Xu hƣớng phát triển thị trƣờng vàng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 87 - 112)

3.1.1 Thị trƣờng vàng thế giới hiện nay và triển vọng

3.1.1.1 Xu hướng biến động giá

Từ đầu năm 2010, giá vàng thế giới bắt đầu hạ nhiệt do nhu cầu về đồ kim hoàn tàn lụi và lượng vàng khai thác tăng dần, giá vàng giao ngay trong tháng 2/2010 dao động quanh ngưỡng 1.100 USD/oz. Xu hướng tăng giá vàng từ năm 2001 đến nay có thể sẽ dừng lại trong giai đoạn trung hạn do lãi suất tại Mỹ đang nằm ở mức thấp kỷ lục và không thể giảm sâu hơn nữa, trong khi USD bắt đầu trở nên vững chắc từ tháng 12/2009 do lo ngại về nợ nần tăng cao tại nhiều nước trong khu vực Châu Âu đã giáng mạnh vào đồng Euro, gây bất lợi cho hoạt động đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, khả năng tăng lãi suất tại Mỹ chỉ có thể bắt đầu từ quí 4/2010, thậm chí có thể muộn hơn, khi đó USD sẽ tăng giá vững và vàng giảm giá rõ nét.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, những lo ngại về tính ổn định của tiền giấy và lạm phát có thể giữ giá vàng ở mức cao, nhưng vàng đang phải đối mặt với khó khăn trong việc giữ lại dòng vốn đầu tư bùng phát vào vàng vốn đã đẩy giá vàng lên tới 1.226 USD/ oz vào đầu tháng 12/2009.

3.1.1.2 Xu hướng tương quan cung - cầu

Về tương quan cung cầu, giá vàng tăng cũng do khu vực chính thức bán ít và nhiều NHTW vừa mới mua vào đã làm giảm nguồn cung: Ấn Độ mua 200 tấn vàng vào cuối năm 2009, Trung Quốc đã mua lượng vàng khá lớn trong những ngày đầu năm 2010. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, nhiều NHTW mua vàng cũng không làm tăng giá vàng, việc các công ty khai thác vàng mua lại vàng theo hợp đồng hoán đổi chỉ làm nhu cầu tăng một cách yếu ớt do chỉ có một công ty khai thác duy nhất (AngloGold Ashanti) là còn giữ lượng vàng dự phòng tương đối lớn. Giá vàng cao

81

đã khuyến khích hoạt động tìm kiếm và nhiều mỏ vàng được khai thác, sản lượng vàng trong năm 2010 sẽ tăng đáng kể, các công ty khai thác đã tìm cách nâng sản lượng. Tháng 12/2009, công ty khai thác vàng lớn nhất (Barrick Gold – ABX.TO) cho biết là sản lượng vàng sẽ tăng vào cuối năm 2010, công ty khai thác vàng thứ hai Newmont Mining – Nem. N) cũng tăng 5-10% sản lượng vàng so năm 2009.

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, vàng trang sức thường chiếm khoảng 2/3 nhu cầu vàng toàn cầu, đã giảm 23% trong năm 2009 do giá tăng quá cao và thu nhập cá nhân giảm mạnh, nổi bật là tại Ấn Độ với giá vàng tăng 28% so với đồng rupee và hạn hán kéo dài đã làm giảm 19% nhu cầu. Nhu cầu vàng tại Ấn Độ giảm còn do nhiều thị dân Ấn độ mua vàng chất lượng thấp và kim cương, người nông thôn mua ô tô, đồ điện và hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Nhu cầu đang bị dồn nén tại quốc gia này chưa thể phục hồi trong năm 2011 mặc dù Ấn Độ là nơi có nhu cầu vàng trang sức cao nhất thế giới, thậm chí nếu nhu cầu tăng thì tổng lượng vàng nhập khẩu tại Ấn Độ cũng vẫn thấp, tổng lượng vàng nhập khẩu vào Ấn độ trong một thập kỷ qua chỉ đạt dưới ngưỡng 800 tấn mặc dù dân số và thu nhập tăng.

Xếp thứ hai sau Ấn Độ là Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng mạnh trong dài hạn và nhiều chủng loại vàng hấp dẫn đã thúc đẩy nhu cầu tại quốc gia này với mức tăng 8,0% vào năm 2009 và vượt Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, thói quen tiết kiệm của người dân nông thôn Trung Quốc làm tăng mối quan tâm đến vàng do giá vàng tăng nhưng vẫn thấp so với thu nhập, hơn nữa còn có thị trường mua sắm trực tuyến. Động thái của người Trung Quốc mua vàng do họ không rõ giá trị bản tệ so với USD và vàng không phải là sở thích truyền thống như đối với người Ấn Độ, rất ít người giàu Trung Quốc có nhu cầu mua vàng. Tuy nhiên, nhu cầu vàng tại Trung Quốc được trang trải chủ yếu bằng lượng vàng khai thác trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài chỉ xảy ra khi giá vàng giảm sâu, nên không tác động nhiều đến thị trường vàng thế giới.

Trong khi đầu tư khai thác vàng đang làm thay đổi tương quan cung cầu, việc tăng quĩ vàng trở lại có thể xảy ra khi có tín hiệu tăng mạnh nhu cầu và điều

82

này sẽ hỗ trợ giá vàng do thị trường vàng rất nhỏ bé, mặc dù không lớn như cuối năm 2009 do giá vàng tăng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lo ngại tiếp theo là sự phá giá đồng tiền do bất ổn kéo dài trên các thị trường tài chính cũng làm tăng sự quan tâm đối với vàng để bảo tồn giá trị tài sản, một khi các đồng tiền bị mất giá.

Bên cạnh những yếu tố tác động giảm giá vàng, vàng có thể không bị tác động của sự phục hồi USD nếu những yếu tố khác nổi lên, đôi khi chỉ gây tác động tâm lý làm thay đổi tương quan cung cầu. Điều này xuất phát từ thực tế là, mặc dù kinh tế thế giới đang phục hồi, GDP toàn cầu có thể trở lại mức trước khủng hoảng vào đầu năm 2010, chủ yếu nhờ nhóm có thu nhập cao và những doanh nghiệp hưởng lợi từ sự phục hồi của giá cổ phiếu, trong khi các động lực tăng trưởng truyền thống như thị trường bất động sản và công nghiệp chế tạo hoạt động không hiệu quả, mỗi nước lại có phản ứng đối phó khác nhau tùy theo vị thế của cán cân vãng lai và điều này đang kìm hãm quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong năm 2010, kinh tế 16 nước EU tiếp tục trì trệ, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, lòng tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng xấu hơn so với kỳ vọng. Tại Vương quốc Anh, mặc dù lòng tin của người tiêu dùng đã phục hồi trong 4 tháng qua, nhưng đồng bảng Anh có nguy cơ phải phá giá do nợ công tăng cao và trái phiếu chính phủ Anh đã mất tính hấp dẫn. Đồng yên tuy không giảm mạnh nhưng không hấp dẫn nhà đầu tư do kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy thoái trong sáu tháng đầu năm 2010 với nợ công tiếp tục tăng cao và gần bằng hai lần qui mô nền kinh tế. Ngay tại Mỹ, khu vực tài khóa vẫn tác động xấu đến triển vọng phục hồi do quốc hội còn gặp khó khăn trong việc tăng thuế hoặc giảm chi tiêu. Đây là những yếu tố cơ bản phản ánh một sự phục hồi thiếu cân bằng trầm trọng và tại một thời điểm nào đó, lượng tiền cung ứng lớn sẽ dẫn đến lạm phát, và nếu lạm phát tăng cao, lãi suất và giá vàng cũng sẽ tăng theo.

Tóm lại, xu hướng vàng giảm giá thể hiện ngày càng rõ nét, nhưng thế giới còn thận trọng về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và nguy cơ mất giá đồng tiền, nhưng có lẽ các quốc gia hàng đầu sẽ không để tình hình thế giới xấu hơn, và vai trò của vàng trong nền kinh tế thế giới sẽ giảm dần. [38]

83

3.1.2 Xu hƣớng phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam

3.1.2.1 Xu hướng phát triển của các sàn giao dịch vàng tại Việt Nam

- Chuyển hướng sang kinh doanh vàng vật chất, kim loại quý thậm chí sẵn sàng tham gia lĩnh vực tài chính, chứng khoán… là phương án tối ưu mà các sàn vàng lựa chọn khi thực hiện quyết định đóng cửa sàn vàng của Chính phủ. [16]

Thực hiện chủ trương Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh sàn vàng đang gấp rút chuẩn bị mọi thủ tục cũng như giúp các nhà đầu tư tất toán tài khoản trước khi thời hạn 30/3/2010. Ngoài ra, họ cũng đang tự tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp mình.

