Thực trạng thị trƣờng vàng Việt Nam trong thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 59 - 112)

2.2.1 Các chủ thể tham gia thị trƣờng

2.2.1.1 Các nhà đầu tư trên thị trường vàng Việt Nam

Các nhà đầu tư trên thị trường vàng Việt Nam có phần lớn là các nhà đầu tư chuyển từ sàn giao dịch chứng khoán sang, bao gồm cả các tổ chức, các công ty và cá nhân tuy nhiên số lượng các nhà đầu tư trên thị trường vàng còn rất ít so với các nhà đầu tư chứng khoán. Thị trường vàng Việt Nam là thị trường mới nên cũng là một kênh đầu tư khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tuy nhiên chính vì mới nên các nhà đầu tư ít kinh nghiệm nhất là đối với những nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư mới chỉ đầu tư theo phong trào, chưa có đầu tư theo chiến lược riêng nào.

2.2.1.2 Các sàn giao dịch

Cả nước có khoảng 20 sàn vàng được tổ chức theo bốn dạng: (1) Do ngân hàng thương mại thành lập và nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng như Trung tâm giao dịch vàng Á Châu, Phương Nam, Sacombank, Việt Á..., (2) Do các tổ chức, cá

53

nhân hình thành và nhà đầu tư tham gia đóng tiền vào một tài khoản đứng tên công ty thành lập sàn, như Trung tâm giao dịch vàng Phố Wall, Châu Á, 24 K..., (3) Do các tổ chức cùng với ngân hàng tham gia góp vốn thành lập qua hình thức công ty và nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, như Trung tâm Giao dịch Vàng Việt Nam..., (4) Do các công ty tổ chức, nhà đầu tư kinh doanh trực tiếp vàng bằng USD ra nước ngoài, như Kim Thiệu, Kim Minh Đạt...

Danh sách một số sàn vàng tại Việt Nam: Sàn vàng Eximbank , sàn vàng

ACB, sàn vàng Agribank AJC VI NA, sàn vàng IGI, sàn vàng 24K, sàn vàng VGB, sàn vàng Sacombank-SJC, sàn vàng Phương Nam, sàn vàng Việt Á, sàn vàng Đông Á, sàn vàng phố wall, trung tâm giao dịch vàng phú gia, trung tâm giao dịch vàng Châu Á, sàn giao dịch vàng toàn cầu, sàn giao dịch vàng thế giới, sàn vàng VPBank….

Qui mô đầu từ của các sàn giao dịch: với tỷ lệ ký quỹ ban đầu trên sàn sao dịch vàng rất thấp nhà đầu tư có thể vay một cách nhanh chóng và dễ dàng với số lượng lớn. Trên thực tế, nhiều sàn vàng có tới hàng trăm ngàn lượng vàng được giao dịch mỗi ngày với giá trị doanh số lên tới hàng nghìn tỷ đồng và như vậy có nghĩa là đã có một khối lượng tiền tương đương được vay và đổ vào kinh doanh vàng trên tài khoản mỗi ngày. Chỉ tính riêng Trung tâm giao dịch vàng Sài gòn của Ngân hàng ACB ở thời điểm giao dịch sôi động nhất một ngày cũng có doanh số lên đến hơn 8 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm cuối năm 2008, mặc dù hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã chững lại nhưng dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn hơn 2 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, đây không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế . Mà ngược lại, đã có một khối lượng vốn lớn được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để chống lạm phát tăng Chính phủ đã phải đổ khá nhiều nguồn tài chính để kích thích khu vực sản xuất vật chất nhưng ở khu vực này tín dụng không kiểm soát nổi (Ngân hàng Nhà nước quy định dư nợ tín dụng không quá 30%). Và quan trọng hơn là dòng tín dụng

54

không đi vào sản xuất vật chất để tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế mà chỉ chảy vào “túi” số ít người. [3]

Việc ra đời nhiều SGDV giúp phá vỡ thế độc quyền của một số sàn vàng ra đời trước. Mặt khác, cũng hạn chế việc nhà đầu tư đầu tư chui qua mạng do một số công ty tư nhân mở ra (hết sức rủi ro bởi những doanh nghiệp này không có chức năng tín dụng cũng như đầu tư vàng ra sàn quốc tế).

