Ta thấy REER là mức độ biến thiên của giá trị thực của đồng nội tệ so với năm cơ sở, đồng thời là tỷ giá mục tiêu cho năm (t) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh như là năm gốc, chỉ số này được tính dựa theo:
- Một năm cơ sở (base) - Chỉ số tỷ giá danh nghĩa - Chỉ số giá cả theo CPI
- Tỷ trọng thương mại của các đối tác thương mại Cơng thức như sau:
Trong đó:
: tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm cơ sở (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu VND) : tỷ giá giữa VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu VND) : chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t
: chỉ số giá của Việt Nam năm t
: tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t
Nếu REER > 1, thì nội tệ được xem là định giá thực thấp và ngoại tệ được coi là
định giá thực quá cao và nó sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại vì nếu chuyển một đồng ngoại tệ sang nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa trong nước hơn so với nước
ngồi. Chính điều này sẽ kích thích xuất khẩu gia tăng.
Nếu REER < 1, thì nội tệ được xem là định giá thực quá cao và ngoại tệ được coi là định giá thực quá thấp, sẽ có tác động xấu đến cán cân thương mại.
Nếu REER = 1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của hai đồng tiền là như nhau, tức hai đồng tiền là ngang giá sức mua, do đó, tác động làm cho cán cân thương mại cân bằng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tỷ giá hối đối ln là một nhân tố kinh tế nhiều biến động, đóng một vai trị
quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ nước nào. Do vậy việc điều hành tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên
quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Trong
chương này, tác giả đưa ra những lý thuyết về điều kiện phá giá đồng tiền, kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. Đồng thời nêu rõ phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá thúc đẩy sự cân bằng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam trong thời gian qua
Việt Nam đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong suốt thập niên vừa qua. Trong giai đoạn 2004 – 2009, tốc độ tăng tín dụng và cung tiền (M2) trung bình là 37% và 32,2% (bảng 2.1). Tốc độ tăng cao gấp đôi so với tốc độ tín dụng và cung tiền của
Trung Quốc, là nền kinh tế tăng trưởng nóng nhất thế giới trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân cơ bản của chính sách nới lỏng tiền tệ này là để hỗ trợ cho chính sách tài khóa mở rộng và đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế luôn khát vốn đầu tư. Kết quả của chính sách vĩ mơ trong giai đoạn 2000 – 2009 này là tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (7,3%). Tuy nhiên, cái giá phải trả là các mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng.
Bảng 2.1: Chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 -2009)
Việt Nam
Trung
Quốc Inđơnêxia Malayxia Philippin Thái Lan Chính sách tài khóa Cán cân ngân sách tổng thể -5.8 -0.9 -0.9 -4.3 -2.1 -1.1 Tổng thu ngân sách 26.8 18.4 17.9 21.6 15.5 18.3 Tổng vốn đầu tư 36.2 40 22.6 22.2 17.7 22.3 Nợ công 46.9 20.1 39.1 43.8 64.7 43.8 Chính sách tiền tệ
Tốc độ tăng cung tiền M2 (%) 32.2 19.4 14.5 15.1 12.3 7 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng (%) 37 15.7 12.4 8.1 7.1 4.4
Cán cân thanh toán
Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) -5.7 7.7 1.4 15.5 3.5 2.2
FDI thuần (%GDP) 6.8 3 1.6 3.4 1.6 3.8
Dự trữ ngoại hối (tháng nhập khẩu) 3.5 18.9 7.9 7.9 6.9 7.5
Tăng trưởng và lạm phát (%)
Tốc độ tăng trưởng 7.4 11.1 5.5 4.5 4.7 3.5
Tốc độ lạm phát 10.2 2.9 8.4 2.7 5.8 3.1
Nguồn: EIU Ngồi ra, bất ổn kinh tế vĩ mơ ở Việt Nam xảy ra trước khủng hoảng tài chính thế giới. Nguyên nhân chính gây ra lạm phát hai con số trong hai năm 2007 và 2008 là mặc dù nền kinh tế kém hiệu quả nhưng lại phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn (Dòng
vốn chảy vào Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2008 ước tính khoảng 45 tỷ USD, trong
đó gồm 13 tỷ USD kiều hối, 23 tỷ USD vốn tư nhân (FDI, FPI, tín dụng thương mại), 3
tỷ USD vốn ODA và 6 tỷ USD chi tiêu của khách quốc tế). Vì dịng vốn vào khổng lồ này khơng được trung hịa một cách thích hợp nên tăng cung tiền, tín dụng và đầu tư
đều đạt mức kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các doanh nghiệp nhà
nước kém hiệu quả và các thị trường mang tính đầu cơ (bất động sản, chứng khốn,…). Khi lượng tiền đổ vào nền kinh tế quá nhiều, lại không được sử dụng một cách hiệu
quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ thì sẽ dẫn tới tình trạng “q nhiều tiền nhưng q ít hàng”. Cụ thể là trong 2 năm 2007 – 2008, cung tiền tăng tổng cộng 80%, nhưng GDP chỉ tăng 15%, và lạm phát lên tới 20%.
