Rủi ro đến từ thông tin nhận định thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Nước ta đã có những chính sách thu hút nguồn vốn đầu t ư gián tiếp từ lúc thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động. Từ sự đánh giá cao các kinh nghiệm lâu

năm của các nhà đầu tư nước ngồi hay các chun gia trên thị trường chứng khốn

nên các nhận định của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, TTCKVN cịn rất non trẻ, còn đầu tư theo bầy đàn nên các

nhận định thị trường cũng có thể ảnh h ưởng khơng tốt đến sự phát triển của TTCKVN.

Đơn cử như các báo cáo nước ngoài khi nêu những thống kê và những cảnh báo

về TTCK VN. Nhất là những khuyến nghị mang tính nhạy cảm kiểu như: P/E của

TTCK VN đang ở mức quá cao, hay nhận định của HSBC trong tháng 07 năm 2007 "VN - Index giảm xuống 900 điểm vào cuối năm 2007"... khiến khơng ít NĐT có những dự đốn tiêu cực về thị trường làm cho các nhà đầu tư bàn ra ồ ạt khiến VN- Index xuống 30,5 điểm còn 994,17 điểm vào ngày 2 tháng 7 năm 2007. Với một thể chế thị trường bậc cao, việc nhiều tổ chức công bố những báo cáo nghiên cứu thị

trường là hồn tồn bình thường, tuy nhiên NĐT khơng xem xét những nhận định đó

dưới góc độ tham khảo,mà xem nó như là một xu hướng đúng của thị trường.

Sau báo cáo của HSBC chưa kịp lắng xuống thì một lần nữa cộng đồng nhà đầu

tư Việt Nam lại chịu ảnh h ưởng thêm một cú sốc khi Tập đoàn Merrill Lynch có báo

cáo về chiến lược đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 5/7/2007. Merrill Lynch phân tích 4 yếu tố: giá trị giao dịch trên thị trường chính thức, diễn biến chỉ số VN-Index, EPS (chỉ số thu nhập/cổ phần), P/E (hệ số giá/lợi nhuận) từ bản phân tích

này mà ML đạ phân bổ tài sản đầu tư ở châu Á, thì dễ dàng thấy là ML có thế mạnh

đầu tư vào các thị trường đã khá phát triển, như bốn con hổ Châu Á (Hàn Quốc, Đài

Loan, Hồng Kông, Singapore) và Úc (tổng cộng khoảng 70 %), trong khi các thị

trường mới nổi và nhỏ như các nước Đơng Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam) thì rõ ràng khơng phải là thế mạnh của ML (chỉ chiếm vỏn vẹn có 8.5%).

Phần cịn lại được phân bổ cho Trung Quốc (14%) và Nam Á.

Bảng 2.8: Phân bổ chiến lược đầu tư tại châu Á thái Bình Dương của Merrill Lynch

Từ nhận định của báo cáo Merrill Lynch mà kéo theo sự sụt giàm đáng kể của

các NĐT trên TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 16-7-2007, chỉ số VN-Index mất

19,9 điểm, xuống còn 995,83điểm.

Trên thị trường chứng khốn ln tồn tại nhiều loại nhận định khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau ví dụ như ta thấy báo cáo của HSBC ngày 7/4/2008 dự báo VN- Index vào cuối năm 2008 là 600 điểm tuy nhiên một báo cáo trong vài tháng trước

cũng của tổ chức này dự báo cuối 2008 VN-Index là 1100 điểm vì thế các nhà đầu tư chỉ dựa vào các nhận định từ các tổ chức mà điều chỉnh hành vi đầu tư của mình là tự mang lại cho NĐT nhiều rủi ro. Tuy thế, ở một thị trường mới nổi như TTCK VN thì việc cơng bố các báo cáo đó có tác động khá lớn đến thị tr ường, đặc biệt khi nó được cơng bố trong giai đoạn thị tr ường ảm đạm như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)