Nếu năm 2007 chỉ có duy nhất SGDV của ACB hoạt động thì đến tháng 8 năm 2008, đã có 8 ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng mở loại hình dịch vụ này và hiện nay là 20 sàn giao dịch vàng trên cả nước. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, bất động sản, chứng khoán trầm lắng, nhà đầu tư khủng hoảng kênh đầu tư và phải tìm đến vàng khiến kinh doanh SGDV trở thành kênh đầu tư lợi nhuận lớn. Việc thành lập SGDV đơn giản và dễ thu được lợi nhuận do:

Vốn ít, nhân lực đơn giản: việc đầu tư SGDV không quá tốn kém, tuỳ vào từng công nghệ, phần mềm mà dao động trong khoảng 2 - 3 tỷ đồng. Ngoài ra là chi phí thuê địa điểm tổ chức sàn và trả lương nhân viên hàng tháng. Với tiềm lực tài chính lớn, các ngân hàng và công ty kinh doanh vàng không quá khó để mở sàn.

Một nguyên nhân nữa khiến việc thành lập SGDV khá dễ dàng là yêu cầu nhân lực không quá cao. Nếu có công nghệ tốt thì việc nhập lệnh và xử lý cũng đơn giản. Bên cạnh đó, do chưa có những quy định cụ thể về quy chế hoạt động SGDV của Nhà nước, nên nhân viên cũng không cần học và tuân thủ. Trường hợp của SGDV SJC Hà Thành là một ví dụ. Mặc dù không có chức năng kinh doanh vàng, nhưng công ty này vẫn bắt tay với SJC thành lập SGDV nhằm tranh thủ đội ngũ nhân viên môi giới chứng khoán.

Hai mặt của sàn vàng

Việc ra đời nhiều SGDV giúp phá vỡ thế độc quyền của một số sàn vàng ra đời trước. Mặt khác, cũng hạn chế việc nhà đầu tư đầu tư chui qua mạng do một số công ty tư nhân mở ra (hết sức rủi ro bởi những doanh nghiệp này không có chức năng tín dụng cũng như đầu tư vàng ra sàn quốc tế).

55

Mặc dù có những ưu điểm kể trên, nhưng việc ra đời các SGDV trong bối cảnh chưa có quy định cụ thể dẫn đến cách làm thiếu thống nhất, lỏng lẻo, lách luật và tiềm ẩn rủi ro với nhà đầu tư. Đơn cử tại CTCP Vàng phố Wall, sau khi ký hợp đồng giao dịch vàng, nhà đầu tư sẽ ký tiếp hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư vàng. Sau khi ký quỹ 7%, nhà đầu tư sẽ được CTCP Vàng phố Wall góp 93% vốn để đầu tư. Mặc dù là hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng mọi kết quả đầu tư đều do nhà đầu tư chấp nhận, bất kể kinh doanh lỗ lãi ra sao, phía CTCP Vàng phố Wall sẽ nhận một khoản lợi nhuận tính theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng giá trị vốn góp. Như vậy có thể hiểu, bằng hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, CTCP Vàng phố Wall đã lách luật cho nhà đầu tư vay tiền, mặc dù không có chức năng này. Điều này là khá rủi ro cho phần ký quỹ 7% của nhà đầu tư.

Trên thực tế, đầu tư SGDV cũng không dễ dàng thu lợi nhuận trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hơn nữa, trước những biến động khôn lường khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ lớn nên họ thận trọng hơn rất nhiều khi bỏ vốn vào vàng.

