Nam trong giai đoạn 1999 – 2010 dựa trên điều kiện của Marshall – Lerner
Giới thiệu mơ hình:
Giả thiết cơ bản cho mơ hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hóa được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa khác từ phần cịn lại của thế giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như sau:
Trong đó:
NX: Cán cân thương mại Việt Nam EX: xuất khẩu hàng hóa và dịch vcụ IM: nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
ε: giá cả tương đối hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa sản xuất trong nước (tỷ
giá thực REER)
y: thu nhập quốc dân (GDP)
Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá REER. Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngồi. Do đó, tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài.
Tương tự như vậy, hàm cầu nhập khẩu cũng chịu tác động của tỷ giá thực. Khi
đồng tiền trong nước mất giá, hàng hóa nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, nên người tiêu
dùng trong nước có xu hướng chuyển sang các mặt hàng thay thế mang lại những lợi ích tương tự có giá cả rẻ hơn. Ngồi ra, cầu nhập khẩu có thể thay đổi khi thu nhập quốc dân thay đổi. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập người tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn, vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu.
Trong ngắn hạn hàng hóa thường khơng co giãn theo giá bởi vì người ta thường khơng thay đổi thói quen một cách dễ dàng. Do đó, ta xét điều kiện Mashall – Lerner trong dài hạn với mơ hình kinh tế lượng thực chứng phân tích cho Việt Nam như sau:
dNX / dε = α + β(EX / ε) + χIM + γdy / dε Trong đó:
dNX / dε: là thay đổi của NX so với thay đổi của tỷ giá thực EX / ε: là xuất khẩu thực
β: :là hệ số co giãn của nhu cầu xuất khẩu
Điều kiện Mashall – Lerner cho rằng nếu cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng
(EX / ε = IM) và β + χ > 0 thì khi phá giá VND sẽ ảnh hưởng tích cực đến cán cân
thương mại cũng như cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Kết quả hồi qui:
Sử dụng kinh tế lượng hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất với các dữ liệu kinh tế vĩ mô thu thập như sau:
Y = dNX / dε : mức thay đổi cán cân thương mại so với biến động của tỷ giá thực X1 = EX / ε : xuất khẩu thực tế đã được điều chỉnh bởi tỷ giá thực VND
X2 = IM : nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nước ngoài
X3 = dy/dε : mức thay đổi của GDP so với biến động của giá trị thực VND
Từ kết quả kiểm định hồi qui tuyến tính trong bảng dưới, ta thấy hệ số R- Squared = 0,38083 và hệ số Adjusted R-Squared = 0,336604 mức độ tương quan giữa
các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng tương đối. Tuy nhiên, qua kiểm định đồng liên kết của Johansen (xem phụ lục), ta thấy các biến này đồng liên kết thể hiện sự phù hợp của mơ hình.
Qua kiểm định thống kê p(F), Durbin-Watson và Breusch-Godfrey bậc 3 về tự
tương quan trong mơ hình ta thấy các kiểm định này đều chấp nhận giả thiết H0, do đó thể hiện mức độ phù hợp của mơ hình (xem phụ lục).
Theo kiểm định trên, ta kết luận mơ hình ban đầu ta chọn là phù hợp với phương trình sau:
Y = - 15.754,70 – 17,13593X1 + 13,66956X2 – 0,240181X3
Hệ số β thể hiện tác động của xuất khẩu thực (EX/ε) lên mức tăng giảm của NX. Hệ số β = - 17,13593 cho thấy ảnh hưởng của xuất khẩu thực kỳ này đến mức độ biến
động của cán cân thương mại là ngược chiều.
Tương tự hệ số χ = 13,66956 cho thấy tác động thuận chiều của nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đến cán cân thương mại.
