công ty sản xuất tại nước ngồi phải đăng kí tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơng ty với MDFS trước khi hàng hố được nhập khẩu vào Hàn Quốc để thực hiện các bước kiểm tra. Đồng thời, các công ty nhập khẩu cũng phải nộp danh sách các mặt hàng nhập khẩu cho MDFS. Ngồi ra, các loại nơng sản lần đầu nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ được kiểm tra tồn diện, sau đó được cấp chứng nhận an tồn vệ sinh thực phẩm có giá trị sử dụng trong vịng 5 năm. Các kênh phân phối ở Hàn Quốc đã trải qua thời kỳ chuyển đổi và hiện tại, thị trường bán lẻ có
xu hướng bị kiểm sốt bởi những cơng ty hoặc tập đoàn nội địa lớn. Hơn nữa, tầm quan trọng của các kênh phân phối trực tuyến đã tăng lên rất nhiều, vì ngày càng nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc lựa chọn kênh tiêu thụ này. Cụ thể, theo số liệu từ tháng 1/2018, trên 70% người tiêu dùng đã mua một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các trang bán hàng trực tuyến trong tháng, và hơn 55% giao dịch được thực hiện qua các thiết bị di động. Ngoài ra, đặc trưng lớn nhất của Hàn Quốc là sự phát triển ồ ạt của các trung tâm, và các khu phức hợp quy mô lớn.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của thị trường Hàn Quốc để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực phẩm Việt Nam nói chung, cơng ty cổ phần đầu tư xuất nhạp khẩu Việt Hồng nói riêng cần lưu ý để xây dựng các chiến lược phù hợp phát triển sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
3.2.2.2. Thực trạng nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc
Một trong những đặc điểm nổi bật của Hàn Quốc là nền kinh tế của nước này phụ thuộc chặt chẽ vào thương mại quốc tế. Nếu như từ cuối những năm 50, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ tương đương với mức của những nước nghèo ở Châu Á và Châu Phi thì ngày nay, con số này đã tăng gấp 18 lần và ngang bằng với một số nền kinh tế ở Liên minh Châu Âu (EU). Hàn Quốc là thị trường có sức mua lớn, dân số năm 2018 hơn 51 triệu dân, GDP hơn 1.600 tỉ USD đứng thứ 12 thế giới và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40.000 USD.
Hơn 80% người Hàn Quốc sống ở khu vực thành thị và trong đó có hơn 50% sống trong hoặc gần thủ đô Seoul. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, 70% đất đai của Hàn Quốc là địa hình đồi núi, khơng phù hợp với canh tác quy mô lớn. Hơn nữa, ngành nông nghiệp của Hàn Quốc chỉ chiếm 2,2% GDP của đất nước. Với dân số dày đặc và khan hiếm đất đai, Hàn Quốc vẫn sẽ phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu.
Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc rất lớn, chủ yếu là bắp cải, xà lách, củ cải, ớt, tỏi, ớt chng… bởi văn hóa ăn kim chi rất nhiều, mỗi năm 1 người Hàn Quốc dùng hơn 200 kg rau, trong khi bình quân thế giới chỉ 130 kg mỗi người. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều trái cây, bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 60 kg/năm. Các loại trái cây hay dùng có cà chua, dưa hấu.
Theo ITC, giai đoạn 2011 - 2018, nhập khẩu nông sản của Hàn Quốc không ngừng tăng từ 32 tỉ lên 37,1 tỉ USD. Trong giai đoạn này, 5 nước/vùng lãnh thổ đứng đầu xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc thứ tự gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Australia, Việt Nam. Đến năm 2019 và 2020, Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bới dịch Covid-19, thiếu nguồn lao động sản xuất trong nước, các chợ và siêu thị đóng cửa nên mặt hàng nơng sản cũng bị thiếu khá nhiều. Do đó nhu cầu nhập khẩu nông sản càng tăng. Tuy nhiên vẫn bị hạn chế do dịch bệnh tình hình xuất nhập khẩu giữa các quốc gia khó gia khố khăn hơn rất nhiều.
Hoa Kỳ là nhà cung cấp hàng nông sản hàng đầu cho Hàn Quốc với các sản phẩm chủ lực là thịt bị, ngơ, các chế phẩm thực phẩm, thịt lợn và trái cây tươi, chiếm 23% nhập khẩu nơng sản năm 2018. Nhìn chung, những mặt hàng hàng đầu này chiếm 42% tổng xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Hàn Quốc trong năm 2018. Qua các năm, Việt Nam luôn cố gắng đẩy mạnh các lợi thế của mình để tăng vị trí của mình trên thị trường nơng sản ở Hàn Quốc. Tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh với những mặt hàng nơng sản có chất lượng cao của Mỹ, Trung Quốc hay EU.