Kết quả ở bảng 3.10 và hình 3.12 cho thấy ở nồng độ này, tỉ lệ chì tích tụ ở từng phần của cá đã có sự thay đổi đáng kể. Trong khi ở hai nồng độ trước, tỉ lệ chì tích tụ ở nội tạng là cao nhất (lô ĐC là 89% và nồng độ 20 µg/L là 86%) thì ở nồng độ 40 µg/L, tỉ lệ này là 44%, thấp hơn ở xương (51%). Lượng chì trong xương chiếm hơn ½ lượng chì tồn tại trong tồn cơ thể cá. Điều này cho thấy ở nồng độ 40 µg/L, chì bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ với canxi có trong xương, từ đó, ảnh hưởng đến chiều dài trung bình của cá. Sự khác biệt chiều dài trung bình của cá Ngựa vằn
Cơ 5% Xương 51% Nội tạng 44%
56
giữa nồng độ 40 µg/L và lơ ĐC có mức ý nghĩa cao và đứng thứ hai (sau cặp nồng độ 60 µg/L và ĐC, xem bảng 3.5).
Mặt khác, việc tỉ lệ chì tích tụ trong xương tăng cao cho thấy cơ chế bài tiết độc tố kim loại của cá bắt đầu giảm. Gan và thận không thể làm việc tốt khi lượng chì xâm nhập vào cơ thể tăng cao, khiến các ion chì có thể dễ dàng theo đường máu và tích tụ tại xương.
Ở nồng độ này, lượng chì tích tụ ở cơ vẫn chưa vượt mức cho phép theo QCVN (0,2 mg/kg so với 0,3 mg/kg, tương ứng).
3.3.1.4. Nồng độ 60 µg/L
Trong lơ nồng độ 60 µg/L, lượng chì tích tụ ở từng phần của cá Ngựa vằn được thể hiện ở bảng 3.11 và tỉ lệ tương ứng được thể hiện ở hình 3.13.
Bảng 3.11. Lượng chì tích tụ ở từng phần của cá Ngựa vằn ở nồng độ 60 µg/L (mg/kg) ở nồng độ 60 µg/L (mg/kg)
Cơ Xương Nội tạng
Mẫu 1 1,2800 1,8300 1,4600 Mẫu 2 1,3300 1,8000 1,4700 Mẫu 3 1,2800 1,8000 1,4900 Trung bình 1,2967 1,8100 1,4733 SD 0,0289 0,0173 0,0153 SE 0,0167 0,0100 0,0088 Confidence 95% 0,0717 0,0430 0,0379 p < 0,001 (phụ lục 5)
57