Biến X3 có hệ số γ = -0,240181 với sai số rất thấp 0,052178. Vậy mức độ giải
thích của biến này trong mơ hình rất tốt, biến X3 có hệ số âm có nghĩa là thu nhập quốc dân có mối tương quan nghịch biến đối với sự thay đổi của cán cân thương mại. Điều
này được hiểu là tăng trưởng kinh tế sẽ không giúp cải thiện cán cân thương mại. Với kết quả mơ hình hồi qui trên, ta có điều kiện Marshall – Lerner sau:
β + χ = - 17,13593 + 13,66956 < 0
Từ năm 2000 đến 2010, cán cân thương mại và dịch vụ của nước ta liên tục bị thâm hụt, dù tỷ giá thực hiệu REER cao hơn 1 trong giai đoạn 2000 - 2007 nên kim ngạch xuất khẩu thực tế (EX/ε) càng nhỏ hơn so với tổng kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ. Trong trường hợp phá giá VND đưa tỷ giá thực cao hơn thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời cũng làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều hơn. Theo điều kiện Marshall – Lerner, thì tổng hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0 nên việc phá giá tiền tệ sẽ không mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Như ta đã biết, các biến kinh tế thường có tác động trễ, sự biến động của tỷ giá trong kỳ này sẽ có ảnh hưởng đến cán cân thương mại trong các kỳ sau đó. Do đó, để xem xét tác động của các yếu tố này ta hồi qui lại mơ hình trên và đưa thêm các biến trễ vào, ta có kết quả như sau:
Theo mơ hình ta thấy hệ số R-squared (48,3%) và Adjusted R-squared (40,2%) cao hơn mơ hình ban đầu – chưa đưa biến trễ vào. Điều này chứng tỏ có sự tác động trễ của xuất khẩu và nhập khẩu lên cán cân thương mại trong những kỳ sau. Hơn nữa các hệ số = - 27,48772 và = 23,33585 cũng đúng với ý nghĩa thống kê.
Khi tỷ giá thực tăng lên (đồng nội tệ mất giá), hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với người tiêu dùng nước. Tuy nhiên, xuất khẩu khơng tăng lên ngay được vì hoạt
động xuất khẩu thường được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn. Cịn kim ngạch nhập
khẩu thì tăng lên do giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. Do vậy cán cân thương mại và dịch vụ có xu hướng giảm xuống cho đến khi tỷ giá thực sự tác động đến xuất khẩu làm cải thiện cán cân thương mại. Điều này phù hợp với đường cong tuyến J
Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ 1999 – 2010 (Đvt: Triệu USD)
Nguồn: Reuters, TCTK Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là khống sản thơ và hàng dệt may tiêu dùng, các sản phẩm da giày, nông sản. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là dầu thô (năm 2008 là 10,3 tỷ USD, năm 2009 là 6,2 tỷ USD – giảm 39,8% so 2008 và 2010 là 4,9 tỷ USD – giảm 20,9% so 2009), dệt may (năm 2008 là 9,1 tỷ USD, năm 2009 là 9 tỷ USD và 2010 là 11,1 tỷ USD – tăng 23,3% so 2009), giày dép (năm 2008 là 4,7 tỷ USD, năm 2009 là 4 tỷ USD – giảm 14,8% so 2008 và 2010 là 5,07 tỷ USD – tăng 26,75% so 2009), thủy sản (năm 2008 là 4,5 tỷ USD, năm 2009 là 4,2 tỷ USD và 2010 là 4,9 tỷ USD – tăng 16,7% so 2009).
Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (năm 2008 là 13,7 tỷ USD, năm 2009 là 12,3 tỷ USD – giảm 10,2% so 2008 và 2010 đạt 13,4 tỷ USD – tăng 8,9% so 2009), xăng dầu (năm 2008 là 10,9 tỷ USD, năm 2009 là 6,1 tỷ USD - giảm 44% so 2008 và 2010 đạt 5,7 tỷ USD – giảm 6,5% so 2009), sắt thép (năm 2008 là 6,6 tỷ USD, năm 2009 là 5,3 tỷ USD – giảm 19,6% so 2008 và 2010 đạt 6,1 tỷ USD – tăng 15,09% so 2009).
Với cơ cấu như trên, các mặt hàng xuất khẩu đa số là các mặt hàng có độ co
giãn cao với giá. Kể từ năm 2002 – nay, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta đang ở mức tăng rất thấp do phải cạnh tranh với các nước trên thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.
Trong khi đó, nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng ít co giãn với giá, đó là những hàng hóa khơng thể thay thế. Khi giá cả hàng hóa nước ngồi đắt hơn thì nhu
cầu trong nước đối với hàng hóa nước ngồi sẽ giảm, nhưng giảm rất ít do đó là những mặt hàng thiết yếu, ngược lại giả cả lại đắt hơn nhiều làm cho kim ngạch nhập khẩu
vẫn tăng.
Theo kết quả hồi qui trên, hệ số co giãn của hàm xuất khẩu lớn hơn hệ số co giãn của hàm nhập khẩu nên biến động của xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ lớn hơn.
Điều này sẽ khơng ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại.