Phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu Phó Giám đốc kinh doanhCơng ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó chủ yếu là lĩnh vực xuất
4.2. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Việt Hoàng
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Việt Hồng
Xuất khẩu nơng sản sang Hàn Quốc trong thời gian qua tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Việt Hoàng tuy đã đạt được những kết quả khả quan, song cơng ty vẫn cần có những phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XKNS sang thị trường này trong thời gian tới. Trước hết, việc xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc tại công ty trong cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Việt Hoàng thời gian tới vẫn phải lấy hiệu quả kinh tế, phát triển thị trường ngày càng sâu rộng hơn nữa làm trọng tâm kinh doanh của mình:
- Phát triển thị trường theo chiều rộng: đồng nghĩa với việc công ty mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô xuất khẩu nông sản, tăng số lượng bạn hàng, hay nói cách khác đây là hình thức cơng ty phát triển thị trường xuất khẩu về mặt lượng.
- Phát triển thị trường theo chiều sâu: đây chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường như: uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của các mặt hàng nông sản mà công ty đưa sang Hàn Quốc mang tới người tiêu dùng, tăng doanh thu, lợi nhuận thu được từ thị trường Hàn Quốc, sự hài lòng của đối tác về sản phẩm của cơng ty. Các hình thức thể hiện sự phát triển thị trường nông sản của công ty theo chiều sâu là:
+ Thứ nhất, thâm nhập sâu vào thị trường: là việc cơng ty tìm kiếm khả năng tăng mức tiếp nhận mặt hàng nông sản Việt Nam của người tiêu dùng Hàn Quốc.
+ Thứ hai, mở rộng thị trường: là việc cơng ty tìm cách tăng sản lượng nơng sản trên thị trường Hàn Quốc bằng cách đưa nông sản đến những thị trường mới mà những năm trước công ty chưa khai thác.
+ Thứ ba, cải tiến nguồn lao động: là việc công ty tăng số lượng lao động ở thị trường Hàn Quốc bằng cách cung cấp nhiều loại nơng sản có đủ điều kiện đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng(bao gồm cả thị trường cũ và thị trường mới khai thác).
Việc phát triển sâu rộng thị trường nông sản ở công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Việt Hồng chỉ có thể thực hiện được khi cơng ty đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý. Trong thời gian qua, công ty đã tương đối đáp ứng được những đòi hỏi yêu cầu về chất lượng sẩn phẩm của các đối tác tiếp nhận song sản lượng nông sản công ty xuất sang so với nhu cầu thực sự của thị trường này vẫn cịn khá khiêm tốn. Mặt khác, cơng ty mới chỉ tập trung khai thác một số thị trường chính ở các thành phố lớn của Hàn Quốc, còn những thị trường khác- cụ thể là các tỉnh nhỏ, công ty mới chỉ thực hiện những bước thăm dò cho nên sản lượng nông sản hiện nay của công ty tại một số quốc gia này là rất ít. Do vậy, trong thời gian tới bên cạnh việc phát triển những thị trường chính như Seoul, Busan,... công ty cũng cần tập trung khai thác mở rộng các thị trường khác. Điều này sẽ đảm bảo cho số lượng hợp đồng mà cơng ty có trong tương lai sẽ tăng lên đồng thời giúp cho cơng ty có thể phát triển thị trường ở khu vực này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Một số nguyên tắc mà công ty cần quan tâm khi phát triển thị trường này đó là: - Phải nghiên cứu thị trường để lựa chọn đối tác, nghiên cứu cụ thể nhu cầu tiếp nhận nông sản Việt Nam của người tiêu dùng Hàn Quốc về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm cần cung cấp… để có thể cung cấp nguồn nơng sản phù hợp.
- Phải xây dựng các chiến lược xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản, chiến lược cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
- Khắc phục các rào cản trong kinh doanh quốc tế nói chung, kinh doanh xuất khẩu nơng sản nói riêng của doanh nghiệp.
- Phải tìm các biện pháp để hạn chế các rủi ro khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Hàn Quốc.