CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.3 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
2.3.6 Nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin
Hiện nay ở đơn vị chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển, phần lớn công việc này do một số cán bộ quản lý cấp cao thực hiện, hoặc phân công một số việc cho phòng Tiếp thị và Bán hàng trong việc thăm dị thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh. Kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm đúng mức, việc cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng những địi hỏi của khách hàng chưa kịp thời. Chính những hạn chế này dẫn đến việc cơng ty phản ứng cịn chậm trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường và đặt Apollo trong tình trạng ln phải rượt đuổi đối thủ.
Hệ thống thông tin giữa các cấp tại Apollo được thực hiện tương đối hoàn chỉnh, việc phân cấp, phân quyền ở tất cả các bộ phận tương đối rõ ràng. Hệ thống mạng nội bộ, internet, email đầy đủ. Tất cả các tập tin được lưu giữ trên server, định kỳ được sao lưu dữ liệu. Việc phân quyền cho các thành viên sử dụng những dữ liệu chung trên cơ sở chia sẻ, bảo mật và kiểm sốt chặt chẽ thơng tin, đáp ứng được các yêu cầu công việc.
Từ kết quả phân tích mơi trường nội bộ tại Apollo, ta có thể thiết lập ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) như sau:
Bảng 2.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Stt Các yếu tố bên trong
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1 Đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt huyết 0,05 3 0,15 2 Công tác quản lý chất lượng tốt 0,15 4 0,60 3 Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
đáp ứng được địi hỏi từ khách hàng 0,12 4 0,48 4 Thương hiệu Apollo được khách hàng thừa
nhận là Trung tâm chất lượng cao 0,10 3 0,30 5 Cơ chế quản lý khoa học, linh hoạt 0,08 3 0,24 6 Hệ thống thơng tin hồn chỉnh, dễ sử dụng 0,05 3 0,15 7 Công tác hoạch định chiến lược phát triển
mang tính chủ quan, chưa khoa học 0,10 1 0,10
8 Nhóm sản phẩm ít 0,10 2 0,20
9 Hoạt động chiêu thị chưa đủ mạnh 0,08 1 0,08 10 Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới chưa được quan tâm đúng mức 0,07 1 0,07 11 Nhân sự thường xuyên biến động 0,05 2 0,10 12 Khảo sát, thăm dò thị trường chưa tốt 0,05 2 0,10
Tổng cộng 1,00 2,57
Nhận xét: Qua bảng phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Bảng
2.12), ta thấy điểm mạnh của doanh nghiệp là chính sách quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng ln được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần quan tâm hơn cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, quảng cáo, tiếp thị và nâng cao chất lượng công tác hoạch định chiến lược phát triển tại doanh nghiệp.
Tổng số điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2,57 cao hơn mức trung bình ngành một ít cho thấy cơng ty khai thác các điểm mạnh và khắc phục các tồn tại của mình chỉ ở mức trung bình.
Theo GS TS Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2005) (3) thì để một doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững phải dựa trên việc định vị rõ năng lực lõi và tay nghề chun mơn của mình. Năng lực lõi và tay nghề chuyên môn là tất cả những kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà doanh nghiệp chọn làm bệ phóng để xây dựng hướng phát triển cho chính bản thân doanh nghiệp.
Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát cán bộ cấp trung và q trình phân tích môi trường kinh doanh tại doanh nghiệp cho thấy năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và năng lực tiềm ẩn của doanh nghiệp là:
Năng lực lõi và tay nghề chuyên môn: Đào tạo tiếng Anh (gồm tiếng Anh
cho trẻ em và người lớn), tư vấn du học và kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
Năng lực tiềm ẩn: tham gia liên kết, trung gian triển khai đào tạo cho các
đối tác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Sau khi phân tích mơi trường bên trong, bên ngồi tại Apollo, đề tài đã rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ tại đơn vị như sau:
Điểm mạnh
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và có trình độ chun mơn cao đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Công tác quản lý chất lượng được thực hiện khá tốt, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của khách hàng về chất lượng của trung tâm.
- Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, cung cấp và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng khi khách hàng cần đến.
- Thương hiệu Apollo được khách hàng thừa nhận và biết đến là một trung tâm đào tạo chất lượng cao.
- Cơ chế quản lý tại Apollo được thực hiện rất bài bản, linh hoạt và khoa học. - Hệ thống thông tin tại đơn vị được xây dựng khá hồn chỉnh đáp ứng được u cầu cơng việc, dễ vận hành và sử dụng.
Điểm yếu
- Công tác hoạch định chiến lược được thực hiện còn mang tính chủ quan, chưa được xây dựng thành quy trình khoa học. Quá trình triển khai chiến lược chưa được thực hiện tốt.
- Nhóm sản phẩm của cơng ty tương đối ít, khơng đủ đa dạng để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng.
- Hoạt động chiêu thị không đủ mạnh để gây hấp dẫn khách hàng, chưa đánh trúng thị trường mục tiêu.
- Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới không được quan tâm đúng mức, nhiều sản phẩm mới tung ra thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân sự chưa đủ đáp ứng cho quá trình phát triển và thường xuyên biến động.
- Công tác khảo sát, thăm dò thị trường chưa được thực hiện tốt. Cơ hội
- Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Chi đầu tư cho giáo dục của các doanh nghiệp và hộ gia đình ngày càng tăng.
- Các chính sách ưu đãi của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục (khuyến khích đầu tư, ưu đãi về thuế,…).
- Kinh tế Việt Nam đang phát triển, chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang từng bước hoàn thiện theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
- Các cơ sở đào tạo của Apollo được đặt tại vị trí thuận lợi cho việc học tập và đi lại của học viên.
- Cơ sở vật chất khang trang, đầu tư công nghệ tiên tiến. Nguy cơ
- Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa ổn định.
- Năng lực tài chính cịn hạn chế chưa đủ mạnh so với các đối thủ.
- Các đối thủ hiện tại đang thực hiện chính sách mở rộng thị trường, phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp.
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị chuyển ngữ.
- Các đối thủ mới gia nhập ngành với tiềm lực tài chính vững mạnh.
- Sự phát triển của hệ thống giáo dục tiểu học, giáo dục trung học quốc tế. Các trường này vừa giảng dạy theo chương trình của Bộ giáo dục vừa giảng dạy tiếng Anh nên thu hút rất nhiều con em của các gia đình có thu nhập cao.
- Các trường Đại học, các tập đoàn giáo dục lớn đang triển khai thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Hoặc thông qua đối tác trong nước liên doanh, liên kết đào tạo.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO APOLLO ĐẾN NĂM 2015