Nhằm hạn chế rủi ro nhà đầu tư và tránh biến động về giá trên thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chậm nhất sau 90 ngày kể từ 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng (SGDV) và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động. Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh sàn vàng đều tỏ ra đồng thuận và chấp hành tốt Quyết định của Chính phủ.

Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam (VGB), ngay sau khi nhận được chỉ thị này thì VGB đã nhanh chóng gửi thông báo đến các nhà đầu tư và tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư có thể tất toán trạng thái bất cứ lúc nào có lợi cho họ. Tuy nhiên, với hạn chót 30/3/2010, sẽ có khá nhiều nhà đầu tư bị kẹt nhất là đối với nhà đầu tư còn trạng thái do họ mua phải giá cao, bán giá thấp. Nếu giá vàng thế giới ít biến động thì đến hạn chót buộc họ phải tất toán. Ngoài ra, việc đóng cửa sàn giao dịch vàng sẽ đặt VGB trước bài toán thu hồi chi phí đầu tư ban đầu và thu xếp công ăn việc làm cho các nhân viên.

Ông Nguyễn Anh Tâm - Tổng giám đốc công ty cổ phần vàng phố Wall cũng cho biết, hiện tại Sàn vàng phố Wall đang sử dụng khoảng 100 lao động. Với quyết định đóng cửa, công ty cũng đang cố gắng động viên nhân viên yên tâm bên cạnh đó đang cố gắng tìm hướng giải quyết.

84

Với khoảng 20 sàn giao dịch vàng đang hoạt động, nếu nhân lên thì số lượng nhân sự cũng hàng ngàn người. Nếu không có hướng đi mới, các sàn vàng buộc phải sa thải một lượng lớn nhân viên.

Ngoài ra, việc đóng cửa sàn vàng cũng tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại bởi trong khoản lợi nhuận của các ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sàn vàng chiếm con số không nhỏ.

Ngân hàng Eximbank, trong khoảng 7 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế đạt 915 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ mảng kinh doanh vàng, mà chủ yếu thu từ Trung tâm giao dịch vàng, đã đóng góp đến 120 tỷ đồng. Hay như Ngân hàng ACB, 6 tháng đầu năm, thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng của ACB đạt 554 tỷ đồng, tương đương 46% tổng lợi nhuận của Ngân hàng là 1.200 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ hoạt động của Trung tâm giao dịch vàng trực thuộc là không nhỏ... Như vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại cũng cần phải tìm hướng đầu tư mới khi các sàn vàng không còn hoạt động.

Mặc dù còn một số khó khăn phải giải quyết nhưng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm được hướng đi mới nhằm tận dụng tối đa cơ sở vật chất và nguồn lao động. Trong đó, ông Hải cho biết, VGB sẽ chuyển sang kinh doanh vàng vật chất. Với số lượng lao động hiện nay, công ty cố gắng tận dụng tối đa số lượng lao động đã được đào tạo có bài bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Danh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng Châu Á cho biết, doanh nghiệp này cũng đã có kế hoạch chuyển sàn kinh doanh vàng bạc, kim loại quý. Còn theo Tổng giám đốc Công ty Vàng Thế Giới (VTG) – ông Lâm Minh Chánh cho biết, VTG đang lên kế hoạch chuẩn bị cho ra đời nhiều sản phẩm kinh doanh khác trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán.

Theo thống kê hiện tại trên cả nước có khoảng 20 sàn vàng được tổ chức dưới nhiều hình thức, trong đó có sự tham gia 5 ngân hàng thương mại như Techcombank, ngân hàng ACB…với khối lượng giao dịch mỗi ngày hàng ngàn tỉ

85

đồng và ngàn chục ngàn tài khoản đang hoạt động. Điều này chứng tỏ nhu cầu đầu tư có thực và khá lớn của người dân.