Do đó, chênh lệch giữa tỷ giá hối đối chính thức là một chỉ báo đáng tin cậy
cho năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ. Một điều đã trở thành quen thuộc ở Việt Nam là tỷ giá trên thị trường phi chính thức thường cao hơn so với thị trường chính thức (Hình 2.1). Đặc biệt là diễn biến trong năm 2010, tỷ giá trên thị trường phi chính thức luôn vượt khá xa trần biên độ cho phép của NHNN.
Hình 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND chính thức và phi chính thức
Nguồn: Reuters Có một số ngun nhân dẫn tới tình trạng căng thẳng tỷ giá. Trước hết, lạm phát cao trong giai đoạn 2007 – 2008 đã dẫn đến áp lực lên tỷ giá, theo TS Lê Xuân Nghĩa
2010, ngay cả sau khi giảm VND so với USD 5% vào tháng 11/2009, 3,3% vào tháng 2/2010 và thêm 2,1% trong tháng 8/2010 thì VND vẫn bị định giá cao khoảng 13% so với USD tính từ mốc 2000. Bên cạnh đó, cán cân thanh tốn của Việt Nam đã chuyển sang trạng thái từ thặng dư lớn trong năm 2007 (+14,3 tỷ USD) xuống còn +3,4 tỷ USD trong 6 tháng 2010 và ước tính cả năm 2010 là – 4 tỷ USD (xem bảng 2.2) càng làm gia tăng áp lực lên tiền đồng.
Bảng 2.2: Cán cân thanh toán của Việt Nam từ 2007 đến nay (Đvt: tỷ USD)
2007 2008 2009E 2010F
Cán cân tài khoản vãng lai -9.9 -12 -8 -10.6 Cán cân thươmg mại -14.6 -14.2 -8.9 -10.1
Cán cân dịch vụ -1.3 -1 -1.2 -1.9
Thu nhập đầu tư -3 -4.9 -4.9 -5.4
Chuyển tiền 9 8.1 7 6.9
Cán cân tài khoản vốn 23.7 13.4 12.2 9.2
FDI ròng 9.2 10 7.4
Vay trung và dài hạn 2.9 1.1 4.8
Vốn khác 2.8 2.9 -0.1
Đầu tư gián tiếp 8.8 -0.6 0.1
Cán cân tổng thể 14.3 0.3 -8.8 -4
Nguồn: NHNN, IMF, WB (Năm 2010 là ước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thâm hụt cán cân thanh toán. Thứ
nhất, nhập siêu đã tăng nhanh trở lại cùng với các biện pháp kích thích kinh tế do cả
hoạt động sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam đều phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu và do VND định giá cao so với USD. Thứ hai, trong năm 2009, chính sách kích thích cầu cho phép doanh nghiệp được hưởng 4% hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Chính sách này kéo theo một sự gia tăng đột biến về cung tiền và tín dụng. Bên cạnh đó, với lãi suất USD và vàng khá cao, cộng với kỳ vọng giảm giá VND, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối, và việc giá vàng liên tục leo thang khiến các doanh nghiệp và người dân càng có thêm
động cơ để găm giữ USD và vàng.
Tóm lại, chính sách tỷ giá gần như cố định suốt trong thời gian gần đây cùng với áp lực giảm giá tiền đồng đã dẫn tới chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và
thương mại tăng vọt tới 12 tỷ USD trong năm 2009 và năm 2010 là 12,4 tỷ USD. Mặt khác, việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm giữ USD và vàng đã góp phần làm cho cán cân thanh tốn trở nên thâm hụt, năm 2009 là -8,8 tỷ USD và ước năm 2010 là – 4 tỷ USD. Hệ quả là dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm mạnh từ chỗ đủ 4,6 tháng nhập khẩu trong năm 2007 xuống còn 2 tháng trong năm 2009 và dự báo là 1,9 tháng trong năm 2010. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ dự trữ ngoại hối theo số tháng nhập khẩu thấp nhất (xem hình 2.2). Ngồi ra, báo cáo xếp hạng của Fitch cơng bố cuối tháng 7/2010 đã hạ mức xếp hạng Việt Nam từ BB- xuống B+ trong
đó uy tín nợ dài hạn được đánh giá tụt hạng mạnh nhất với 3 lý do: (i) khung chính
sách kinh tế vĩ mơ thiếu ổn định; (ii) tình trạng đơ la hóa khá cao; (iii) vốn từ bên ngồi chiếm tới 79% dự trữ ngoại hối (trong khi tỷ lệ này năm 2009 chỉ 35 – 37%). Điều này
đặt NHNN vào tình trạng hết sức khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ và
duy trì niềm tin của thị trường đối với VND, nhất là trong điều kiện thâm hụt thương mại và ngân sách vẫn chưa được cải thiện, đồng thời nền kinh tế thế giới vẫn còn tiềm
ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.
Hình 2.2: Dự trữ ngoại hối năm 2007 và 2009 (tính bằng tháng nhập khẩu)
Nguồn: IMF, International Financial Statistics
Đứng trước tình trạng này, NHNN đã thực hiện hai lần giảm giá VND liên tiếp
giá phi chính thức hội tụ trở lại với tỷ giá chính thức trong 3 tháng liền kề từ giữa tháng 4/2010. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7/2010 trở đi, chênh lệch tỷ giá lại xuất hiện (khoảng gần 2.000 đồng). Nguyên nhân chính, một lần nữa, là do thâm hụt thương mại đã tăng trở lại, trung bình khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng, cùng với sự phục hồi tăng trưởng kinh tế. Thực tế là dịng vốn nước ngồi đổ ào ạt vào Việt Nam trong giai đoạn qua đã giúp Việt nam tránh được nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Nhận xét này cũng ngụ ý rằng việc đảo chiều của dịng vốn nước ngồi sẽ đem lại nhiều rủi ro cho nền
kinh tế. Vì vậy, việc duy trì và thu hút FDI sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong
chính sách phát triển của Chính phủ trong thời gian tới.
Bảng 2.3: Điều chỉnh tỷ giá VND của NHNN giai đoạn 1999 - 2010 Ngày ban hành Ngày hiệu lực Biên độ Tỷ giá áp dụng 25/02/1999 25/02/1999 -/+ 0.10% 12.976 01/07/2002 01/07/2002 -/+ 0.25% 15.260 31/12/2006 02/01/2007 -/+ 0.50% 16.101 24/12/2007 25/12/2007 -/+ 0.75% 16.114 07/03/2008 10/03/2008 -/+ 1% 16.025
11/06/2008 11/06/2008 Tỷ giá liên ngân hàng điều chỉnh từ 16.138 lên 16.461 16.461
26/06/2008 27/06/2008 -/+ 2% 16.516
06/11/2008 07/11/2008 -/+ 3% 16.503
24/12/2008 24/12/2008 Tỷ giá liên ngân hàng điều chỉnh lên 16.989 16.989
23/03/2009 24/03/2009 -/+ 5% 16.980
25/11/2009 26/11/2009 -/+ 3% 17.961
10/02/2010 11/02/2010 Tỷ giá liên ngân hàng điều chỉnh từ 17.941 lên 18.544 18.544 17/08/2010 18/8/2010 Tỷ giá liên ngân hàng 18.544 lên 18.932 18.932 Nguồn: NHNN và Reuters
