Các giải pháp ở tầm vi mơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 67 - 68)

3.1.1 Nâng cao chất lượng nơng sản

Để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững và hiệu quả thì bản thân doanh nghiệp xuất khẩu cần cĩ nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định với sản lượng lớn, đạt chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm, giá cả hợp lý theo yêu cầu của cơng nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, giải pháp liên kết trồng nơng sản chất lượng cao là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị động trong cơng tác thu mua và cĩ thể chủ động ký kết và tổ chức thực hiện các đơn hàng lớn. Thực hiện mối liên kết chặc chẽ giữa các nhà: nhà nơng, nhà khoa học và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và gĩp phần đưa sản xuất nơng nghiệp theo hướng tập trung qui mơ lớn. Doanh nghiệp xuất khẩu nên tham gia trực tiếp vào quá trình giám sát sản xuất, chăm sĩc, thu hoạch theo tiêu chuẩn sản xuất tốt trong nơng nghiệp GAP và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Giải pháp này sẽ tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho cơng tác chế biến nơng sản xuất khẩu:

- Trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm cho hàng nơng sản xuất khẩu. Mầm bệnh trong lúa gạo, cà phê và dư lượng độc tố cao, cùng với sự hiện diện của các lồi sâu bệnh là các vấn đề thường gặp. Để mở rộng sản xuất sạch, nâng cao chất lượng nơng sản, bảo đảm an tồn thực phẩm, cần ưu tiên những giải pháp sau đây:

¾ Tăng cường kiểm sốt các loại chế phẩm liên quan đến cung ứng đầu vào cho sản xuất nơng sản như giống, phân bĩn hố chất, nước tưới, các chất kích thích sinh trưởng,…

¾ Nhanh chĩng mở rộng các hình thức sản xuất sạch, phát triển nền nơng nghiệp hữu cơ.

53

¾ Chuyển từ canh tác truyền thống mang nhiền hạn chế sang sản xuất mang đậm tính khoa học như chương trình tiêu chuẩn sản xuất tốt trong nơng nghiệp (GAP-Good Agricutural Practices), phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

- Đầu tư phát triển cơng nghệ chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Phương pháp này cịn tránh tình trạng lưu thơng chồng chéo qua nhiều tầng nất trung gian, đẩy chi phí lên cao, tranh mua tranh bán gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

3.1.2 Hạ thấp chi phí sản xuất nơng sản

- Sử dụng các giống cĩ năng suất cao, giảm thiểu chi phí cho một đơn vị sản phẩm.

- Giảm chi phí các yếu tố đầu vào cho nơng nghiệp như thuỷ lợi phí, điện, vật tư nơng nghiệp,… tạo lập sự liên kết giữa nơng dân và các nhà cung ứng vật tư nơng nghiệp để tiết kiệm chi phí đầu vào.

- Tổ chức hợp lý quy mơ sản xuất theo hướng “dồn điền, đổi thửa” liên kết các hộ nơng dân gĩp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tiền và các chứng từ cĩ giá thành lập HTX, cơng ty dịch vụ nơng nghiệp theo hướng chuyên nghiệp để tăng diện tích và qui mơ canh tác, nhằm giảm chi phí trong q trình sản xuất, tăng tính cạnh tranh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà nơng để hạn chế đến mức tối đa tác hại của thiên nhiên như thiên tai, dịch bệnh, và để tránh tổn thất gĩp phần làm giảm đáng kể chi phí sản xuất nơng sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)