Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 06/2001

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 33)

2.1 Khái quát TTCK Việt Nam hiện nay

2.1.1.1 Giai đoạn từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 06/2001

Vào thời điểm này cơ cấu các cơ quan chức năng và các bộ phận thành viên trên TTCK Việt Nam gồm UBCKNN, TTGDCK Tp.HCM. 8 CTCK, 6 cơng ty kiểm tốn

và 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài được thừa nhận về tư cách pháp lý phục vụ cho các

công ty niêm yết và các NĐT. Đây Có thể được coi là giai đoạn "cực nóng" của TTCK với tổng số tài khoản được mở là 15.000 tại các CTCK và thị trường chỉ có 11 loại chứng khoán (5 loại CP và 6 loại TP) điều này làm cho mất cân đối cung cầu dẫn

đến chỉ số VN - Index chỉ trong 11 tháng đã tăng từ 100 lên 571 điểm. Nguyên nhân chính của sự tăng giá nhanh nh ư vậy là do mất cân đối trong quan hệ cung cầu - cung thiếu do còn quá ít người bán (đơn vị niêm yết) và lượng cổ phiếu phát hành trong khi

đó cầu lại lớn gấp hàng chục lần, chủ yếu do ch ơi chứng khoán vừa mới lạ, vừa khá hấp dẫn do có lãi suất lớn, người chơi khá yên tâm khi có Nhà nư ớc trực tiếp đứng ở

đằng sau trong giai đoạn thử nghiệm. Một nguyên nhân khác là do các kênh đ ầu tư

khác rất hạn chế. Giá tiêu dùng giảm hoặc tăng thấp. Để giảm bớt áp lực cung cầu, UBCKNN đãđiều chỉnh biên độ giao dịch CP, đồng thời hạn chế khối l ượng đặt lệnh,

đưa thông tin về thời hạn nắm giữ CP, đưa thêm hàng hóa vào niêm y ết. Tuy nhiên, việc mở rộng biên độ lớn trong khi khối l ượng hàng hóa đưa vào thị trường khơng đáp

ứng được nhu cầu NĐT, nên giá CK ngày càng tăng mạnh (mỗi phiên tăng +7%), làm

cho thị trường mất cân bằng cung – cầucàng lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 33)