Tuy vậy, theo đánh giá các chuyên gia, do cơ quan chức năng chưa có được cơ chế quản lý chặt chẽ rõ ràng nên đã để xảy ra nhiều xáo trộn lớn đối với thị trường cũng như nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, phương án đóng cửa các sàn vàng mà Chính phủ đưa ra là hợp lý để chấn chỉnh thị trường nhất là trong giai đoạn này

Sản phẩm đầu tư vàng vật chất một số công ty kinh doanh vàng hiện đã công bố việc ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất thay vì vàng tài khoản ngay tại sàn, từ sau khi ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ đóng cửa sàn vàng vào ngày 30/3, và ra thông báo các ngân hàng phải ngừng cho vay đầu tư vàng.

Một nhà đầu tư vàng cho biết tuy các thông báo đưa ra là đầu tư vàng vật chất, tức là nhà đầu tư ký quỹ 100% để mua vàng, nhưng trên thực tế thông tin cụ thể đến nhà đầu tư thì chỉ phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định (phổ biến ở mức 5%), sau đó vẫn mua được số vàng với giá trị 100%.

Khi mua xong, thay vì lấy vàng nhà đầu tư ký gửi vàng nhờ công ty bán hộ, và nhà đầu tư sẽ chịu lãi suất ký gửi qua đêm đối với công ty vàng. Sau khi bán xong, nhà đầu tư sẽ nhận phần vốn của mình (ví dụ là 5%) và tiền chênh lệch.

Một số công ty khác lại dùng hình thức cho khách hàng mua vàng vật chất, nhưng là vàng giao sau, nhà đầu tư chỉ phải đặt cọc một số tiền nhất định (khoảng từ 2 đến 5%), giống như tiền ký quỹ của vàng tài khoản, nhưng chưa lấy hàng.

Đến hạn phải lấy hàng mà nhà đầu tư chưa có đủ tiền để lấy thì sẽ phải chịu lãi suất ký gửi đối với công ty. Khi tìm được đối tác mua số vàng trên, nhà đầu tư bán ra, trừ các khoản lãi suất và thu lại khoản tiền đặt cọc, khoản chênh lệch về cho mình.

Ngoài sản phẩm đầu tư vàng vật chất, hiện nay một số công ty đang mở ra sản phẩm đầu tư vàng nữ trang, nhà đầu tư thay vì đặt cọc mua vàng vật chất thì có thể đặt cọc để mua vàng nữ trang 24k. Phương thức thực hiện cũng như trên.

86

Nhìn nhận vấn đề này, một chuyên gia trong ngành vàng cho rằng về bản chất đây vẫn giống giao dịch vàng tài khoản như từ trước đến nay các công ty vẫn thực hiện, nhưng được gọi là đầu tư vàng vật chất hay ký quỹ 100% vì bản thân các ngân hàng không cho vay như các giao dịch từ trước đến hết tháng 1 vừa rồi theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đứng ra hỗ trợ nhà đầu tư trong trường hợp này là các công ty kinh doanh vàng và giao dịch trên vẫn thực hiện thông qua sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh trực tuyến, cũng có giá khớp lệnh và dựa theo giá thế giới.

Một cách thức khác nữa theo chuyên gia này là một công ty vàng chuẩn bị đóng cửa tại Việt Nam nhưng lại mở một công ty khác ở Campuchia, sau đó sẽ mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà đầu tư sẽ kinh doanh vàng bình thường như từ trước đến nay, chỉ khác là hợp đồng sẽ có hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Campuchia.

Nhà đầu tư sẽ trực tiếp đóng tiền ở Việt Nam và bên Campuchia sẽ ứng ra, tránh được việc phải chuyển tiền qua nước này. Vì không mở công ty trong phạm vi Việt Nam nên công ty này sẽ không chịu các quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, sau khi thời hạn đóng cửa sàn vàng kết thúc, các công ty kinh doanh nào vẫn tiếp tục kinh doanh, bị cơ quan nhà nước phát hiện sai phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Và ông Giàu cũng cho rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng trước các hình thức này, vì nếu công ty bị xử lý thì nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi.

3.1.2.2 Xu hướng phát triển đầu tư trên sàn giao dịch vàng bên cạnh đầu tư trên

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 87 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)