0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Lý thuyết cơ bản về phƣơng pháp phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 25 -112 )

1.3.1 Khái niệm và các giả định sử dụng trong phƣơng pháp phân tích kỹ thuật

1.3.1.1 Khái niệm

Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu hành vi của các bên tham gia thị trường thông qua phân tích dữ liệu về giá cả và khối lượng trong quá khứ nhằm xác định xu hướng biến động của giá cả trong tương lai.

Phương pháp phân tích kỹ thuật với công cụ cơ bản là đồ thị nên còn gọi là phân tích đồ thị. Phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo, các qui tắc giao dịch và đồ thị kỹ thuật để dự báo xu hướng biến động giá.

Đặc điểm cơ bản của phân tích kỹ thuật là chỉ căn cứ vào dữ liệu giao dịch trong quá khứ (giá cả, khối lượng giao dịch) để dự báo giá cả tương lai mà không thừa nhận giả thuyết thị trường hiệu quả. Nó chỉ nhấn mạnh và điều chỉnh theo thị trường: xác định thời điểm thị trường thay đổi và tập trung nhiều vào sự biến động trong ngắn hạn của thị trường.

Ý nghĩa của phân tích kỹ thuật là xác định điểm gia nhập và thoát khỏi thị trường, xác định các yếu tố quyết định đầu tư đã thực hiện có đúng đắn hay không, xác định hình mẫu và dự đoán xu thế biến động của giá cả trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên những dấu hiệu trong quá khứ.

19

So với thị trường chứng khoán thì thị trường vàng sẽ hội nhập nhanh hơn rất nhiều. Do đó, các nhà đầu tư của Việt Nam bị thua thiệt khi gia nhập “sân chơi” vàng toàn cầu nếu chúng ta không chuẩn bị phổ biến và khuyến khích áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật ngay từ bây giờ. [13] [31]

1.3.1.2 Các giả định

- Giá cả phản ảnh tất cả các hành động thị trường: giả định này hình thành nên

những gì được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều đồng ý rằng những ảnh hưởng cơ bản của cung và cầu cùng với những yếu tố cơ bản về kinh tế của một thị trường gây ra thị trường giá lên hay thị trường giá xuống. Các đồ thị tự nó không thể gây ra cho thị trường dịch chuyển tăng hay giảm. Bằng cách nghiên cứu các đồ thị giá và nhiều chỉ số kỹ thuật hỗ trợ, các nhà lập đồ thị làm cho thị trường nói cho họ biết rằng thị trường đang có khả năng đi theo hướng nào nhất.

- Giá cả dịch chuyển theo xu hướng dẫn đến nhận dạng các xu thế đang tồn

tại. Khái niệm về xu thế là khái niệm vô cùng quan trọng trong Phân tích kỹ thuật do đó cần hiểu kĩ về giả định này trước khi muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mục đích của việc xác lập đồ thị mô tả những biến động giá trên thị trường là nhằm xác định được sớm những xu thế giá, từ đó sẽ tham gia giao dịch trên cơ sở những xu thế này. Trên thực tế những kĩ thuật ở đây đều mang tính lặp lại những xu thế giá có từ trước tức là mục đích của phân tích kỹ thuật là nhằm xác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để có thể tận dụng kinh nghiệm và đưa ra những quyết định phù hợp. Từ giả định này còn có một hệ quả là “một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó và ít khi có đảo chiều”. Hệ quả này rút ra từ định luật 1 về sự vận động của Newton, do đó nó có cách phát biểu khác như sau: "một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều”. Nhìn chung tất cả những nghiên cứu nhằm tiếp cận theo các xu thế đều nhằm để đi theo những xu thế giá hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.

20

- Quá khứ tự nó sẽ lặp lại do đó thị trường sẽ dịch chuyển theo xu thế có thể

tiên đoán được theo các dạng mẫu. Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người. Chẳng hạn như những mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh từ hơn 100 năm nay, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá. Những bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang là lên giá hay xuống giá. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người mà tâm lý con người thì thường không thay đổi.

Như thế giả định này có thể được phát biểu là: “Chìa khóa để nắm bắt tương lai

nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” hay “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”. [13, tr.4-7]

1.3.2 Các lý thuyết cơ bản của phân tích kỹ thuật

1.3.2.1 Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường, nó là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khoán. Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển cơ bản của thị trường. Một khi xu hướng được xác lập thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi nó đảo ngược xu hướng xảy ra. Lý thuyết Dow liên quan đến phương hướng của một xu hướng và nó không có giá trị dự báo đối với khoảng thời gian hay phạm vi sau cùng của xu hướng. Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ sở. [13, tr29]

Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow:

Một là, chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả các yếu tố tác động lên thị trường.

21

- Sự dịch chuyển chính (xu hướng cấp 1): là sự dịch chuyển quan trọng nhất là

xu hướng chính và nói chung sự dịch chuyển này được biết đến như là thị trường đầu cơ giá lên hoặc thị trường đầu cơ giá xuống. Những sự dịch chuyển này kéo dài từ ít hơn một năm đến vài năm.

