Khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Nam Dương (Trang 53 - 58)

doanh khơng phải chỉ có đăng ký duy nhất một ngành nghề kinh doanh, mà đăng ký hầu như rất nhiều ngành nghề cùng một lúc. Do vậy, việc quy định cấp nhiều mã ngành cùng một lúc cho DN thì phải đặt vấn đề có cơ chế theo dõi, DN thực hiện kinh doanh hết tất cả các ngành nghề đó khơng, để tránh việc DN không kinh doanh mà cứ đăng ký thì cũng chẳng sao. Câu chữ trong mã ngành ngành cần phải cụ thể, rõ ràng để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh dễ áp dụng cũng như cho chính các cán bộ làm cơng tác đăng ký kinh doanh, tránh việc họ áp dụng sai, làm sai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tư vấnthành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHH Nam Dương thành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHH Nam Dương

Thứ nhất, Công ty cần hồn thiện q trình tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn

ĐTNN theo 3 bước: tiếp cận khách hàng, phân tích vấn đề khách hàng và đưa ra tư vấn cho khách hàng.

Trong bước tiếp cận khác hàng, luật sư (tư vấn viên) phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm. Thơng thường, lần đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là khơng cần thiết. Vì vậy, luật sư cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Luật sư tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.

Trong giai đoạn phân tích vấn đề của khách hàng, luật sư (tư vấn viên) cần đối chiếu lời trình bày của khách hàng với các tài liệu họ cung cấp. Sau đó, luật sư (tư vấn viên) đánh giá, phân tích chứng cứ để xác định cần bổ sung thêm những tài liệu gì. Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thơng báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác. Để có thể phân tích cụ thể, chính xác vấn đề cho khác hàng, luật sư (tư vấn viên) có thể tra cứu tài liệu tham khảo. Cuối cùng đó là đưa ra dịnh hướng cho khách hàng. Luật sư phải đưa ra được các giải pháp khác nhau cho nội dung được yêu cầu, nêu rõ tính hợp pháp, tính khả thi, căn cứ pháp luật áp dụng của từng giải pháp, những điểm thuận lợi cũng như rủi ro của từng phương pháp. Cuối cùng là lời khuyên của luật sư nên lựa chọn giải quyết vụ việc theo giải pháp nào và sắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên. Về thực chất là việc

đưa ra giải pháp bằng miệng cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Tuy vậy có thể sau khi luật sư đã đưa ra định hướng nhưng khách hàng không thực hiện những bước tiếp theo. Trong nhiều trường hợp, có những vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn ngay luật sư vẫn phải thận trọng phải có đủ thơng tin chắc chắn mới có thể đưa ra các kết luận, bởi một kết luận sai sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng, làm giảm uy tín của người tư vấn. Do đó, có trường hợp, luật sư có thể khéo léo hẹn khách hàng trở lại vào một dịp khác hoặc mình sẽ trả lời bằng thư, trao đổi qua điện thoại sau để có thêm thời gian tìm hiểu giải quyết vấn đề của khách hàng.

Thứ hai, tạo động lực, khích lệ tinh thần cán bộ nhân viên

Việc thực hiện pháp luật về tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN phụ thuộc nhiều vào cán bộ nhân viên cơng ty. Do đó để đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật, ban lãnh đạo công ty cần:

Phát huy vai trò gương mẫu của nhà quản lý. Trong đó, cần hiểu rõ vai trị cốt lõi của đội ngũ lãnh đạo cấp trung - là những người trực tiếp quản lý các bộ phận/phòng ban và hiểu nhất về đội ngũ nhân viên của công ty. Bản thân lãnh đạo phải là tấm gương về hoàn thiện năng lực và phải có động lực làm việc, như vậy mới có thể là địn bẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên trong công việc.

Các lãnh đạo phải dành thời gian cho nhân viên để lắng nghe và chia sẻ. Những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của mỗi người. Vì vậy, các nhà quản lý cần biết lắng nghe các ý kiến, những tâm tư, nguyện vọng của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp. Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho họ, mà cịn làm tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả, cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.

Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực thành cơng của nhân viên. Ban lãnh đạo cần tạo động lực cho nhân viên bằng cách khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện, cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ, như: một món quà vật chất hay tiền thưởng, khen thưởng nhân viên giỏi nhất tháng. Cách tạo động lực này tuy đơn giản nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần tối ưu hiệu suất lao động cũng như tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.

