Thực trạng thực hiện quy định về tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại cơng ty Luật TNHH Nam Dương

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Nam Dương (Trang 37 - 38)

10 Khoản 2 Điều Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

2.3.1. Thực trạng thực hiện quy định về tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại cơng ty Luật TNHH Nam Dương

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại cơng ty Luật TNHH Nam Dương

Để thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Cơng ty Luật TNHH Nam Dương thường tư vấn cho khách hàng thành lập theo 2 cách như sau;

• Cách thứ nhất là: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ cơng ty Việt Nam

Bước 1: Thành lập cơng ty 100% vốn Việt Nam để có Giấy chứng nhận đăng ký DN và con dấu cấp. (100% vốn phải là của người hoặc tổ chức Việt Nam)

Bước 2: Làm thủ tục để cổ đơng nước ngồi mua hoặc góp thêm vốn vào cơng ty Việt Nam ở bước 1. (Có thể mua hồn tồn hoặc 1 phần)

Ưu điểm: Đối với cách thức này, khi thành lập thì nhà đầu tư sẽ khơng cần chứng minh số vốn góp, có nghĩa là khơng cần xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng có đủ số vốn đầu tư.

Kết quả nhận được là Thơng báo về việc nhà đầu tư nước ngồi đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Giấy chứng nhận đăng ký DN (đăng ký kinh doanh) và con dấu.

• Cách thứ hai: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư Đối với cách thức này, thực hiện theo 02 bước:

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ đầu mà không qua bước trung gian là thành lập công ty Việt Nam

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN và con dấu.

Khác với cách 1, để thực hiện theo cách này, nhà đầu tư phải có văn bản của ngân hàng (Ngân hàng tại nước ngoài hoặc Việt Nam) xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.

Kết quả nhận được của cách này sẽ là Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký DN và con dấu.

Khi tư vấn về điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN cần xác định Quốc tịch nhà đầu tư và điều kiện đầu tư: Việt nam đã kí kết khá nhiều cơng ước song phương và đa phương với các nước, nên trong mỗi cơng ước như vậy, có thể thiết lập những điều kiện đầu tư khác nhau. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn một cơng ước có lợi nhất cho mình. Do đó, cần phải xác định được quốc tịch nhà đầu tư và điều kiện đầu tư để có thể lựa chọn cơng ước nào nên sử dụng. Ngoài ra cần trao đổi kĩ lưỡng các vấn đề về tài chính và kế hoạch kinh doanh với nhà đầu tư. Thực tế ở một số công ty tư

vấn, thường tự đặt ra các con số để giải trình với mục đích qua cửa Nhà nước nhằm hồn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính tốn các con số khơng dựa trên kế hoạch của nhà đầu tư có thể dẫn đến việc tính tốn sai về số vốn dự kiến và nguồn vốn cần có, cũng như kế hoạch đầu tư cụ thể. Điều đó dẫn tới những hậu quả mà DN có vốn ĐTNN sẽ phải chịu sau khi thành lập.

Theo thống kê trong giai đoạn 2015-2019, công ty đã tư vấn, hỗ trợ thành lập 174 DN có vốn ĐTNN, trong đó cơng ty đều tn thủ các quy định pháp luật về tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tổng số vốn mà tổng các công ty sử dụng dịch vụ ủy quyền thành lập doanh nghiệp lên đến 120 tỷ đơng. Dù vậy, thực góp của các cơng ty đó vẫn chưa đúng với vốn điều lệ, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm soát của nhà nước về hoạt động của các DN có vốn ĐTNN. Một trong những vấn đề trong quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN là vốn điều lệ quyết định lệ phí mơn bài. Theo quy định hiện hành, DN phải nộp 3 triệu/năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ, 2 triệu/năm nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ, quy định này một phần hạn chế tình trạng nâng vốn điều lệ quá mức thực góp tuy nhiên mức nộp lệ phí vẫn cịn thấp, chưa có sự ảnh hưởng lớn đến quyết định đăng kí vốn thành lập của các chủ DN có vốn ĐTNN. Về ngành nghề đăng kí kinh doanh, suốt quá trình hoạt động, cơng ty đã thực hiện tư vấn và hỗ trợ dịch vụ đăng kí thành lập cho 96 DN có vốn ĐTNN có ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể 13 DN kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; 20 DN kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú ý; 16 DN kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; 22 DN sản xuất, gia cơng, sang chai, đóng gói, bn bán thuốc bảo vệ thực vật; 06 DN đăng kí dịch vụ kiểm tốn; 19 DN đăng kí cung cấp dịch vụ mơi giới bất động sản;… Hầu hết các DN có vốn ĐTNN trên đều đảm bảo đầy đủ điều kiện về ngành nghề kinh doanh trừ 01 trường hợp DN có vốn ĐTNN cung cấp dịch vụ kiểm tốn do giám đốc làm giả chứng chỉ hành nghề nên công ty không hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Nam Dương (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w