Việt Nam
Phá giá nhỏ tức là tỷ giá biến động linh hoạt hơn trong mức độ vừa phải. Theo định hướng điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với
diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, giảm dần tình trạng đơla hóa trong
khoảng 1% và ước tính 2010 là 4% (tính số liệu theo q). Do đó, Chính phủ nên điều chỉnh mức tỷ giá sao cho phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Theo cách tính REER ở chương 2, trong năm 2011 Việt Nam không nên phá giá mạnh VND mà nên phá giá với mức độ nhỏ và chia ra các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, +/-7% hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng phù hợp, với kinh nghiệm điều hành tỷ giá linh hoạt của Trung Quốc trong năm 2009 và 2010.
Theo đề tài kiểm định điều kiện Marshall – Lerner, thì tổng hệ số co giãn của
nhập khẩu và xụất khẩu nhỏ hơn 0, do đó phá giá sẽ không cải thiện được cán cân
thương mại của Việt Nam mà còn đem lại những hậu quả tệ hại hơn nữa.
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, thủy sản, may mặc, giày da và dầu thô. Những mặt hàng này đã tạo được chỗ đứng
nhất định trên thị trường quốc tế, mà hầu hết là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và EU, nơi mà giá bán hồn tồn khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định đến khả
năng cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu đến. Các đối tác muốn hàng hóa bán trên các thị trường này đều phải tuân theo những chuẩn nghiêm ngặt về kỹ thuật, vệ sinh, kháng sinh, quy cách hàng hóa… ngay cả gạo khi xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia, Philippin, Trung Đông, Châu Phi, mặc dù giá gạo có tăng nhưng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đều tăng do được nâng cao chất lượng. Như vậy, năng lực xuất
khẩu là do năng lực cạnh tranh của hàng hóa về chất lượng và dịch vụ, do công nghệ, do tiếp thị,… chứ không phải do tỷ giá. Theo kinh nghiệm quốc tế, nếu để doanh
nghiệp trong chờ vào phá giá nội tệ để kích thích xuất khẩu thì doanh nghiệp có tư
tưởng ỷ lại khơng chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bởi vậy, chính sách điều hành tỷ giá trong thời gian tới không nên hướng phá giá VND mạnh, song vẫn cần tiếp tục duy trì để tỷ giá USD/VND không bị giảm giá quá mạnh gây tác động không tốt đối với nền kinh tế.
3.3.1 Phá giá nhỏ và hiện tượng Đơla hóa nền kinh tế
Theo số liệu của ADB, tỷ lệ đơla hóa trong tổng lượng tiền lưu thông ở Việt
Nam là 20%, con số này cho thấy Việt Nam chỉ là quốc gia đơla hóa một phần. Tuy nhiên, một phần cũng tạo ra những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong việc triển khai chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Xét thị trường ngoại hối khi cân bằng:
Trong đó: RVND : Lãi suất VND, RUSD : Lãi suất USD, EUSD/VND : tỷ giá VND và USD, : tỷ giá kỳ vọng VND và USD.
Từ cơng thức trên, ta có thể thấy rằng: chi phí cơ hội của việc nắm giữ đồng
USD là lãi suất và chênh lệch tỷ giá (mức tăng của đồng USD so với đồng VND). Khi phá giá nhỏ thì tỷ giá kỳ vọng sẽ tăng lên, dẫn đến chênh lệch tỷ giá.
Nhìn lại năm 2008 nền kinh tế Mỹ đã suy giảm nghiêm trọng và hậu quả là tăng trưởng kinh tế âm (-2,6%) trong năm 2009. Để vực dậy nền kinh tế, FED đã cắt giảm lãi suất xuống mức gần 0% và thực hiện nhiều gói kích cầu, gần đây là Mỹ đã thơng
qua chính sách nới lỏng định lượng (QE2) trị giá 600 tỷ USD làm giảm giá đồng USD sẽ dẫn đến dòng vốn đổ vào thị trường mới nổi dậy gia tăng. Do đó, các nước đang
phát triển đang thắt chặt kiểm soát vốn để tránh dịng vốn. Vì vậy, dịng vốn này sẽ
chuyển hướng vào Việt Nam dù trong năm 2010 dòng vốn này vẫn lạnh nhạt với Việt Nam vì những rủi ro về tỷ giá và lạm phát cao.
Một khi dòng vốn này vào nhiều sẽ tác động đến lãi suất ngoại tệ theo chiều
hướng giảm, do đó sự tăng lên của chênh lệch tỷ giá khi phá giá nhỏ sẽ được bù đắp
bởi sự suy giảm tỷ suất. Vì vậy, phá giá nhỏ năm 2011 sẽ khơng gây ra khả năng đơla hóa nền kinh tế.
3.3.2 Phá giá nhỏ và khuynh hướng tiêu dùng
bằng hoặc nhỏ hơn hàng ngoại, ví dụ như hàng dệt may, vẫn khó bán được trên thị trường nội địa. Đó là kết quả của tâm lý chuộng hàng ngoại của người Việt Nam, một thói quen có hạn cho đất nước. Mà hiện nay tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn các doanh nghiệp sản xuất khó tiêu thụ hàng mình sản xuất ra, do đó phong trào kêu gọi dùng hàng Việt Nam, để kích thích sản xuất nội địa. Do đó, phá giá nhỏ là biện pháp nên làm, khi phá giá nhỏ sẽ làm cho hàng ngoại trở nên đắt hơn khi bán trên thị trường Việt Nam. Điều này làm khuếch đại khoảng chênh lệch giá cả giữa hàng ngoại và hàng nội trên thị trường, làm mất đi sức mạnh của thương hiệu ngoại và tôn trọng qui luật
giá trị. Kết quả là, có sự dịch chuyển khuynh hướng tiêu dùng của người Việt từ yêu thích và dùng hàng ngoại sang hàng nội. Điều sẽ góp phần kích thích sản xuất trong nước, giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
3.3.3 Phá giá nhỏ và phân phối lại thu nhập, vốn, lao động
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, trừ dầu thơ, hiện nay đều có nguồn gốc từ nông nghiệp như: gạo, tiêu, cà phê, thủy sản,… Do đó, khi phá giá nhỏ thì xuất khẩu có lợi, vì vậy thu nhập của người nơng dân ngày càng cao, bên cạnh đó, phá giá cũng gây ra lạm phát kỳ vọng, do đó nó có thể ảnh hưởng đến những người làm việc nhận lương – lương thực tế giảm. Hay có sự phân phối lại thu nhập giữa nông dân và người làm công ăn lương. Do đó, phá giá nhỏ cịn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc đó
là: làm giảm chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị (nguời làm công ăn lương) và nông thơn (nơng dân).
Thêm vào đó, cũng chính vì phá giá nhỏ sẽ làm cho lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp có lợi, nên theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình qn, tất yếu sẽ có sự dịch chuyên vốn từ công nghiệp nặng sang nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa nhập khẩu. Và đây mới là những ngành thu hút nhiều lao động tạo công ăn việc làm, thu hút lao động từ nông thôn và từ thành thị trở về nơng thơn góp phần giảm sức ép đơ thị hóa, giảm những vấn đề bức xúc do nạn thất nghiệp cao tạo ra.