CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.2.1.2 Các yếu tố thuộc về chính trị và pháp luật
Nếu môi trường kinh tế thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của cơng ty, thì mơi trường chính trị và pháp luật tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động đó.
Sự ổn định của chính quyền và thể chế chính trị:
Từ khi nước ta hồn tồn thống nhất, chính quyền từng bước ổn định. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử: Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979), lạm phát phi mã năm 1985, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, bắt đầu giao thương và làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới (1988-1989),…. chính quyền nhà nước Việt Nam vẫn tồn tại và ngày càng ổn định hơn.
Sự ổn định của nhà nước cũng như thể chế chính trị của nước ta càng được khẳng định hơn qua các sự kiện lịch sử trên thế giới: Đầu tiên là sự sụp đổ hệ thống chính trị của khối Đông Âu bắt đầu từ năm 1989 trong khi đó Việt Nam vẫn kiên trì con đường XHCN đã chọn. Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997-1998 đã làm nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trong khu vực bị suy thoái nghiêm trọng, trong khi Việt Nam ít bị ảnh hưởng. Sự kiện khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 làm cho nền kinh tế thế giới chao đảo, trong khi chỉ số GDP của hầu hết các nước đều giảm thì chỉ số GDP của Việt Nam lại tăng trưởng. Khủng bố quốc tế liên tiếp xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, chiến tranh ở Ap-ga-nix-tan, I-rắc, bệnh viêm đường hô hấp (SARS),
cảnh thế giới như thế thì Việt Nam lại nổi lên là một điểm đến an tồn, một trong những ngun nhân để có được điều này chính là sự ổn định về mặt chính trị.
Xét trong phạm vi hẹp hơn trong khu vực Đơng Nam Á, tình hình chính trị ở Thái Lan có nhiều bất ổn, nạn khủng bố ở Indonesia, Philippine ngày càng tăng thì hệ thống chính trị của Việt Nam cho thấy sự ổn định và thống nhất, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngồi chuyển các cơ sở kinh doanh, văn phòng của họ từ các quốc gia bất ổn trong khu vực sang Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong đó có Apollo.
Hệ thống pháp luật đang được hoàn thiện và từng bước đổi mới theo thông lệ quốc tế:
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nước ngồi thì hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều yếu kém, chưa đủ sức cạnh tranh thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài so với các quốc gia khác trong khu vực, theo đánh giá của ông Nicholas Stern – Phó đại diện của ngân hàng thế giới tại Việt Nam, một trong những lý do trong việc thu hút ít nguồn vốn đầu tư nước ngoài là do Nhà nước pháp quyền.
Nhận biết được nguy cơ này, đồng thời đứng trước áp lực hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO, nhà nước ta đã và đang từng bước cải thiện hệ thống pháp luật, cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính cơng bằng và hợp lý. Nhà nước ta thực hiện chính sách khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tại diễn đàn Đầu tư và Thương mại tháng 04/2002 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá đã phát biểu “Cái gì luật khơng cấm là được làm”. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn, không ngừng học hỏi tiếp
Chính sách thuế là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Apollo hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực được nhà nước ta khuyến khích phát triển và ưu đãi về thuế, điều này tạo điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh.