Năm 2011 là năm thứ năm đánh dấu sự hội nhập khá toàn diện kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Năm 2011, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết song phương, vùng và các cam kết trong khuôn khổ WTO với tư cách là thành viên chính thức. Năm 2011 cũng là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015. Do đó, nền kinh tế trong năm 2011 sẽ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam còn những điểm yếu và khó khăn mang tính cơ cấu của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Do vậy, năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thử thách cho kinh tế. Tăng trưởng GDP có thể đạt mức 7 – 7,5% và thu nhập bình
quân đầu người tính theo giá hiện tại khoảng 1.600 USD/người/năm. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và nâng
cao hiệu quả trong đầu tư.
Bảng 3.2: Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của các Tổ chức quốc tế
Tổ chức 2011 (%) Chính phủ Việt Nam 7 -7.5 IMF 6.8 World Bank 7.0 ADB 7.0 EIU 6.9 Nguồn: Tổng hợp Các dự báo của các Tổ chức quốc tế gần đây cho thấy khả năng tăng trưởng của nền kinh tế của Việt Nam sẽ cao hơn mức tăng trưởng năm 2010. IMF và World Bank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tương ứng đạt 6,8% và 7%. Còn dự báo của
ADB và EIU cũng cho thấy, trong năm 2011, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng tương
ứng là 7% và 6,9%. Nhìn chung, các tổ chức đều đánh giá lạc quan vào sự tăng trưởng
trong năm 2011.
3.2 Định hướng chiến lược điều hành tỷ giá năm 2011
3.2.1 Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mơ theo mơ hình SWAN
Theo như chương 2, đề tài đã phân tích cả cân bằng nội và cân bằng ngoại thì nền kinh tế Việt Nam năm 2011 sẽ đối diện với 2 vấn đề nổi bật đó là lạm phát cao và
thâm hụt tài khoản vãng lai do giá cả hàng hóa thế giới gia tăng sau khủng hoảng
kinh tế và song song đó, là điểm yếu mang tính cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình khó khăn như thế, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm giúp Việt Nam ổn
định kinh tế vĩ mô năm 2011.
Thứ nhất là đối với cân bằng nội địa. Theo phân tích chương 2, cho thấy
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lạm phát cao triền miên ở Việt Nam là hiệu quả đầu tư công thấp, trong khi tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào vốn đầu tư,
trong đó chủ yếu là những khu vực nhà nước. Để khắc phục những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế, theo đề tài, Chính phủ cần thực hiện những giải pháp sau:
Trong ngắn hạn, trước mắt là trong năm 2011, tăng trưởng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng vốn đầu tư, do đó, việc thắt chặt đầu tư công sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Song cắt giảm những dự án đầu tư dàn trải, đặc biệt là hạn chế khởi công các dự án lớn, là một động tác cần được thực thi tức thì để tránh những rủi ro của việc khơng thu xếp được nguồn vốn. Bên cạnh đó là khơng thể thiếu tính tốn ưu tiên những địa phương, những lĩnh
vực cần vốn đầu tư cũng như xem xét năng lực thẩm định, quản lý các dự án trước khi rót vốn.
Trong dài hạn, Chính phủ cần từ bỏ mơ hình tăng trưởng cao dựa vào chủ yếu tăng trưởng vốn đầu tư và gia công sản xuất, chuyển sang mơ hình phát triển theo chiều sâu; thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư công vào một số lĩnh vực trọng điểm, có tính đột phá như xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm và việc chuyển sang hình thức đầu tư cơng – tư, một cách chuyển vai trò đầu tư sang khu vực
tư nhân – loại hình kinh tế đã chứng tỏ được sự năng động hiệu quả và cách thức quản lý – và đồng thời mạnh dạn giao một số cơng trình thậm chí có quy mơ lớn cho khu vực kinh tế tư nhân sẽ giúp tạo ra một số “van” tài khóa, vừa giúp kiểm sốt lạm phát tốt hơn đồng thời mang lại sư bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thay đổi thể chế
đầu tư công theo hướng đảm bảo tính thống nhất của chiến lược phát quốc gia.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam, tính theo % GDP từ 2002 – 2011f Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e 2011f
Bội chi NSNN 4.5 3.3 4.3 4.9 5 5 5 7 5.95 5.3 Nợ nước ngoài 35 33.7 33.5 32.2 31.5 32.3 33.5 40.7 40.8 41.3 Nợ công 38.2 41 42.4 43 42.9 45.6 43.9 49 51.3* 50.6
Đầu tư xã hội 37.4 39 40.7 40.9 40.5 45.6 43.1 42.8 41 40 ICOR 5.28 5.31 5.22 4.84 5.07 5.37 6.97 8.04 6.1 5.5 (*) Số liệu của Việt Nam là 56,6%. Nguồn: IMF, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, và tác giả tự tính
Thứ hai là đối với cân bằng ngoại. Theo phân tích chương 2, ta có tài khoản
vãng lai = tiết kiệm của khu vực tư nhân + thâm hụt ngân sách – đầu tư của khu vực tư nhân và chính phủ. Trước tình hình cịn đầy những khó khăn phía trước, khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2011, IMF dự đoán -8,1% GDP. Thâm hụt ngân sách lớn và
đầu tư tăng, sẽ dẫn đến nợ công sẽ tăng trong năm 2011 để đảm bảo mục tiêu tăng
trưởng (7 – 7,5%), tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn (<7%). Theo đề tài, việc giảm thâm hụt tài khoản vãng lai chỉ cịn có cách là giảm thâm hụt thương mại, tức là tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hoặc là tìm kiếm các nguồn để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu. Do đó, để hoàn thiện cán cân vãng lai về dài hạn, cũng có thể đồng nhất với các vấn đề hồn thiện cán cân thương mại. Để giảm
nhập siêu nên: đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế nhập khẩu, chống thất thoát, triệt để tiết kiệm.
Tuy nhiên, để đạt được giải pháp này, Chính phủ cần đưa ra thêm chính sách hỗ trợ mới và đồng bộ, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ln có nhiều ưu thế về hàng tiêu dùng. Một khi khối doanh nghiệp này tạo ra thêm nhiều hàng hóa, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu cũng là góp phần giảm nhập siêu, giảm bớt áp lực lên tỷ giá, vốn là một trong những nguyên nhân gây lạm phát. Ngoài ra, khối doanh nghiệp
này ra khỏi khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, họ sẽ trở thành
động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, trong các nhân tố vĩ mô tác động đến tài khoản vãng lai, cần tập trung vào nhân tố tỷ giá thực. Đây là nhân tố quan trọng trong việc quy định trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế.
Hinh 3.3: REER và NEER của Việt Nam 1999 – 2010F
Nguồn: Reuters và tác giả tự tính Trong thời gian qua do đồng Việt Nam gắn với đồng USD, do đồng USD giảm trên thị trường thế giới nên tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) đã tăng. Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam từ 2004 – 2010 tăng cao hơn so với nhiều đối tác thương mại chủ
chốt, làm cho REER giảm, tức là đồng Việt Nam đang bị định giá cao khoảng 1% (đến quý 3/2010 – tác giả tính) và ước tính đến quý 4/2010 khoảng 4% (tính số liệu theo năm – năm 1999 làm năm gốc, ước tính đến năm 2010 là 89,535, tức là định giá cao 10,47% - xem phụ lục), đi kèm theo đó nhập siêu cao, đặc biệt năm 2008 đạt 17,5 tỷ
USD và kết thúc năm 2010 là 12,4 tỷ USD. Độ giãn ra ngày càng lớn giữa NEER và REER cho thấy tỷ lệ lạm phát cao đã làm xói mịn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ cần tập trung vào giải quyết kiềm chế lạm phát xuống vừa phải và
điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa, sự linh hoạt này gắn với các rổ tiền tệ, là các đối tác
thương mại chủ chốt của Việt Nam chứ khơng chỉ có USD để đưa REER về trạng thái cân bằng hơn.
3.2.2 Khuyến nghị tỷ giá USD/VND năm 2011
Theo đề tài ước tính được thì VND trong năm 2010 lên giá 10,47% so với các
đối tác thương mại, tính theo số liệu năm – năm 1999 làm năm gốc và tính theo số liệu
quý – quý 1/1999 làm năm gốc thì quý 4/2010 VND lên giá 3,55%.
REER giảm (tức VND tăng giá) thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn một cách tương đối, do đó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực phá giá lên VND. Tỷ giá danh nghĩa USD/VND cuối năm 2010 là 19.500 (Tỷ giá danh nghĩa tại NHTM) thì tỷ giá kỳ vọng VND trong năm 2011 phải bị phá giá xuống mức là 19.500 x 10,47% + 19.500 = 21.541. Tuy nhiên, trong quý 1/2011 tỷ giá kỳ vọng là 19.500 x 3,55% + 19500 = 20.199.
Vào ngày 01/12/2010, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đạt đỉnh trong năm là 21.470 đồng, trong khi đó NHTM niêm yết tại mức 19.500 đồng (mức trần biên độ +3% so với tỷ giá liên ngân hàng) và kết thúc năm 2010 tỷ USD/VND là 20.900 đồng. Thị trường kỳ vọng tỷ giá sẽ điều chỉnh trước những thông tin về kỳ vọng lạm phát, giá vàng tăng, bất ổn về lãi suất và nỗi lo về mang tính cơ cấu của nền kinh tế nên các
doanh nghiệp có dấu hiệu găm giữ ngoại tệ, ngân hàng cũng ngại bán ra USD càng làm cho chênh lệch này lớn hơn cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2010. Kết thúc năm 2010, với những tín hiệu lạc quan về triển vọng kinh tế và cùng với thông điệp điều hình
chính sách tiền tệ của NHNN, kỳ vọng tỷ giá thị trường tự do sẽ giảm trong quý 1/2011 và thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do.
Theo phân tích trong chương 2 và thơng điệp điều hành của Chính phủ, đề tài
khuyến nghị tỷ giá USD/VND trong năm 2011 sẽ là 21.541 đồng.
3.3 Phá giá nhỏ, giải pháp tối ưu để tài trợ xuất khẩu và thâm hụt thương mại ở Việt Nam Việt Nam
Phá giá nhỏ tức là tỷ giá biến động linh hoạt hơn trong mức độ vừa phải. Theo định hướng điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với
diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đơla hóa trong
khoảng 1% và ước tính 2010 là 4% (tính số liệu theo quý). Do đó, Chính phủ nên điều chỉnh mức tỷ giá sao cho phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo cách tính REER ở chương 2, trong năm 2011 Việt Nam không nên phá giá mạnh VND mà nên phá giá với mức độ nhỏ và chia ra các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, +/-7% hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng phù hợp, với kinh nghiệm điều hành tỷ giá linh hoạt của Trung Quốc trong năm 2009 và 2010.
Theo đề tài kiểm định điều kiện Marshall – Lerner, thì tổng hệ số co giãn của
nhập khẩu và xụất khẩu nhỏ hơn 0, do đó phá giá sẽ không cải thiện được cán cân
thương mại của Việt Nam mà còn đem lại những hậu quả tệ hại hơn nữa.
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, thủy sản, may mặc, giày da và dầu thô. Những mặt hàng này đã tạo được chỗ đứng
nhất định trên thị trường quốc tế, mà hầu hết là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và EU, nơi mà giá bán hồn tồn khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định đến khả
năng cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu đến. Các đối tác muốn hàng hóa bán trên các thị trường này đều phải tuân theo những chuẩn nghiêm ngặt về kỹ thuật, vệ sinh, kháng sinh, quy cách hàng hóa… ngay cả gạo khi xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia, Philippin, Trung Đơng, Châu Phi, mặc dù giá gạo có tăng nhưng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đều tăng do được nâng cao chất lượng. Như vậy, năng lực xuất
khẩu là do năng lực cạnh tranh của hàng hóa về chất lượng và dịch vụ, do cơng nghệ, do tiếp thị,… chứ không phải do tỷ giá. Theo kinh nghiệm quốc tế, nếu để doanh
nghiệp trong chờ vào phá giá nội tệ để kích thích xuất khẩu thì doanh nghiệp có tư
tưởng ỷ lại khơng chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi vậy, chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian tới không nên hướng phá giá VND mạnh, song vẫn cần tiếp tục duy trì để tỷ giá USD/VND không bị giảm giá quá mạnh gây tác động không tốt đối với nền kinh tế.
3.3.1 Phá giá nhỏ và hiện tượng Đơla hóa nền kinh tế
Theo số liệu của ADB, tỷ lệ đơla hóa trong tổng lượng tiền lưu thông ở Việt
Nam là 20%, con số này cho thấy Việt Nam chỉ là quốc gia đơla hóa một phần. Tuy nhiên, một phần cũng tạo ra những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong việc triển khai chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Xét thị trường ngoại hối khi cân bằng:
Trong đó: RVND : Lãi suất VND, RUSD : Lãi suất USD, EUSD/VND : tỷ giá VND và USD, : tỷ giá kỳ vọng VND và USD.
Từ công thức trên, ta có thể thấy rằng: chi phí cơ hội của việc nắm giữ đồng
USD là lãi suất và chênh lệch tỷ giá (mức tăng của đồng USD so với đồng VND). Khi phá giá nhỏ thì tỷ giá kỳ vọng sẽ tăng lên, dẫn đến chênh lệch tỷ giá.
Nhìn lại năm 2008 nền kinh tế Mỹ đã suy giảm nghiêm trọng và hậu quả là tăng trưởng kinh tế âm (-2,6%) trong năm 2009. Để vực dậy nền kinh tế, FED đã cắt giảm lãi suất xuống mức gần 0% và thực hiện nhiều gói kích cầu, gần đây là Mỹ đã thơng
qua chính sách nới lỏng định lượng (QE2) trị giá 600 tỷ USD làm giảm giá đồng USD sẽ dẫn đến dòng vốn đổ vào thị trường mới nổi dậy gia tăng. Do đó, các nước đang
phát triển đang thắt chặt kiểm soát vốn để tránh dịng vốn. Vì vậy, dịng vốn này sẽ
chuyển hướng vào Việt Nam dù trong năm 2010 dịng vốn này vẫn lạnh nhạt với Việt Nam vì những rủi ro về tỷ giá và lạm phát cao.
Một khi dòng vốn này vào nhiều sẽ tác động đến lãi suất ngoại tệ theo chiều
hướng giảm, do đó sự tăng lên của chênh lệch tỷ giá khi phá giá nhỏ sẽ được bù đắp
bởi sự suy giảm tỷ suất. Vì vậy, phá giá nhỏ năm 2011 sẽ khơng gây ra khả năng đơla hóa nền kinh tế.
3.3.2 Phá giá nhỏ và khuynh hướng tiêu dùng
bằng hoặc nhỏ hơn hàng ngoại, ví dụ như hàng dệt may, vẫn khó bán được trên thị trường nội địa. Đó là kết quả của tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt Nam, một thói quen có hạn cho đất nước. Mà hiện nay tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn các doanh nghiệp sản xuất khó tiêu thụ hàng mình sản xuất ra, do đó phong trào kêu gọi dùng hàng Việt Nam, để kích thích sản xuất nội địa. Do đó, phá giá nhỏ là biện pháp