Đãi ngộ công bằng và ghi nhận những nhân viên xứng đáng. Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty. Điều này thể hiện đầu tiên ở việc thanh toán tiền lương cho nhân viên. DN cần đưa ra một mức lương hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các cơng việc ngồi giờ. Khi đó, các nhân viên sẽ xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình có động lực, kế hoạch và phấn đấu để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, trách nhiệm của cán bộ nhân viên

Giá trị cốt lõi của Cơng ty đó chính là kĩ năng, trình độ chun mơn của cán bộ nhân viên. Chỉ khi trình độ nghiệp vụ đó nâng cao và đạt được hiệu quả nhất định mới có thể nâng cao vị trí của Cơng ty. Bên cạnh việc thường xun nâng cao trình độ chun mơn trong công việc, tạo ra sự liên kết chặt chẽ, Công ty cũng cần đưa ra những buổi rèn luyện, đào tạo về kĩ năng mềm của nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Việc này sẽ giúp hiệu quả thực hiện pháp luật của nhân viên nâng cao. Là một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đăng kí thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cán bộ nhân viên là những người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về hoạt động thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN, trong một số trường hợp khác hàng yêu cầu, cán bộ nhân viên đó cũng có thể trực tiếp thực hiện những cơng việc xin giấy đăng kí thành lập và làm các công việc hỗ trợ nhà đầu tư sau thành lập, do đó trách nhiệm của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện pháp luật về tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

LĐT 2020 và LDN 2020 ra đời và có hiệu lực thi hành đã cải cách rất lớn trong thủ tục đăng ký đầu tư của DN có vốn ĐTNN, tạo mơi trường đầu tư thơng thoáng, minh bạch hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên qua quá trình phát triển và thi hành LĐT 2020 và LDN 2020 phần về thủ tục đăng ký DN có vốn ĐTNN vẫn cịn một số hạn chế bởi những cải cách chưa triệt để và vẫn tạo gánh nặng về thủ tục cho nhà đầu tư. Vì vậy, em cũng đưa ra một số ý kiến đánh giá và một số giải pháp nhằm hồn thiện những quy định cịn hạn chế của các quy định đầu tư như phân tích ở trên. Song, với góc nhìn hạn chế của cá nhân và những giới hạn nội dung bài làm nên những phân tích, đánh giá chưa thật sự cụ thể, chi tiết và đưa ra hết những vấn đề bất cập. Để có thể làm rõ hơn những quy định về tư vấn thành lập doanh nghiệp, cần phải đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như: Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thành lập và hoạt động DN …; Nâng cao hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại phòng ĐKKD … hay nghiên cứu về điểm mới của LDN so với quy định cũ và quy định một số quốc gia phát triển.

KẾT LUẬN

Bối cảnh nền kinh tế thị trường đòi hỏi Việt Nam phải hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nước ta phải có các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi. Vì vậy, em chọn viết luận văn với đề tài này xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Qua luận văn này tác giả cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong cơng tác hồn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở nước ta hiện nay.

Ở chương 1, khóa luận đã giải quyết các vấn đề lý luận về nhà đầu tư nước ngồi, DN có vốn ĐTNN bao gồm: khái niệm, đặc điểm, phân loại; cấu trúc và nguồn của pháp luật về tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Ở chương 2, khóa luận tập trung phân tích các quy định pháp luật thực tiễn về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Ở chương 3, căn cứ vào những hạn chế phát sinh từ thực tiễn áp dụng các quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng chắc hẳn luận văn cịn rất nhiều thiếu sót, do vậy tác giả rất mong muốn có được sự góp ý để có thể hiểu đề tài một cách thấu đáo và đúng đắn hơn cũng như khắc phục những điểm yếu và sai sót trong luận văn của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢOA. VĂN BẢN PHÁP LUẬT A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật Doanh nghiệp 2014; 2. Luật Doanh nghiệp 2020; 3. Luật Đầu tư 2014;

4. Luật Đầu tư 2020;

5. Văn bản hợp nhất số 03/VBNH-VPQH về Luật Luật sư 6. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

7. Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghệp;

8. Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

9. Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 về sửa đổi bổ sung Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

10. Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam; 11. Thông tư 127/2015/TT-BTC ngày 21/08/2015 Hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

12. Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/06/2015 hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Nam Dương (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w