Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Việt Hoàng (Trang 52 - 54)

Phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu Phó Giám đốc kinh doanhCơng ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế trong đó chủ yếu là lĩnh vực xuất

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Hàn Quốc là một thị trường tiêu dùng quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu nống sản của Việt Nam hiện nay. Việc duy trì và phát triển thị trường nông sản này phụ thuộc rất nhiều vào việc các doanh nghiệp thực hiện tốt các hợp đồng đồng đã ký và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của các chính sách hiện hành. Để làm được điều này cần phối hợp hài hòa giữa các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế trong việc xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc.

Trước mắt, để có thể phát triển thị trường này, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đang kinh doanh tại Hàn Quốc. Tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện xuất khẩu sang Hàn Quốc được diễn ra thuận lợi. Cần phải ký kết các Hiệp định về xuất khẩu với Hàn Quốc, ngoài ra cần phải củng cố lại các cơ quan tổ chức có chức năng quản lý xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hướng tiếp cận thị trường, tăng cường tính độc lập sáng tạo và tự chịu trách nhiệm. Các đơn vị phải phát huy vai trò chủ động, tự lực tự cường kết hợp với sự hợp tác và giúp đỡ từ phía bạn.

Một số giải pháp mà Nhà nước cần quan tâm giải quyết để có thể phát triển thị trường Hàn Quốc:

- Về cơng tác cán bộ:

+ Xây dựng hồn chỉnh tiêu chuẩn chức danh viên chức ở từng khâu công việc trong guồng máy xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc.

+ Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dường nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ của Nhà nước chịu trách nhiệm trong vấn đề xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc theo quy định.

+ Khơng ngừng bổ sung những cán bộ có trình độ chun mơn, ngoại ngữ cao, có phẩm chất tốt, có trình độ quản lý. Đặc biệt phải quan tâm tới chất lượng của cán bộ các đơn vị kinh tế cử đi làm việc ở các văn phòng quản lý nhân lực của Việt Nam ở Hàn Quốc. Đó phải là các cán bộ có trình độ quản lý tốt.

+ Có chế độ lương bổng thỏa đáng, có kỷ luật và chế độ lao động chặt chẽ để sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý.

- Về yêu cầu đối với nông sản xuất khẩu sang Hàn Quốc

+ Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, cụ thể: sản xuất lúa hay cây ăn trái cần quy mô lớn, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều; đối với nhóm rau củ có thể khơng cần quy mơ lớn (có thể học hỏi mơ hình của một thương nhân Hàn Quốc trồng lá tía tơ với diện tích 800m2, canh tác theo mơ hình tầng cùng 14 nhân lực, thu hoạch được 15 tấn/lứa, xuất khẩu sang Nhật Bản thu được 35 triệu USD).

+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến sâu; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao.

+ Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; cơng nghệ sản xuất; quy trình sản xuất; phương thức quản trị doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực.

+ Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp (trong nông nghiệp); giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Việt Hoàng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w