Phân tích trạng thái cân bằng của nền kinh tế Việt Nam qua biểu đồ SWAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành chính sách tỷ giá góp phần cải thiện cán cân thương mại việt nam (Trang 47)

Đạt được đồng thời cân bằng bên trong (cân bằng nội) và cân bằng bên ngoài

(cân bằng ngoại) là một mục tiêu trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô. Cả cân bằng nội và cân bằng ngoại đều dựa vào hai biến số nền tảng: mức cầu nội địa và tỷ giá thực hiệu lực (REER). Đến lượt mình, cả hai biến số này phản ánh các điều kiện và chính sách kinh tế vĩ mơ. Thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra khi REER bị định giá cao, và/hoặc có mức cầu nội địa thực cao quá mức. Biểu đồ Swan là một trong những cơng cụ có thể sử dụng để phân tích trạng thái của nền kinh tế, điểm đạt được trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại, cũng như các vùng mất cân bằng khác nhau. Đề tài sẽ đi phân tích nền kinh tế Việt Nam theo biểu đồ Swan:

Hình 2.5: Trạng thái kinh tế Việt Nam theo biểu đồ Swan năm 2009 -2010

Theo đồ thị, tại trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại thì REER = 100. Trục tung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong nước, bao gồm:

tiêu dùng (C), đầu tư (I), và chi tiêu của Chính phủ (G).

C A D IB B EB

Chỉ tiêu trong nước

2 Thất nghiệp – Thâm hụt cán cân vãng lai 1 Lạm phát – Thâm hụt cán cân vãng lai 4 Lạm phát – Thặng dư cán cân vãng lai 3 Thất nghiệp – Thặng dư cán cân vãng lai Tỷ giá 0 Nâng giá REER Phá giá

Theo cách tính REER của đề tài, thì REER của Việt Nam từ năm 2008 - Quý

3/2010 đều thấp hơn 100, trong đó quý 3/2008 REER giảm mạnh bằng 89,842 và đến Quý 3/2010 REER cải thiện còn 99.397, tức là đang bị định giá cao hơn 0,603%, gần

đạt trạng thái cân bằng. Thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài dai dẵng từ năm 2006 –

2009, năm 2009 thâm hụt cán cân vãng lai 7,4 tỷ USD, và năm 2010 là 12,4 tỷ USD,

đưa nền kinh tế Việt Nam nằm bên phải đường cân bằng ngoại EB

Bảng 2.8: Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam từ 2006 - 2009

Cán cân tài khoản vãng lai 2006 2007 2008 2009 2010F 2011F

(Đvt: tỷ USD) -0.2 -7 -10.8 -7.4 -9.3 -9.3

(% GDP) -0.3 -9.8 -11.9 -8 -9 -8

Nguồn: World Bank East Asia and Pacific Economic update 2010, volume 2 Năm 2009 tình trạng thất nghiệp của người lao động tăng cao với tỷ lệ là 4,6%, dự báo năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp khoảng 4% (dự báo – WB). Tuy nhiên, gia tăng lạm phát đã tạo sự bất ổn nền kinh tế, kết thúc năm là 11,75% (mục tiêu < 8%). Có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đang nằm bên phải đường cân bằng nội IB. Do đó, đề tài cho

rằng trạng thái nền kinh tế Việt Nam nằm tại điểm B là phù hợp nhất trong năm 2010. Vậy nền kinh tế Việt Nam đối diện với lạm phát cao và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai nên nằm ở vùng số (1).

Để nền kinh tế Việt Nam (điểm B) trở về trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại,

tức tại điểm A, đề tài tiến hành phân tích các yếu tố đối nội và đối ngoại của kinh tế

Việt nam

2.3.1 Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối nội

Trong giai đoạn 1999 – 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng rất ấn

tượng (7,3%), tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao năm 1999 với mức 6,74%. Bên cạnh đó,

trong năm 2000 - 2001, lạm phát ỏ mức âm thể hiện mức giảm chung của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Lạm phát giảm chứng tỏ trong nền kinh tế, hàng hóa được sản xuất ra nhiều nhưng cầu tiêu dùng ít đi. Lạm phát giai đoạn này giảm có thể được giải thích bởi cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, làm cho giá cả các mặt hàng trên thế giới giảm mạnh. Khi kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì người dân chi tiêu nhiều hơn, đẩy giá cả hàng hóa, lạm phát tăng trở lại trong giai đoạn 2002 – 2007.

Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam chậm lại đạt 6,23% so với năm 2007. Trong điều kiện khó khăn tồn cầu,

kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương cũng là một điều đáng chú ý, trong khi các quốc

gia khác tăng trưởng kinh tế ở mức âm. Tuy nhiên, trong năm này giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng cao, đã đẩy lạm phát của Việt Nam lên cao 19,9%.

Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, trong năm 2009, các nước trên thế giới đều đưa ra chính sách kích cầu để khơi phục nền kinh tế, Việt

Nam cũng không phải ngoại lệ. Với chính sách kích thích cầu cho phép doanh nghiệp

được hưởng 4% hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng để đáp ứng

các nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, chính sách này dẫn đến hệ lụy sự bất ổn nền kinh tế, đó là kéo theo một sự gia tăng đột biến về cung tiền và tín dụng. Trong năm này, giá cả hàng hóa trên thế giới giảm mạnh nên lạm phát cũng giảm rất nhiều (6,52%), cùng với đó là tăng trưởng cũng giảm mạnh đạt 5,32% so với năm 2008. Sang năm 2010, với

độ trễ của chính sách trong năm 2009, Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát

(< 8%) khi giá cả hàng hóa tăng cùng với phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, kết thúc năm 2010 lạm phát đạt 11,75% so với cuối năm 2009 dẫn đến đe dọa đến tính ổn kinh tế và sự bền vững phát trỉển kinh tế trong tương lai.

Hình 2.5: Tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 (%/năm)

Hiệu quả đầu tư (hệ số ICOR):

Tăng trưởng kinh tế của Viêt Nam đi kèm với sự gia tăng đầu tư. Tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng liên tục, từ 18,1% năm 1990 lên 45,6% năm 2007. Trong năm 2009, do các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ góp phần làm giảm tỷ lệ này xuống còn 42,8% và kết thúc năm 2010 là 41%

Hình 2.6: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư/GDP từ 2001 – 2010 (%/năm)

Nguồn: TCTK và tự tính Tỷ lệ đầu tư so với GDP của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước công

nghiệp mới trong khoảng thời gian 1960 – 1980, cao hơn cả Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển nhanh trong vịng vài thập kỷ gần đây. Ví dụ như trong khoảng thời gian 1961 – 1980, tỷ lệ đầu tư trên GDP trung của Hàn Quốc chỉ là 23,3%, Đài Loan 26,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc này vẫn đạt tương ứng là 7,9% và

9,7%. Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, từ 1981 tới 1995, GDP của Thái Lan tăng trung bình 8,1%, và tỷ lệ đầu tư trên GDP trung bình năm đạt 33,3%. Trong giai

đoạn 2001 – 2006, tỷ lệ này của Việt Nam là 37,2%, gần bằng với tỷ lệ 38,8% của

Trung Quốc, mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc là 9,7%, cao hơn nhiều so với con số 7,6% của Việt Nam.

Dù đầu tư cao nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 – 8,5% nên hệ số ICOR luôn ở mức cao. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề để gây lạm phát, khủng hoảng và suy

giảm kinh tế. Tính trung bình, ICOR của Việt Nam là khoảng 5,7 trong giai đoạn 2001 -2009. Với mức này, ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp

mới trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế (từ 1961 – 1980) như Đài Loan (2,7), Hàn Quốc (3,0) và cũng cao hơn hơn ICOR của một số nước trong khu vực như Thái Lan (4,1 trong giai đoạn 1981 -1985) và Trung Quốc (4,0 trong giai đoạn 2001 – 2006).

Bảng 2.9: Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam so với một số quốc gia

Nước Giai đoạn

Tăng trưởng GDP (%/năm)

Tống đầu tư (%

của GDP/năm) ICOR

Hàn Quốc 1961 - 80 7.9 23.3 3.0 Đài Loan 1961 - 80 9.7 26.2 2.7 Inđônêxia 1981 - 95 6.9 25.7 3.7 Malaixia 1981 - 95 7.2 32.9 4.6 Thái Lan 1981 - 95 8.1 33.3 4.1 Trung Quốc 2001 - 06 9.7 38.8 4.0 Việt Nam 2001 - 06 7.6 37.2 4.4

Nguồn: FETP tổng hợp từ số liệu của WB, WDI, Niêm giám thống kê Đài Loan 1992

Tăng trưởng nhân tố: Theo lý thuyết về tăng trưởng, phương trình tăng trưởng

của Cobb – Douglas có 3 nhân tố đóng góp vào tăng trưởng đó là vốn (K), lao động (L), TFP1 (tiến bộ công nghệ, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn). Nếu yếu tố TFP càng cao thì được xem như chất lượng tăng trưởng càng cao. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) có xu hướng tăng mạnh kể từ năm 2000, trong khi đó vốn vật chất trở thành nguồn lực chính tạo ra tăng trưởng.

Trong thời kỳ 1990 – 2000, 34% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp của tăng trưởng vốn vật chất, 22% là do tăng trưởng lao động và 44% là do tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2000 – 2008, đóng góp của vốn vật chất đã tăng lên tới 53%, trong khi phần đóng góp của TFP giảm xuống còn 26%. Nếu so với các nước

ASEAN khác như Indonêxia, Malayxia, Thái Lan và Philippin, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở các nước này đều tăng mạnh trong thời kỳ 2000 – 2008. Hơn nữa,

ở Trung Quốc, hơn 50% tăng trưởng kinh tế trong cả thời kỳ 1990 – 2008 là do TFP đóng góp. Rõ ràng là Việt Nam đã phụ thuộc quá nhiều vào vốn vật chất để tăng

                                                            

1 Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) là một biến số đo lường phần tăng trưởng đầu ra được tạo bởi các yếu tố đầu vào không phải là yếu tố truyền thống như vốn hay lao động. TFP bao gồm nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là tiến

trưởng, và hàm ý rằng năng suất biên của vốn ở Việt Nam là thấp và đặt ra câu hỏi về sự bền vững của thách thức tăng trưởng hiện nay.

