Phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu Phó Giám đốc kinh doanhCơng ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó chủ yếu là lĩnh vực xuất
3.3.2. Những tồn tạ
Bên cạnh kết quả đạt được, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động xuât khẩu và những điều này đã tác động trực tiếp đến hàng xuất khẩu ra nước ngoài như sau:
- Khó khăn trong nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường: Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường không được chú ý và không được coi trọng. Cơng ty khơng có phịng marketing chun biệt để nghiên cứu thị trường. Việc này có thể coi như câu trả lời cho câu hỏi: tại sao tỷ lệ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu chậm lại và có xu hướng giảm.
Hạn chế chi phí cho cơng tác thúc đẩy bán hàng đã ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường mới. Ngân sách dành cho quảng cáo hàng năm chỉ chiếm số nhỏ trong tất cả các chi phí của Cơng ty.
-Khó khăn trong cơ cấu tổ chức: Bộ máy đội ngũ nhân viên của công ty chưa được thống nhất và tổ chức chặt chẽ. Hơn nữa, doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi cách tổ chức quan liêu trong quản lý, tài liệu. Một quyết định kinh doanh được thực hiện phải thơng qua nhiều phịng ban khác nhau và nhiều loại giấy tờ. Vì vậy, nó sẽ đi từ chỗ quản lý của một số phòng ban đến tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Ví dụ một hợp đồng trị giá hơn 100 nghìn USD chỉ có hiệu lực khi có sự đồng ý của ban
giám đốc. Việc ra quyết định kinh doanh cuối cùng sẽ làm nhỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh, hợp đồng với các đối tác do thủ tục rườm rà.
-Khó khăn trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu: Hàng xuất khẩu của hầu hết là
hàng thô, cần nhiều lao động, vì vậy, phải chịu nhiều tác động của thời tiết, mùa vụ, khủng hoảng…ảnh hưởng đến doanh thu của Intimex. Năm 2020, một trận bão lớn đã quét sạch vụ thu hoạch của bà con các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị. Năm 2019 và 2020, doanh thu xuất khẩu gạo giảm mạnh bởi vì chính phủ hạn chế xuất khẩu và dự báo vụ thu hoạch kém do đợt lạnh khắc nghiệt của thời tiết xảy đồng thời ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của Intimex, hi vọng kết quả kinh doanh của cơng ty sẽ tốt hơn vào năm sau.
-Khó khăn về vốn: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến – xuất khẩu
hàng nơng sản đang gặp những khó khăn về vốn, thiếu vốn đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng xuất khẩu, đổi mới kỹ thuật, máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề người lao động và đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Trong nhiều doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn. Hơn nữa, vốn thiếu ở đây chủ yếu là vốn lưu động. Điều này gây nên áp lực trả lãi vay và đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đạt được thấp.
Trong khi đó, thủ tục vay vốn cịn phiền hà, thời hạn ngắn khơng phù hợp với công tác đầu tư, thu hồi vốn của các doanh nghiệp. Để có được nguồn vốn tín dụng, một doanh nghiệp phải lập dự án hoặc giải trình kèm theo nhiều điều kiện và văn bản giấy tờ khác nhau. Công việc này mất rất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Khó khăn trong mua nơng sản: Do ngành nơng nghiệp nước ta cịn chưa phát
triển dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay gặp một vài khó khăn trong việc thu mua nông sản từ các đơn vị nuôi trồng như hộ gia đình, hợp tác xã, đơn vị kinh doanh cá thể. Chính điều này đã gây ra một số khó khăn từ phía nhà cung cấp, cụ thể: nơng sản thu mua từ các khu vực khác nhau có chất lượng khơng đồng đều, sản lượng không ổn định do các nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, hạn hán… làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều hợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian qua.
- Khó khăn do sức ép cạnh tranh trên thị trường: Như đã nói cạnh tranh ln là
vấn đề cần được quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt khi xâm nhập vào thị trường thế giới thì sức ép cạnh tranh là rất lớn. hơn nữa các quốc gia phát triển bảo hộ ngành nơng nghiệp trong nước bằng nhiều hình thức như áp dụng hàng rào kỹ thuật, áp thuế cao với hàng nhập khẩu. Không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước khác. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản phải giảm giá, cải tiến sản xuất, giảm chi phí và đổi mới kỹ thuật.
-Khó khăn trong hoạt động Marketing: Nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến và
xuất khẩu nông sản chưa xây dựng được kế hoạch xuất khẩu mang tính chiến lược nhằm phân tích mơi trường kinh doanh, đặt ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể và huy động các nguồn lực để phát triển. Việc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng cịn mang tính bị động do chưa có các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp các thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm kinh tế, xã hội, quy định, luật pháp, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế quan.... cho các doanh nghiệp. Do đó nhiều thương vụ là do khách hàng tự tìm đến chứ các doanh nghiệp nơng sản chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do chưa có các tổ chức đại diện thương mại... nên việc thu thập thông tin chưa kịp thời, thiếu thông tin đặc biệt là thông tin về giá cả, cung cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu nơng sản trong q trình đàm phán và xây dựng giá cả.
-Khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước: Bên cạnh những chính sách của
Nhà nước cho phát triển ngành nông sản đem lại sự thuận lợi cho ngành thì cũng cịn khơng ít những chính sách đem lại nhiều bất cập, trong điều kiện cơ chế quản lý của nhà nước không đồng bộ, phức tạp. Thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu rườm rà, cơng tác kiểm hố cịn chậm, chi phí cao như: vận chuyển container, xe tải không cho phép vào giờ hành chính, ngược lại kiểm định hải quan khơng được phép làm ngồi giờ, khi cần các doanh nghiệp phải có cơng văn đề nghị. Điều này cản trở xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.