Khái quát về thực trạng xuất khẩu hàng nơng sản chủ lực (giai đoạn 2000 –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 46 - 51)

LỰC (GIAI ĐOẠN 2000 – 2008)

2.4.1 Đối với mặt hàng lúa gạo

Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà cịn trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng của thế giới. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, nếu như trong năm 1990 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1.48 triệu tấn thì năm 2008 đã đạt 4.74 triệu tấn.Trong 8 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của sản xuất

33

lúa gạo khá ổn định, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ 9,5% trong năm 1990 lên tới 26,7% trong năm 2000 và 30% năm 2008.

Bảng 2.6: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lúa gạo 2000-2008

Năm Khối lượng xuất khẩu (1.000 tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

2000 3,476.7 667.8 2004 4,063.1 950.3 2005 5,254.8 1408.4 2006 4,642 1275.9 2007 4,580 1490.2 2008 4,741.9 2894.4

Nguồn: Niên giám thống kê 2008.

Biểu 2.9: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lúa gạo 2000-2008

0.00 1,000.00 2,000.00 3,000.00 4,000.00 5,000.00 6,000.00 2000 2004 2005 2006 2007 2008 năm 1. 000 t n 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 tr i u U SD Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Năm 2008, theo Trung tâm nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực châu Á (chiếm 58.8%), phần cịn lại là châu Phi (22%), châu Mỹ (15,8%) và thị trường mới được mở rộng: Châu Âu (3.3%) (xin tham khảo phụ lục số 06, 07 và 08). Phần lớn các khu vực thị trường chính cĩ trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh tốn hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ cĩ chất lượng tiêu dùng cao cịn rất hạn chế. Nhìn chung, việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường cĩ chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.

Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luơn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2007 là 10-20USD/tấn, năm 2008 từ 20- 90USD/tấn so với Thái Lan (xin tham khảo phụ lục số 05).

2.4.2. Đối với mặt hàng cà phê.

Về tiêu thụ cà phê, cĩ 3 loại sản phẩm mà người trồng cà phê thường bán là cà phê quả tươi, cà phê quả khơ và cà phê nhân xơ, trong đĩ, chủ yếu là cà phê nhân xơ.

34

Các kênh tiêu thụ, trong đĩ các cơ sở sản xuất cà phê thơng qua các đại lý hoặc những người thu gom. Các đại lý và người thu gom đĩng vai trị quan trọng trong thu mua cà phê, chiếm khoảng 90% sản lượng cà phê.

Với nước ta, cà phê là loại nơng sản xuất khẩu lớn thứ hai sau lúa gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm khoảng hơn 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu nơng sản hằng năm. Niên vụ 2007/2008, cà phê của nước ta đã được xuất khẩu đến hơn 70 nước trên thế giới, trong đĩ cĩ 10 nước đứng ở hàng đầu là: Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Angieri, Anh, Pháp, Hàn Quốc và Nhật. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là 2 thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 274 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, Hoa Kỳ đạt 211 triệu USD, chiếm 10% (xin tham khảo phụ lục số 17).

Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.7

Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta.

Khối lượng Kim ngạch xuất khẩu giá xuất khẩu Năm

Xuất khẩu (nghìn tấn) (triệu USD) USD/tấn

2000 733.9 501.4 683.20 2004 976.2 642 657.65 2005 912.7 740.3 811.11 2006 980.9 1217.2 1,240.90 2007 1232.1 1916.7 1,555.64 2008 1059.5 2111.2 1,992.64

Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam 2009

Biểu 2.10: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta.

0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2004 2005 2006 2007 2008 năm

Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

giá xuất khẩu USD/tấn

Xuất khẩu cà phê nước ta tăng nhanh từ 733.9 nghìn tấn năm 2000 đến 1232.1 nghìn tấn năm 2007 và các năm sau mỗi năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn năm

35

trước, năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới sản lượng xuất khẩu đã giảm 14% so với 2007. Nhưng, khối lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 so với 2000 vẫn gấp 1.44 lần. Từ đĩ, ta thấy tốc độ xuất khẩu cà phê đã tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2008 là 9,13%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh: kim ngạch xuất khẩu năm cao nhất là năm 2008, đạt 2,111.2 triệu USD, gấp 4.21 lần so với năm 2000. Đến 2008, tuy khối lượng cà phê xuất khẩu giảm, nhưng giá cà phê xuất khẩu tăng cao, nên kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất. Tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2000- 2008 là 35%/năm, một tốc độ được đánh giá là khá cao.

Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu: cho đến nay, chúng ta vẫn xuất khẩu cà phê nhân khơ, cà phê nguyên liệu. Cà phê qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hồ tan cịn xuất khẩu hạn chế.

Về giá cả, ta thấy giá cà phê liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên giá cà phê bán ra của ta so với các nước vẫn thấp (Giá cà phê vối, robusta, Việt nam và thế giới giai đoạn 2000-2008 xin tham khảo phụ lục số 19), cĩ thể thấy qua các nguyên nhân sau

đây:

Thứ nhất, do cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là cà phê vối,

mà cà phê vối cĩ giá thấp hơn cà phê chè rất nhiều.

Thứ hai, chất lượng cà phê nhân của ta chưa đồng đều, khơng cao do khâu chăm bĩn, nhiều người trồng cà phê khơng đủ vốn đầu tư chăm sĩc, làm chất lượng quả khơng cao, khi thu hoạch lại hái lẫn nhiều quả xanh; sau khi thu hoạch chủ yếu là chế biến thủ cơng trong những điều kiện thiếu đảm bảo.

Thứ ba, cơng tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu, khai thác bạn hàng…cịn hạn chế,

tuy 2 năm gần đây cĩ những chuyển biến trong giao dịch thương mại, nhất là thương mại điện tử theo các hợp đồng kỳ hạn.

2.4.3. Đối với mặt hàng cao su

Cao su luơn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, xuất khẩu cĩ giá trị cao. Tốc độ phát triển bình quân của kim ngạch xuất khẩu cao su trong giai đoạn 2000-2008 là 35.28 %, cao nhất trong các nước xuất khẩu cao su như Thái Lan 2,37%, Indonesia 5,27%, Malaysia 3,52%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất cao nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến cịn sản lượng xuất khẩu tăng khơng đáng kể, chỉ khoảng 13.32%. Xuất khẩu cao su năm 2008 của Việt nam đạt

36

685.3 nghìn tấn, so với năm trước giảm 4% về lượng, tăng 15% về kim ngạch (Bảng số

liệu về: khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su 2000-2008 xin tham khảo phụ lục số 03). Trong kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150

triệu USD trong năm 2008, với mặt hàng chính là săm lốp chiếm 11% doanh thu.

Biểu 2.11: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su 2000- 2008

Hiện nay, Việt Nam cĩ gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 64% tổng sản lượng xuất khẩu. Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất hiện nay so với các chủng loại khác. Trong năm 2008, cao su khối SVR3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 44.43%. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2411 USD/tấn. Cao su SVR3L nằm trong chủng loại cao su kỹ thuật, mặc dù Viêt Nam xuất khẩu nhiều (trung bình chiếm trên 60%) nhưng hầu hết chỉ xuất sang thị trường Trung Quốc, nên giá loại cao su này khơng cao. Loại cao su ly tâm và cao su cĩ độ nhớt ổn định, thị trường thế giới cần nhiều và cĩ giá cao thì Việt Nam lại xuất ít, trung bình 2 loại này chỉ chiếm 9%. Các loại cao su khác chiếm khoảng 30%. Nếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaisia… thì tỷ trọng cao su xuất khẩu chất lượng cao của Việt nam cịn thấp.

Biểu 2.12: Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam 2008 (%).

Mặc dù lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam rất lớn nhưng hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu thơ, chỉ cĩ 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất

37

khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu cĩ khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đĩ, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.

2.4.4 Nhận xét:

Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nơng sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua tăng nhanh cả về sản lượng và giá bán, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Tuy nhiên, do sản phẩm khơng đồng bộ về chất lượng, nghèo nàn về chủng loại, và hầu hết các sản phẩm xuất khẩu ở dạng sơ chế hoặc sản phẩm thơ, sản phẩm nguyên liệu; cùng với cơng tác xúc tiến thương mại, khai thác khách hàng hạn chế nên giá bán, sản lượng xuất khẩu và thị phần thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 46 - 51)