Đánh giá chung về tình hình của Xí nghiệp Vận Tải Đường Sắt

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CTY GANG THÉP THÁI NGUYÊN (Trang 67 - 79)

- Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết

3.1.Đánh giá chung về tình hình của Xí nghiệp Vận Tải Đường Sắt

5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

3.1.Đánh giá chung về tình hình của Xí nghiệp Vận Tải Đường Sắt

3.1.1 Những thành công mà Xí nghiệp đạt được

Trong năm 2013, mặc dù tính hình kinh tế có nhiều biến động, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,. Nhưng Xí nghiệp vẫn đạt được những thành công nhất định. Đảm bảo tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Cụ thể các thành công của Xí nghiệp trong từng lĩnh vực như sau:

Công tác Lao động tiền lương

Năm 2013 lao động của Xí nghiệp không có nhiều biến động so với năm trước, điều này không gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh do Xí nghiệp đã cân đối lao động hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, đồng thời đảm bảo được các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ như: công tác quản lý và kiểm tra việc sử dụng lao động, thực hiện định mức lao động, sắp xếp lại lao động, tăng cường biện pháp tăng năng suất lao động, hàng quý nghiên cứu sửa đổi đơn giá tiền lương và quy chế phân phối thu nhập phù hợp với hiệu quả công việc, đồng thời tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc, phối hợp với phòng kế toán chi trả lương kịp thời nên đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.

Xây dựng hoàn chỉnh và tổ chức phổ biến các tiêu chuẩn viên chức chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ, tiêu chuẩn các cấp bậc thợ của ngành nghề trong nhà máy. Thực hiện quy chế của công ty về nhận xét đánh giá cán bộ, việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm., bổ nhiệm lại, và tổ chức luân phiên cán bộ trong toàn Xí nghiệp. Có quý chế trả lương riêng cho từng quý, xây dựng và áp dụng hình thức trả lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất có tác dụng nâng cao năng suất lao động. Trong quá trình hoạt động luôn luôn có đội ngũ kiểm tra kỹ thuật, quy trách nhiệm rõ ràng cho từng tổ đội sản xuất đối với những vấn đề không đúng vì vậy nâng cao ý thức tập trung lao động, giảm được việc chậm trễ, khiếu nại của khách hàng từ đó giúp nâng cao uy tín của Xí nghiệp.

Tình hình chi phí giá thành

Nhìn chung tình hình chi phí của Xí nghiệp có những biểu hiện tương đối tốt. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, chi phí hoạt động tài chính tăng nhưng cũng đem lại lợi nhuận cao cho Xí nghiệp. Để có được những thành công đó là do Xí nghiệp đã thực hiện việc tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển dịch đầu tư đúng theo xu hướng, tạo ra lợi nhuận. Xí nghiệp cũng nhìn thấy lợi ích của việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại chất lượng cao đã làm giảm thiểu chi phí sửa chữa, bảo

dưỡng. Đây là chiến lược đúng đắn, hợp lý trong bối cảnh Xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình tài chính

Mặc dù năm 2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn, khủng hoảng, lạm phát gia tăng nhưng Xí nghiệp cũng đã có những thành công nhất định. Xí nghiệp đã đảm bảo mục tiêu về bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với các cổ đông, nhà nước và người lao động. Tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm cho thấy Xí nghiệp sẽ không phải chịu nhiều rủi ro trong vấn đề tài chính. Xí nghiệp không mắc phải các vướng mắc về dòng tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh toán của Xí nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối lớn giúp cho xí nghiệp thanh toán được các khoản nợ và chớp lấy được cơ hội kinh doanh.

3.1.2 Những hạn chế mà Xí nghiệp gặp phải

Bên cạnh nhưng thành công mà Xí nghiệp đạt được, Xí nghiệp không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định

Việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ chủ yếu do tổng công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên đảm nhiệm, nên công tác Marketing tại nhà máy chưa được quan tâm nhiều, không được tổ chức một cách hệ thống và chưa có bộ phận chuyên môn đảm nhiệm như nhiều công ty độc lập khác, không có một chiến lược marketing để định hướng, chưa có một chính sách sản phẩm hoàn chỉnh, hệ thống kênh phân phối còn hạn hẹp. Xí nghiệp không đầu tư nhiều cho việc truyền bá, quảng cáo dịch vụ. Do đó, không phát huy được hiệu quả trong việc hoạt động vận tải của Xí nghiệp.