Bảng 2.10: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990 - 2008

Nước

Giai đoạn 1990 - 2000 Giai đoạn 2000 - 2008 Tăng

trưởng GDP

Các yếu tố tạo ra tăng

trưởng Tăng trưởng

GDP

Các yếu tố tạo ra tăng trưởng Vốn Lao động TFP Vốn Lao động TFP Việt Nam 100% 34% 22% 44% 100% 53% 19% 26% Trung Quốc 100% 36% 7% 56% 100% 42% 6% 52% Ấn Độ 100% 40% 23% 38% 100% 42% 22% 37% Campuchia 100% 38% 34% 27% 100% 47% 39% 14% Inđônêxia 100% 61% 27% 12% 100% 27% 22% 49% Malaixia 100% 54% 30% 16% 100% 30% 20% 50% Philippin 100% 43% 47% 10% 100% 21% 40% 38% Thái Lan 100% 61% 7% 32% 100% 17% 30% 53% Nguồn: WDI

Tỷ lệ thất nghiệp: Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính

nên các doanh nghiệp Việt Nam có kết quả kinh doanh thua lỗ, do đó họ sa thải nhiều cơng nhân, người lao động với tỷ lệ thất nghiệp 4,65% và giữ ổn định đến năm 2010 (dự báo 4% - WB).

Hình 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 (%/năm)

Nguồn: TCTK và Reuters Tăng trưởng việc làm chậm so với tăng GDP, cầu về lao động tăng thấp hơn so với mức tăng trưởng về thu nhập và xuất khẩu. So sánh với các nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của họ, Việt Nam có mức độ gia tăng việc làm thấp hơn. Tỷ lệ tham

gia lực lượng lao động cao của Việt Nam (43,9% năm 1991), so với các nước trong nhóm nước so sánh như bảng 2.11 (ví dụ tỷ lệ này của Hàn Quốc là 29,4% năm 1960 và của Malayxia là 34,2 năm 1997) có thể là một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng việc làm chậm. Tuy nhiên, với trường hợp của Thái Lan, nước này bắt

đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh năm 1976 với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khá

cao (42,6%) nhưng vẫn đạt tốc độ tăng việc làm khoảng 3% trong suốt hai thập kỷ

Bảng 2.11: Tăng trưởng việc làm – Việt Nam so với các nước Châu Á khác Quốc gia Tốc độ tăng việc làm (%)

Việt Nam 1991 - 2007 2.4 Hàn Quốc 1969 - 1988 3.2 Malayxia 1977 - 1996 3.5 Thái Lan 1976 - 1995 3 Đài Loan 1963 - 1982 3.4 Inđônêxia 1977 - 1996 2.9 Philippin 1961 - 1980 3.3

Nguồn: FETP, “Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô”, 18/09/2008

Như vậy, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mơ.

2.3.2 Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại (cán cân tài khoản vãng lai)

Tổng quan về cán cân tài khoản vãng lai: Cán cân tài khoản vãng lai, đặc biệt là thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài

khoản vãng lai lớn và kéo dài mà khơng có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái Lan năm 1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn khơng có khả năng thanh tốn đã khơng thể giữ được đồng tiền, và dự trữ ngoại hối cạn kiệt

Hình 2.8: Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP 1999 - 2009

Nguồn: World Economic Outlook 10/2010, IMF và Reuters Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản thu nhập và thâm hụt này, cần có dịng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dư trên tài khoản

vốn. Nếu khơng có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng

đến dự trữ ngoai hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Nếu dự trữ khơng đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phái mất giá.

Theo Bernanke (2007) Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm

trong nước. Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư được đưa ra trong kinh tế học như sau:

CA = S – I

Trong đó: CA (Current Account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng

lai, S (Domestic saving) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (Investment) là đầu tư.

Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai khơng nằm ở chính sách

Ngun nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam:

Thứ nhất, đầu tư tăng cao nhưng hiệu quả thấp: Một trong những nguyên

nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt khơng phải là vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu tư vào nhà máy, thiết bị,

công cụ sản xuất,… thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa để có thể tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, là một đáng lo vì khu vực này khơng làm tăng năng suất, cũng như khơng tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ.

Thứ hai, mức tiết kiệm giảm: Ta phân tích mức tiết kiệm trong nước thành tiết

kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước

CA = Sp + Sg – I

Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo cơng thức, nếu như

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điều hành chính sách tỷ giá góp phần cải thiện cán cân thương mại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)