Biểu đồ lượng chì tích lũy trong nội tạng cá Ngựa vằn

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng tích tụ của chì (pb) trên cơ thể cá ngựa vằn giai đoạn trưởng thành (Trang 71)

ở các nồng độ khảo sát

Dựa vào bảng 3.15 và hình 3.17 cùng với phương pháp ANOVA - One Way, phương pháp kiểm tra Tukey, ta có:

Sự khác biệt về lượng chì tích tụ trong nội tạng cá Ngựa vằn ở các nồng độ khảo sát có mức ý nghĩa cao (p = 0,009, xem phụ lục) ở tất cả 10 cặp (ĐC và 20 µg/L, ĐC và 40 µg/L, ĐC và 60 µg/L, ĐC và 80 µg/L, 20 µg/L và 40 µg/L, 20 µg/L và 60 µg/L, 20 µg/L và 80 µg/L, 40 µg/L và 60 µg/L, 40 µg/L và 80 µg/L, 60 µg/L và 80 µg/L). Ta thấy từ nồng độ 40 µg/L đến 60 µg/L, hàm lượng chì tích tụ trong nội tạng có giảm nhẹ (từ 1,593 mg/kg giảm còn 1,473 mg/kg). Tuy nhiên, khi khảo sát mức độ tương quan giữa hàm lượng chì tích tụ và nồng độ chì trong mơi trường từ lơ ĐC đến 80 µg/L và từ lơ ĐC đến 60 µg/L, ta đều thu được kết quả tương quan thuận và mức độ tương quan chặt (r lần lượt có giá trị 0,741 và 0,744, tương ứng). Như vậy, khi nồng độ chì trong mơi trường càng cao thì hàm lượng chì tích tụ trong nội tạng càng tăng. Sự giảm nhẹ hàm lượng chì tích tụ giữa hai nồng độ 40 µg/L và 60 µg/L có thể là do các yếu tố ngẫu nhiên (sai sót trong thao tác thí nghiệm, do thức ăn còn lại trong dạ dày).

0.573 1.523 1.593 1.473 14.900 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 0 20 40 60 80 L ượ n g c h ì tíc h y (m g/k g)

64

Hàm lượng chì tích tụ trong nội tạng ở nồng độ 80 µg/L tăng mạnh và đột ngột, gấp 26 lần so với lô ĐC, gấp từ 9 đến 10 lần so với các nồng độ khác. Như

vậy, khác với kết quả phân tích trong cơ và xương, hàm lượng chì tích tụ trong nội tạng nhiều nhất ở nồng độ 80 µg/L. Có thể ngun nhân là do đã có một lượng thức ăn còn tồn tại nhiều trong cơ thể cá ở lơ 80 µg/L so với các nồng độ khác. Để khắc phục điều này, cần tăng số lần lặp lại của thí nghiệm.

3.3.2.4. Trong tồn cơ thể

Hàm lượng chì tích tụ trong tồn cơ thể cá Ngựa vằn ở các nồng độ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.16 và hình 3.18.

Bảng 3.16. Lượng chì tích tụ trong ngun con cá Ngựa vằn ở các nồng độ khác nhau sau 18 tuần thí nghiệm (mg/kg)

Nồng độ chì (µg/L) 0 20 40 60 80 Mẫu 1 0,208 0,586 0,647 1,523 5,813 Mẫu 2 0,213 0,597 0,647 1,533 5,833 Mẫu 3 0,220 0,585 0,643 1,523 5,783 Trung bình 0,214 0,589 0,646 1,527 5,810 SD 0,006 0,006 0,002 0,006 0,025 SE 0,0035 0,0037 0,0011 0,0033 0,0145 Confidence 95% 0,015 0,016 0,005 0,014 0,063

65

Hình 3.18. Biểu đồ lượng chì tích lũy trong tồn cơ thể cá Ngựa vằn ở các nồng độ khảo sát

Dựa vào bảng 3.16 và hình 3.18 cùng với phương pháp ANOVA - One Way, phương pháp kiểm tra Tukey, ta có:

Sự khác biệt về hàm lượng chì tích tụ trên tồn cơ thể cá Ngựa vằn ở các nồng độ khảo sát có ý nghĩa thống kê (p = 0,009, xem phụ lục). So sánh giữa các cặp nồng độ, ta thấy sự sai khác của cặp ĐC và 80 µg/L là cao nhất. Khi xét riêng giữa hai nồng độ 60 µg/L và 80 µg/L thì ta thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê cao (p <0,001). Như vậy, có thể kết luận 80 µg/L là nồng độ mà ở đó chì tích tụ nhiều nhất trong cơ thể cá. Điều này phù hợp với kết quả phân tích trên nội tạng.

Tiến hành kiểm tra độ tương quan giữa nồng độ chì trong mơi trường và hàm lượng chì tích lũy trong cơ thể cá Ngựa vằn, ta có kết quả r = 0,828. Như vậy, hàm lượng chì tích lũy trong cơ thể cá tỉ lệ thuận với nồng độ chì trong mơi trường. Tương quan ở mức cao.

0.214 0.589 0.646 1.527 5.810 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 0 20 40 60 80 L ượ n g c h ì tíc h y (m g/k g)

66

Hình 3.19. Đồ thị thể hiện sự tương quan giữa lượng chì tích lũy trong cơ thể và nồng độ chì trong mơi trường

Tóm lại

Trong các nồng độ, kể cả lơ ĐC, lượng chì trong nội tạng vẫn chiếm tỉ lệ cao so với các phần khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do một phần lớn chì theo thức ăn để vào cơ thể, do đó, nó sẽ tồn tại trong ống tiêu hóa như dạ dày, ruột. Ngồi ra, trong phần nội tạng, gan là cơ quan lớn nhất, gan lại là nơi chứa nhiều protein liên kết kim loại có vai trị giữ lại các kim loại độc hại theo máu mang tới. Tới nồng độ 80 µg/L, tỉ lệ chì trong nội tạng tăng mạnh. Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể đã khơng cịn hoạt động hiệu quả ở nồng độ này.

Ở các nồng độ thấp, lượng chì phát hiện ở xương rất thấp: 0 mg/kg ở lô ĐC, 0,1467 ± 0,0379 mg/kg ở lơ 20 µg/L. Từ nồng độ 40 µg/L, lượng chì trong xương bắt đầu duy trì ở mức cao.

Nhìn chung, tỉ lệ chì trong cơ nhỏ hơn ở các bộ phận khác. Điều này phù hợp với kết luận của Barbara Jezierska, Malgorzata Witeska [10]; và Nguyễn Thị Thu Giang [6].

Hàm lượng chì tích tụ trong từng phần và trong toàn cơ thể cá Ngựa vằn tăng khi nồng độ chì trong mơi trường tăng.

y = 0.0607x - 0.669 0 1 2 3 4 5 6 7 0 20 40 60 80 100 L ượ n g c h ì tíc h y (m g/k g)

67

Trong cơ và xương, hàm lượng chì tích lũy cao nhất ở nồng độ 60 µg/L. Riêng xương, hàm lượng chì tích lũy ở nồng độ 40 µg/L cao tương đương với nồng độ 60 µg/L. Trong nội tạng, hàm lượng chì tích tụ cao nhất ở nồng độ 80 µg/L, gấp 26 lần so với lô ĐC, gấp từ 9 - 10 lần so với các nồng độ khác. Có thể lý giải điều này theo Roesijadi và Robinson (1994); Longston (1990): “Sự hấp thu kim loại nặng vào các mơ cịn phụ thuộc nồng độ chì, thời gian tiếp xúc, cũng như các yếu tố bên ngoài khác như độ mặn, nhiệt độ, các yếu tố tương tác và hoạt động trao đổi chất trong tế bào. Tương tự như vậy, nó phụ thuộc và sự tích lũy, tỉ lệ hấp thu và loại bỏ”[16]. Ngồi ra, theo Barbara Jezierska, sự tích lũy các kim loại nặng nói chung cịn phụ thuộc và khối lượng của cá [10]. Như đã phân tích ở trên, khối lượng cá trong thí nghiệm này khơng tn theo một quy luật chặt chẽ, do đó, có thể đã ảnh hưởng đến sự tích tụ chì trong từng phần cơ thể.

Lượng chì tích lũy trong cơ thể cá Ngựa vằn có mức tương quan cao với nồng độ chì trong mơi trường và có sự tăng mạnh ở nồng độ 80 µg/L.

68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua kết quả có được trong đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

(1) Những kết quả trên bước đầu cho thấy ảnh hưởng của chì đến sinh trưởng phát triển của cá Ngựa vằn cũng như khả năng sống của cá. Khi nồng độ chì trong mơi trường càng cao, khả năng sống của cá Ngựa vằn càng giảm.

(2) Chiều dài cá Ngựa vằn tỉ lệ nghịch với nồng độ chì trong mơi trường, mức tương quan chặt.

(3) Hàm lượng chì tích tụ trong từng phần và toàn bộ cơ thể cá tăng khi nồng độ chì trong mơi trường tăng. Trong toàn bộ cơ thể, hàm lượng chì trong cơ chiếm tỉ lệ thấp nhất.

(4) Đề tài chưa đưa ra kết luận chính xác về ảnh hưởng của chì lên tỉ lệ sống của cá Ngựa vằn theo thời gian ở các nồng độ khác nhau; chưa có kết quả có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của chì lên khối lượng của cá.

Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thấy các số liệu chưa có ý nghĩa thống kê cao, sinh trưởng của cá chưa đạt kích thước chuẩn mặc dù đã ni trong thời gian dài (19 tuần sau khi nở), việc chia cá thành 3 phần chưa thể đánh giá sự tích tụ chì lên các cơ quan như gan, thận, mang… Từ đó, một số kiến nghị sau được đưa ra:

1) Mở rộng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chì đến khả năng sinh sản của cá Ngựa vằn (theo một số nghiên cứu, chì là một tác nhân tác động đến sinh sản của động vật). Có thể bố trí thí nghiệm với thời gian dài hơn để nghiên cứu khả năng sinh sản của cá.

2) Khảo sát riêng một số cơ quan như gan, thận, mang, da… khi điều kiện cho phép.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường (tập 2), NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, TP. HCM, tr. 299 – 346.

2. Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ bản, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, TP. HCM.

3. Phan Thanh Huy, Nguyễn Thị Thương Huyền (2012), “Khảo sát ảnh hưởng của kim loại nặng cadmium (Cd) lên sự phát triển phôi cá Ngựa vằn (Danio

rerio)”, Kỉ yếu Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học 2011 – 2012, NXB

ĐH Sư phạm TP. HCM, TP. HCM.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng

nước mặt, QCVN 08 : 2008/BTNMT, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại

nặng trong thực phẩm, QCVN 8-2:2011/BYT, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Giang (2012), “Đánh giá tác động của Cadmium lên quá trình phát triển cá Ngựa vằn (Danio rerio) ở giai đoạn phôi, ấu trùng và cá trưởng thành”, Luận văn Cao học CNSH K 2010, Trường Đại học Nông lâm TP.

HCM.

7. Nguyễn Thị Thương Huyền, Phan Thanh Huy, Trần Anh Huy, Nguyễn Thị Thu Giang, Lê Thành Long, Nguyễn Tường Anh (2012), “Đánh giá tác động của Cadmium lên q trình phát triển phơi cá Ngựa vằn (Danio rerio)”, Tạp chí Đại học Sư phạm Tp. HCM, ISSN 1859-3100, số 40 (74), tr. 123-131.

8. Lê Thành Long, Nguyễn Trần Phương, Đồn Chính Chung, Phạm Văn Phúc, Bùi Văn Lệ, Phan Kim Ngọc (2009), “Tạo cá Ngựa vằn biểu hiện gen phát sáng

70

(GFP) bằng phương pháp bắn gene (bombardment)”, Kỉ yếu hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc khu vực miền Nam Việt Nam.

Tiếng Anh:

9. Adrian J. Hill (2005), "Zebrafish as a Model Vertebrate for Investigating Chemical Toxicity", Toxicological sciences, 86 (1), pp. 6 - 19.

10. Barbara Jezierska, Malgorzata Witeska (2005), "The metal uptake and accumulation in fish living in polluted waters", Soil and Water Pollution Monitoring, Protection and Remediation, pp. 107-114.

11. Changming Doua, Jie Zhang (2011), "Effects of lead on neurogenesis during zebrafish embryonic brain development", Journal of Hazardous Materials,

vol.194, p.277-282.

12. Clinton Ricea, Jugal K. Ghorai, Kathryn Zalewski, Daniel N. Weber (2011), "Developmental lead exposure causes startle response deficits in zebrafish",

Aquatic Toxicology, vol.105, pp. 600-608.