Tình hình tài chính vẫn còn nhiều vấn đề cần đáng chú ý như: Doanh thu giảm cùng với đó lợi nhuận gộp giảm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng

chứng tỏ Xí nghiệp quản lý chưa tốt các khoản phải thu này. Các hệ số thanh toán đều giảm, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản vay của Xí nghiệp đang có phần bị hạn chế. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chưa được cao. Xí nghiệp cần tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Các khả năng sinh lời của Xí nghiệp còn ở mức thấp và có xu hướng giảm, đây là vấn đề mà Xí nghiệp phải đặc biệt quan tâm thêm và cần có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2. Những nguyên nhân thành công cũng như hạn chế3.2.1.Những nguyên nhân thành công 3.2.1.Những nguyên nhân thành công

Bộ máy quản trị của Xí nghiệp hoạt động tích cực, chất lượng và hiệu quả cao. Các thành viên trong bộ máy quản trị giàu kinh nghiệm trong hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh.

Tình hình chính trị nội bộ ổn định, cán bộ công nhân viên đoàn kết hăng hái thi đua tích cực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

Cán bộ công nhân viên có trình độ, có năng lực cao, ngày càng được đào tạo hoàn thiện về kiến thức và chuyên môn làm cho chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao.

Tập thể cán bộ công nhân viên luôn hoàn thành kế hoạch đề ra như kế hoạch tiết kiệm chi phí giá thành…

3.2.2 Nguyên nhân hạn chế

Do là Xí nghiệp trực thuộc Công ty Cổ Phần Gang thép Thái Nguyên nên các hoạt động Marketing chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Xí nghiệp không có một chiến lược marketing để định hướng hiệu quả. Chưa thực sự năng động, chủ

động trong việc tiếp cận khách hàng và công chúng. Chủ yếu các hoạt động Marketing đều được lập từ Tổng Công ty.

Khủng hoảng tài chính, lạm phát gia tăng kéo theo giá cả thị trường biến động, giá xăng dầu quốc tế và trong nước tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Một số nhân viên không làm đúng quy trình của tiêu chuẩn chất lượng nên vẫn còn khách hàng khiếu nại.

3.3. Đề xuất, kiến ngị, giải pháp

Năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công hội nghị APEC đem lại nhiều cơ hộ nhưng cũng không ít khó khăn, nhất là đối với thị trường thép xây dựng trên thế giới và trong nước vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp, cung lớn hơn cầu, cạnh tranh trong tiêu thụ ngày càng quyết liệt. Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp vận tải đường sắt, bằng phương pháp khảo sát điều tra, quan sát thực tế tại xí nghiệp có thể thấy trong tình hình mới hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt làm cho Xí nghiệp gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Từ những phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, những ưu điểm và hạn chế của Xí nghiệp, nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh em có một số kiến nghị đến Xí nghiệp như sau:

Chú trọng tới hoạt động Marketing

Để nâng cao hiệu quả công tác Marketing của Xí nghiệp trước hết Xí nghiệp cần phải có đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, năng lực và đào tạo chính quy. Nhằm giúp Xí nghiệp nghiên cứu và ứng dụng một số các biện pháp sau:

- Trước hết Xí nghiệp cần bố trí hợp lýđội ngũ nhân viên Marketing để đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ và giải đáp những thắc mắc của khách hang.

- Thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp với xí nghiệp

- Thông tin về năng lực bản thân đơn vị như : tài chính, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực, kinh nghiệm hoạt động.

- Thông tin về văn bản pháp quy Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

- Chiến lược giao tiếp và quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh của nhà máy, gặp gỡ giao tiếp với khách hàng để tìm hiểu và tạo mới quan hệ gắn bó lâu dài.

- Tìm kiếm thị trường: Ngay từ bây giờ xí nghiệp phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tránh tình trạng phụ thuộc vào một nhà phân phối như hiện nay, đồng thời thực hiện mở rộng thị trường nâng cao sản lượng tiêu thụ.

Về lao động tiền lương

Việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý một mặt giảm chi phí do lao động dư thừa mặt khác tạo tâm lý thi đua làm việc, nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy xí nghiệp cần phải:

-Rà soát chất lượng lao động, sắp xếp bố trí lao động sao cho hợp lý, phù hợp với công việc, đảm bảo được năng suất lao động, nâng cao tính kỷ luật và trach nhiệm của CBCNV.

- Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Tổ chức thi đua và khuyến khích vật chất bằng các phong trào : Phong trào tiết kiệm, hạ giá thành; phong trào phát huy sáng kiến…

-Phải xây dựng được chiến lược tăng năng suất lao động phù hợp với từng điều kiện và giai đoạn cụ thể

- Tổ chức thi đua và khuyến khích vật chất bằng các phong trào : Phong trào tiết kiệm, hạ giá thành; phong trào phát huy sáng kiến…

Xí nghiệp nên chú ý đến việc cải tiến máy móc, thay thế những máy móc đã cũ từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa, hỏng hóc khi đang hoạt động gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và sẽ đảm bảo cho hoạt động của Xí nghiệp được ổn định và hiệu quả, tạo uy tín và sự tin tưởng cho các đối tác kinh doanh.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo đủ cơ số và chất lượng phụ tùng, vật tư chủ yếu phục vụ cho sửa chữa và thay thế.

Phải chú trọng khâu quản lý vận hành thiết bị, thực hiện nghiêm túc quy trình quy phạm, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khâu vận hành

Thực hiện việc nghiên cứu cải tiến, đổi mới thiết bị phụ tùng theo hướng tiết kiệm, giảm chi phí sửa chữa, ổn định và nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị phụ tùng.

Đẩy nhanh quá trình khấu hao TSCĐ theo tình hình sản xuất kinh doanh đồng thời đi đôi với công tác bảo quản, bảo dưỡng theo định kỳ TSCĐ nhằm tránh những sai hỏng, hiện trạng dừng máy đột ngột nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chú trọng về tài chính.

Đẩy mạnh hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng trong những năm tiếp theo nhằm tạo nguồn lực về tài chính như: tăng các khoản nguồn vốn quỹ đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển để tăng nguồn vốn kinh doanh mà vẫn đảm bảo đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Tiến hành phân bổ các khoản nợ phải trả một cách hợp lý cho những kỳ tiếp theo tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là kế hoạch sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tăng thì phải phân bổ khoản nợ phải trả tăng vào chi phí sản xuất trong kỳ để tránh sự tăng giá thành một các đột biến, đồng thời có thể đẩy nhanh quá trình trả nợ. Các khoản nợ phải trả không tính vào chi phí sản xuất tiến hành trả bằng những khoản lợi nhuận thu được hàng năm.

KẾT LUẬN

Hiện nay môi trường kinh doanh ngày càng biến động, đặc biệt từ khi việt nam ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước phải luôn có tư tưởng đổi mới, tìm ra cho mình một hướng đi thích hợp với những thay đổi. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy không những là mong mỏi của các cấp lãnh đạo mà còn của tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp

Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp vừa qua em nhận thấy rằng: Về phía ban lãnh đạo Xí nghiệp luôn cố gắng quản lý tốt công việc , không ngừng áp dụng các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Về phía cán bộ công nhân viên luôn lỗ lực phấn đấu thi đua sản xuất kinh doanh.

Với những kiến thức được các thầy cô giáo giảng dậy trong nhà trường, em đã phân tích đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của xí nghiệp và đưa ra một số ý kiến về các biện pháp nâng cao, thúc đẩy sản xuất kinh

doanh ở xí nghiệp. Đây là vấn đề khó tuy nhiên dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nông Thị Dung và các cô, chú, anh chị trong ban lãnh đạo xí nghiệp, sau ba tháng thực tập đến nay em đã hoàn thành bài báo cáo của mình. Nhưng do trình độ còn hạn chế, kiến thức cũng như kinh nghiệm chưa nhiều nên trong bài báo cáo của em có thể có những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Nông Thị Dung, và sự góp ý của các cô, chú , anh chị trong nhà máy để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành đến cô giáo hướng dẫn Nông Thị Dung và các anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiêp của mình, trường Đại học Kinh tế và QTKD đã tạo điều kiện tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp này cho sinh viên chúng em.

Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Tháng 4 Năm 2014 Sinh viên: Đinh Xuân Hoàn

BẢNG BIỂU PHỤ

Bảng cân đối kế toán năm 2012-2013 Tài sản

Năm 2012 Năm 2013

A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN

HẠN 53,193,626,444 55,109,520,153

(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160)

I. Tiền 54,220,643 39,447,067

1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 16,677,313 7,866,184

2. Tiền gửi Ngân hàng 37,543,330 31,580,883

3. Tiền đang chuyển

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2. Đầu tư ngắn hạn khác

III. Các khoản phải thu 46,279,374,553 48,371,078,661

1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán

3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

4. Phải thu nội bộ 46,169,755,840 48,350,335,433

- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 40,855,361,186 42,738,789,356 - Phải thu nội bộ khác 5,314,394,654 5,611,546,077

5. Các khoản phải thu khác 109,618,713 20,743,228

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)

IV. Hàng tồn kho 6,849,949,400 6,698,994,425

1. Hàng mua đang đi trên đường

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 6,746,227,003 5,835,380,344

3. Công cụ, dụng cụ trong kho 98,235,004 89,898,573

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 72,925,379

5. Thành phẩm tồn kho 1,233,943 697,124,688

6. Hàng hóa tồn kho 4,253,450 3,665,441

7. Hàng gửi đi bán

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

V. Tài sản lưu động khác 10,081,848

1. Tạm ứng 10,081,848

2. Chi phí trả trước

3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý

5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

VI. Chi sự nghiệp

2. Chi sự nghiệp năm nay

B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN

31,453,319,740 38,774,685,898 (200 = 210 + 220 + 230 + 240) I. Tài sản cố định 31,453,319,740 38,774,685,898 1. Tài sản cố định hữu hình 31,450,819,740 38,774,685,898

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CTY GANG THÉP THÁI NGUYÊN (Trang 67 - 79)