2.2 Phân tích, dự báo tỷ giá thực hiệu lực (REER) ở Việt Nam 2.2.1 Cách tiếp cận tỷ giá mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tỷ giá mục tiêu mà trong điều hành chính sách tỷ giá NHNN đã vận dụng. Chẳng hạn, có thể tiếp cận theo phương pháp ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn thông qua một mơ hình mà nhà kinh tế Sebastian Edwards, xây dựng 1988. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng mơ hình này để tính tốn sự tác động vào tỷ giá của các biến số vĩ mô như: tiêu dùng Chính phủ, luồng vốn rịng vào Việt Nam, tăng trưởng GDP thực, đầu tư,…
Cách tiếp cận khác về tỷ giá mục tiêu là sử dụng kinh tế vĩ mơ. Mơ hình này giúp liên kết các khu vực kinh tế, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong một tổng thể nhằm đánh giá tác động của chính sách đối với nền kinh tế. Đồng thời, mơ hình cũng cho phép đánh giá tác động riêng
biệt của chính sách tỷ giá đối với cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn. Cũng có thể tiếp cận tỷ giá mục tiêu dựa trên mơ hình cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại bởi vì mục tiêu hàng đầu của các chính sách kinh tế là tạo ra và duy trì trạng thái cân bằng cho nền kinh tế. Cùng với các chính sách tác động vào mức cầu nội
địa thì chính sách tỷ giá có thể góp phần điều chỉnh nền kinh tế trở về trạng thái cân
bằng.
Một cách tiếp cận được coi là khá phổ biến đối với tỷ giá mục tiêu mà các cuộc tranh luận vừa qua đề cập đến là chỉ số tỷ giá hiệu lực (REER). Chỉ số này cho phép
đánh giá và dự báo tỷ giá thực theo hướng xem xét sức mua đối ngoại thực tế của đồng
tiền quốc gia và sự tác động đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia đó. Chỉ số này dựa vào một năm cơ sở (base year) và một rổ đồng tiền của các đối tác chủ yếu về thương mại, vay nợ đầu tư,…
Ứng với mỗi đồng tiền trong rổ thì tỷ giá với đồng VN sẽ được đem so sánh ở
hai thời điểm năm cơ sở và hiện hành. Sau đó điều chỉnh thơng qua lạm phát hai nước và quyền số thương mại. Chỉ số REER là tổng hợp thành của các chỉ số thành phần theo cách tính nêu trên.
2.2.2 Nghiên cứu tỷ giá hiệu lực từ năm 1999 – nay
“Rổ tiền” sử dụng để tính chỉ số REER: “Rổ tiền” được sử dụng trong phạm
vi của đề tài gồm có 10 loại tiền, tương ứng với 10 quốc gia mà Việt Nam đang là đối tác xuất khẩu trên nhiều lĩnh vực. Các nước đó là: Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Xinh ga po, Thái Lan, Malayxia, Nhật, Trung Quốc, Úc. “Rổ tiền” cịn được hiểu là một nhóm các tỷ giá được niêm yết này sẽ được dùng để làm cơ sở để tính tỷ giá thực hiệu lực, nếu có càng nhiều quốc gia được sắp xếp vào nhóm thì kết quả tính tỷ giá thực hiệu lực càng chính xác.
Lựa chọn năm cơ sở: Năm cơ sở là năm được sử dụng làm gốc tính tốn tỷ giá
thực đa phương. Lựa chọn năm cơ sở chính xác có tác động đến giá trị của tỷ giá thực hiệu lực, từ đó tác động khơng nhỏ đến phương thức điều hành tỷ giá.
Để thuận tiện cho việc tính tốn và xác định tỷ giá thực đa phương trong “rổ
tiền” của những quốc gia có quan hệ thương mại, đề tài chọn năm 1999 làm năm cơ sở
để tính REER với những lý do sau:
- Là năm sau khủng hoảng tài chính Châu Á, đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực trở về tỷ giá thực cân bằng.
- Năm này Việt Nam đã hai lần thực hiện điều chỉnh giảm giá mạnh đồng tiền của mình, điều này cho thấy một động thái tích cực từ các nhà hoạch định
chính sách tiền tệ khi trả VND về giá trị thực của nó. - Cán cân thương mại Việt Nam gần như cân bằng.