13. Mary S. Tyler (2003), Developmental Biology, A Guide for Experimental Study, Third Edition, Sinauer Associates Publisher, Sunderland, Massachusetts, pp. 269-305.

14. Micheli Rosa de Castro et al. (2009), "Behavioral and neurotoxic effects of arsenic exposure in zebrafish (Danio rerio, Teleostei: Cyprinidae)",

Comparative Biochemistry and Physiology - Part C: Toxicology and Pharmacology, vol. 150, pp. 337-342.

15. Monte Westerfield (2000), The zebrafish book: A guide for the laboratory use of

zebrafish Danio (Branchydanio) rerio, 4th edition, University of Oregon

71

16. M. S. Ahmed, S. Bibi (2010), "Uptake and bioaccumulation of water borne lead (pb) in the fingerlings of a freshwater cyprinid, Catla catla L.", The Journal of

Animal & Plant Sciences, 20(3), pp. 201-207.

17. M. Korbas, S.R. Blechinger, P.H. Krone, I.J. Pickering, G.N. George (2008), "Localizing organomercury uptake and accumulation in zebrafish larvae at the tissue and cellular level", Life Science,105(34), pp. 124-125.

18. Nguyen Thi Hanh Tien, Ann Huyseune, Eckhard Witten (2011), "Influence of temperature on fusion process and malformation in skeleton of zebrafish (Danio rerio)", J. Sci. Dev, 9 (Eng.Iss.1), Hanoi, pp. 47 - 54.

19. Yong Long, Qing Lia, Shan Zhong, Youhui Wang, Zongbin Cui (2011), "Molecular characterization and functions of zebrafish abcc2 in cellular efflux of heavy metals", Comparative Biochemistry and Physiology - Part C: Toxicology and Pharmacology, vol. 153, pp. 381-391.

Trang web:

20. Zebrafish as a drug profiling model for sleep disorders

<http://www.techtransfer.harvard.edu/crop/investigators/investigator.php?id=1 05>. [Ngày truy cập: 10/10/2012]

21. Culture Techniques of Moina : The Ideal Daphnia for Feeding Freshwater Fish Fry <http://edis.ifas.ufl.edu/fa024>. [Ngày truy cập: 28/01/2013]

22. Danio rerio

<http://www.fishwise.co.za/Default.aspx?TabID=110&SpecieConfigId=2673 97&GenusSpecies=Danio_rerio>. [Ngày truy cập: 3/4/2013]

23. Haemodynamics-Driven Developmental Pruning of Brain Vasculature in Zebrafish

<http://www.plosbiology.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pbio .1001374>. [Ngày truy cập: 2/10/2012]

72

24. Họ Rong Đi chó <http://www.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-va-cong- nghe/ho-rong-duoi-cho.htmL>. [Ngày truy cập: 22/03/2013]

25. In Memory of George Streisinger "Founding Father" of Zebrafish Developmental and Genetic Research

<http://www.neuro.uoregon.edu/k12/george_streisinger.htmL>. [Ngày truy cập: 1/10/2012]

26. Kim loại nặng và ảnh hưởng của chúng đối với con người

<http://www.hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/an-toan-hoa- chat/232-kim-loai-nang-va-anh-huong-cua-no-doi-voi-con-nguoi.htmL>. [Ngày truy cập: 4/9/2012]

27. Nhiễm độc kim loại nặng <http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4346- 02-633795311579218750/Ung-thu---Ghep-te-bao-goc-tao-mau-benh-do-dieu- kien-moi-truong/Nhiem-doc-kim-loai-nang.htm>. [Ngày truy cập: 4/9/2012] 28. Van Gogh's Mental and Physical Health ,

<http://www.vangoghgallery.com/misc/mental.htmL>. [Ngày truy cập: 15/5/2013]

29. Over 600 people, including 103 children, poisoned by lead in east China, <http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-06/12/c_13925110.htm>. [Ngày truy cập: 15/5/2013]

30. Zebrafish Husbandry Association <http://www.zhaonline.org/education.htmL>. [Ngày truy cập: 1/10/2012]

31. Scientists Create See-Through Fish, Watch Cancer grow

<http://www.livescience.com/2267-scientists-create-fish-watch-cancer- grow.htmL>. [Ngày truy cập: 23/12/2012]

73

32. Zebrafish eyed as answer to restoring vision

<http://www.news.ualberta.ca/newsarticles/2013/january/zebrafisheyedasansw ertorestoringvision>. [Ngày truy cập: 25/12/2012]

33.<http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=175 %3Aca+-+phat+-+sang&catid=37%3Atin-khcn-trong-nc-

&Itemid=34&lang=vi>. [Ngày truy cập: 3/9/2012]

34. Zebrafish Change Color for Sex < http://www.livescience.com/25180-zebrafish- change-color-for-sex.htmL>. [Ngày truy cập: 19/02/2012]

35. Zebrafish as a Model Vertebrate for Investigating Chemical Toxicity <http://toxsci.oxfordjournals.org/content/86/1/6.long>. [Ngày truy cập: 17/01/2013]

36. http://eol.org/pages/204011/overview

37.<http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showpost.php?p=59449&postcount=5> . [Ngày truy cập: 3/4/2013]

38. Kim loại nặng trong môi trường và những tác động đối với động vật thủy sản, <http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=>. [Ngày truy cập: 25/9/2012]

a

PHỤ LỤC 1

DUNG DỊCH STOCK VÀ DUNG DỊCH HANKS

Hanks Stock

Bảng 1. Thành phần các dung dịch Hanks Stock

DUNG DỊCH STOCK THÀNH PHẦN

Stock #1 8 g NaCl; 0,4 g KCl; 100 mL nước cất

Stock #2 0,358 g Na2HPO4 (Anhydrous); 0,6 g KH2PO4; 100 mL nước cất

Stock #4 1,44 g CaCl2; 100 mL nước cất

Stock #5 2,46 g MgSO4.7H2O; 100 mL nước cất

Stock #6 0,35 g NaHCO3; 10 mL nước cất

Stock chì

Cơng thức pha Stock A của chì:

Stock A được pha theo công thức: Stock A = 1g Pb/ 1l dung dịch.

M𝑃𝑏(𝑁𝑂3)2 = MPb + (MN + 3 x M0) x 2 ≈ 207,2 + (14,007 + 15,999 x 3) x 2 ≈ 331,208 (g/mol)

n Pb = 1/ MPb

𝑚𝑃𝑏(𝑁𝑂3)2= nPb x M𝑃𝑏(𝑁𝑂3)2 ≈ 1,5985 (g)

Stock A: Lấy 1,5985g Pb(NO3)2 pha vào 1 lít nước cất.  Các dung dịch Hanks

(1) Hanks phôi [15] Thành phần:

- 10,0 mL Stock #1 - 1,0 mL Stock #2

b

- 10,0 mL Stock #4 - 10,0 mL Stock #5 - 10,0 mL Stock #6 - 959 mL nước cất

(2) Full Strength Hanks [15] Thành phần: - 0,137 M NaCl - 5,4 mM KCl - 0,25 mM Na2HPO4 - 0,44 mM KH2PO4 - 1,3 mM CaCl2 - 1,0 mM MgSO4 - 4,2 mM NaHCO3 (3) Hanks Premix [15] Thành phần: - 10,0 mL Stock #1 - 1,0 mL Stock #2 - 1,0 mL Stock #4 - 86,0 mL nước cất - 1,0 mL Solution #5

Theo cơng thức trên, ta sẽ có 99 mL dung dịch Hanks Premix. Hanks Premix có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vài tháng hoặc nhiệt độ phòng trong 2 - 3 tuần.

(4) Final Hanks [15] Thành phần:

c

- 0,1 mL Stock #6

Ta sẽ có 10 mL dung dịch Final Hanks. Có thể dựa vào tỉ lệ trên để pha 100 mL, 1000 mL… tùy vào mục đích sử dụng.

d

PHỤ LỤC 2: SỐ LƯỢNG CÁ

Bảng 2.1. Số lượng cá sống (con) từ tuần lúc nhập cá đến tuần thứ 18 (chung cả 3 lô) ở các nồng độ chì khác nhau NỒNG ĐỘ (µg/L) 0 20 40 60 80 Nhập cá 90 90 90 90 90 Sau 1 tuần 15 13 10 15 6

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng tích tụ của chì (pb) trên cơ thể cá ngựa vằn giai đoạn trưởng thành (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)