- Những phản ứng thứ cấp (xu hướng cấp 2): phản ứng thứ cấp hay trung gian

được định nghĩa như là “một sự sụt giảm quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá xuống, thường kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng (thường là 3 tháng), trong suốt chu kỳ này, dự dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33 tới 66% mức thay đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước. Đôi khi một phản ứng thứ cấp có thể thoái lùi toàn bộ sự dịch chuyển trước đó, nhưng thỉnh thoảng sự dịch chuyển giảm trong khoảng 1/3 đến 2/3, thông thường là mức 50%. Vấn đề khó khăn nhất đối với những người theo lý thuyết Dow là làm sao có thể phân biệt một cách chính xác “điểm đáy” đầu tiên của xu hướng mới với sự dịch chuyển thứ cấp trong xu hướng đang tồn tại.

- Những dao động nhỏ (xu hướng cấp 3): sự dịch chuyển kéo dài từ khoảng

vài giờ tới không quá 3 tuần. Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của những sự dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển thứ cấp, nó không có giá trị dự báo đối với các nhà đầu tư dài hạn.

Ba là, xu hướng giá có 3 giai đoạn: giá lên (tích luỹ, đại chúng tham gia, phân phối), giá xuống (phân phối, hoảng loạn và bán bắt buộc), rập rình giá lên xuống

Bốn là, các mối quan hệ giá và khối lượng là nền tảng cơ bản. Năm là, biến động giá xác định xu hướng dịch chuyển.

Sáu là, chỉ số giá phải được xác nhận: khuynh hướng tăng giảm chung cho toàn thị trường. [22, tr. 53]

1.3.2.2 Lý thuyết về chu kỳ thị trường

Lý thuyết cho rằng thị trường có những xu hướng, có xu hướng chính, xu hướng hiện tại và xu hướng phụ với mức độ dài hạn và ngắn hạn khác nhau ứng với từng xu hướng. Và vì có những xu hướng khác nhau như vậy nên thị trường sẽ

22

thường xuất hiện trường hợp đảo chiều xu hướng (trend reversal) và vì vậy hình thành nên đỉnh và đáy của các đồ thị giá. Nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là phải dự đoán được khi nào xu hướng thị trường đảo chiều, đỉnh và đáy ở đâu. [21]

1.3.2.3 Lý thuyết thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh

Các nhà đầu tư của thị trường tài chính sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau ứng với các thông tin cơ bản về nền kinh tế đồng thời bản thân họ cũng có những kỳ vọng về triển vọng của nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh doanh, nhất là giai đoạn mà nền kinh tế không ở trong tình trạng ổn định hoặc cân bằng, vì ở những thời điểm đó họ mới có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ giao dịch một cách nhanh chóng. Khi họ nhận thấy nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng và từ bỏ một trạng thái này và có xu hướng tiến trở về trạng thái cân bằng (theo lý thuyết này thì nền kinh tế biến động quanh trạng thái cân bằng), họ sẽ có những quyết định mua bán tương ứng ngay lập tức. Nói cách khác, lý thuyết này chỉ ra rằng trên thị trường có những thời điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần xác định để kiếm lời. [21]

1.3.3 Nội dung chính của phân tích kỹ thuật

1.3.3.1 Đồ thị trong phân tích kỹ thuật

Đồ thị trong phân tích kỹ thuật là sự biểu diễn bằng đồ thị của giá tài sản theo thời gian.

Cấu trúc của đồ thị gồm: trục thời gian: ngày, tuần, tháng, quí, năm, trục giá: biểu diễn dạng tuyến tính (số học) theo giá trị tuyệt đối của giá, biểu diễn dạng loga theo tỷ lệ phần trăm của giá.

Các dạng đồ thị phổ biến: Đồ thị tuyến (Line chart), đồ thị thanh (bar char), đồ thị cây nến Nhật Bản hay biểu đồ giá đỡ (candlestick chart).

Biểu đồ tuyến: vẽ từ một đường từ một giá đóng cửa này đến giá đóng cửa kế tiếp. Khi nối lại với nhau thành một đường, nó cho thấy sự chuyển động tổng quát giá cả trong một khoảng thời gian nhất định. [8, tr.69]

Một biểu đồ thanh cũng hiển thị các giá đóng, trong khi đó đồng thời hiển thị các giá mở (opening price) cũng như giá cao (high price) và giá thấp (low price).

23

Gốc của thanh đứng chỉ giá trao đổi thấp nhất tại thời điểm đó, trong khi ngọn của thanh chỉ giá cao nhất được trả. Vì vậy, thanh đứng chỉ khoảng giá. Nhánh ngang bên trái thanh đứng là giá mở, và nhánh ngang bên phải là giá đóng. [8, tr.69-70]

Biểu đồ thanh cũng được gọi là biểu đồ “OHLC” (Open, High, Low, Close)

bởi vì nó chỉ ra giá mở, giá cao, giá thấp và giá đóng.

Hình 1.4. Biểu đồ thanh

Candlestick Charts (Biểu đồ hình nến): biểu đồ hình nến (hay còn gọi là giá đỡ) hiển thị cùng thông tin như một biểu đồ thanh, nhưng theo một định dạng đồ họa đẹp hơn. Các thanh giá đỡ vẫn chỉ khoảng giá cao đến giá thấp bằng một đường đứng. Tuy nhiên, trong biểu đồ giá đỡ, một hình chữ nhật ở giữa chỉ khoảng giữa giá mở và giá đóng. Theo thông tục, nếu hình chữ nhật được làm đầy hoặc có màu thì giá đóng thấp hơn giá mở.

Trong hình 1.4, màu đen là được làm đầy. Đối với hình chữ nhật đen, đỉnh của chữ nhật là giá mở và đáy là giá đóng. Nếu giá đóng cao hơn giá mở thì chữ nhật sẽ trắng hoặc không màu. [8, tr.71-73]

24

1.3.3.2 Xu thế, đường xu thế và kênh xu thế

Xu thế: Khái niệm xu thế đã được giới thiệu kĩ hơn trong phần Lý thuyết Dow. Xu thế gồm có cả xu thế giá tăng và xu thế giá giảm. Xu thế giá tăng gồm liên tiếp những đỉnh giá cao dần và đáy giá cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau). Một xu thế giá tăng sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước nó. Ngược lại xu thế giá giảm cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến khi xuất hiện một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước nó. [32]

Đƣờng xu thế: Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế. Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm đáy cao dần lên và đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh thấp dần. Đường xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm. Qui trình vẽ một đường xu thế khá đơn giản nhưng cũng rất dễ nhầm. Điều căn bản là phải có những dấu hiệu chắc chắn về sự xuất hiện một xu thế giá. Khi muốn vẽ một xu thế giá tăng ta phải có ít nhất hai điểm đáy mà đáy sau cao hơn đáy trước. Tất nhiên điều kiện cần và đủ để có thể vẽ được một đường thẳng là phải có hai điểm, tuy nhiên người ta thường đợi cho đến khi xuất hiện một đáy thứ ba cao hơn hai đáy trước và đường xu thế đi qua cả 3 đáy (một cách tương đối). Điều này có nghĩa là đường xu thế có thể không đi qua đáy thứ ba mà chỉ đi sát, nhìn chung như thế là đạt yêu cầu. Nhưng một đường xu thế đi qua cả đáy bao giờ cũng được coi là một đường xu thế chính xác và có độ tin cậy cao (hình 1.5) [32]

Hình 1.6. Đƣờng xu thế

Khi một đường xu thế đã được xác nhận về độ chính xác thì nó sẽ trở nên rất hữu ích bởi tính chính xác ấy đảm bảo chắc chắn hướng chuyển động ổn định của giá. Với xu thế giá tăng, sau mỗi đợt tăng biến động điều chỉnh xuất hiện sẽ kéo giá xuống sát hoặc đến đúng đường xu thế nhưng sẽ không xuống thấp hơn nếu xu thế

25

thị trường vẫn đang ổn định. Đường xu thế lúc này là biên thấp nhất của dao động giá. Tương tự, với thị trường đang có xu thế giá giảm thì đường xu thế sẽ là biên cao nhất cho mọi dao động giá. Như thế, các đường xu thế chính xác của thị trường sẽ là các biên dao động cơ sở để xác định mức giá mua và bán tối đa và tối thiểu hợp lý.

Nếu chuyển động của đồ thị vượt lên đường xu thế giảm hoặc xuống dưới đường xu thế giá tăng thì đây là dấu hiệu, có thể nói là sớm nhất, cho sự thay đổi trong xu thế thị trường.

Kênh: Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá sẽ dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh. Dải dao động đó được xác định bởi hai đường biên là đường xu thế và đường kênh (channel line), hai đường này song song với nhau (hình 1.6).

Hình 1.7. Kênh

Sau khi đã xác định được đường xu thế như trên, giả sử với xu thế giá tăng, ta vẽ đường kênh là một đường song song với đường xu thế và đi qua đỉnh giá rõ nhất đầu tiên. Nếu ở lần tăng giá tiếp theo giá tăng đến gần hoặc chạm vào đường kênh rồi lại giảm xuống đến gần đường xu thế thì khả năng có thể tồn tại một kênh dao động của giá. Với xu thế giá giảm việc vẽ và xác định kênh là hoàn toàn tương tự, tất nhiên là theo hướng ngược lại.

Mỗi lần giá chạm vào hoặc đến gần đường kênh rồi quay trở lại xuống đến đường xu thế là một lần kênh được kiểm tra thành công. Kênh tồn tại càng lâu với càng nhiều lần thử thành công thì vai trò cũng như độ tin cậy của nó càng lớn. Kênh có thể sử dụng cho kiếm lời trong ngắn hạn và thậm chí một số nhà đầu tư táo bạo còn sử dụng đường kênh để tiến hành những giao dịch ngược hướng với xu thế thị

26

trường nhằm tìm kiếm những khoản lợi lớn hơn cho dù giao dịch ngược hướng thị trường có thể là một chiến thuật nguy hiểm và phải trả giá đắt.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 25 -112 )

×