Với loại hình giao dịch là nhà đầu tư chỉ cần ký quĩ một tỷ lệ phần trăm giao dịch (thường là 5-7%) tùy theo từng nhóm đối tượng khách hàng, nhà đầu tư được quyền rút vàng mặt nếu đáp ứng đủ điều kiện về đảm bảo thanh toán đủ phần góp vốn. Qui định chung: vàng giao dịch là vàng SJC, khối lượng tối thiểu: 05 lượng /1 lệnh, bước nhảy về khối lượng: 05 lượng, bước nhảy về giá: 1000 đồng /lượng, phí giao dịch: 2000 đồng/lượng, phí sử dụng vốn góp của sàn giao dịch: chi phí tính khi nhà đầu tư để phần vón góp qua đêm. Biên độ của giá vàng đặt lệnh: không giới hạn, hình thức giao dịch: trực tiếp tại sàn và điện thoại. Giá vàng tham chiếu được qui định: theo giá do công ty vàng SJC công bố đầu ngày, trong giờ giao dịch: là giá khớp lệnh liền trước trong phiên giao dịch, ngoài giờ giao dịch là giá do sàn giao dịch công bố. Cơ chế khớp lệnh: khớp lệnh liên tục, tự động, trình tự ưu tiên: giá – thời gian.

Muốn thực hiện giao dịch, nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch vàng trong đó có một hợp đồng giao dịch vàng và một hợp đồng hợp tác vốn đầu tư vàng.

56

Sau đó nhà đầu tư phải nộp tiền hoặc vàng ký quĩ, số tiền ký quĩ thường là từ 5-7% của tổng giá trị khi đặt lệnh.

Điều kiện góp vốn đầu tư vàng:

Tỷ lệ ký quĩ thực tế: Rtt = Tài sản ròng của NĐT/Tổng giá trị giao dịch x

100% ≥7%

Tài sản ròng của nhà đầu tư = giá vàng và tiền thực có của NĐT – Tổng trị giá vốn góp của sàn giao dịch.

Sàn giao dịch sẽ góp vốn với nhà đầu tư với 1 điều kiện duy nhất: Rtt tối

thiểu phải đảm bảo là 7%. Khi giá vàng thay đổi sẽ làm cho tài sản ròng của nhà

đầu tư thay đổi kéo theo sự thay đổi của Rtt: nếu Rtt<5%: sàn giao dịch yêu cầu nhà

đầu tư bổ sung tiền ký quĩ, nếu Rtt<4%: sàn giao dịch sẽ xử lý tài sản của nhà đầu tư

theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa 2 bên.

Với những giao dịch tất toán thành công, sàn giao dịch tự động thu hồi phần vốn góp theo nguyên tắc: trường hợp thu hồi vốn bằng tiền VND thì thu hồi vốn bằng tiền, trường hợp góp vốn bằng vàng thì sẽ thu hồi vốn bằng vàng. Sàn giao dịch không giới hạn về thời gian tất toán giao dịch. Khách hàng chưa hoàn trả phần vốn góp khi kết thúc ngày giao dịch, sàn giao dịch sẽ thu phí sử dụng vốn góp vào thời điểm trước giờ giao dịch ngày hôm sau.

Nhà đầu tư có thể kiểm tra số dư tài khoản của mình trên bảng “sao kê tài khoản khách hàng”. Nhà đầu tư chỉ có thể rút tiền/vàng khi số tiền/vàng muốn rút ≤ giá trị được rút tối đa.

Giá trị được rút tối đa = Tài sản ròng – 7% x tổng giá trị giao dịch khớp lệnh. Trường hợp tài khoản của nhà đầu tư có số dư tiền/vàng chưa sử dụng: sàn giao dịch sẽ áp dụng lãi suất tiền gửi đối với tiền hoặc vàng. Khối lượng vàng rút tối đa: 20 lượng / ngày, chi phí đóng gói vàng: 5000 VND/Lượng. [24]

2.2.2 Khung pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam

Kinh doanh vàng tài khoản là một ngành đặc thù có liên quan đến cung - cầu tiền tệ quốc gia, vì vậy đòi hỏi phải có quy định pháp lý để kiểm soát, điều chỉnh và chế tài. Tuy nhiên, do chưa có quy định chặt chẽ về mặt pháp lý nên loại hình kinh

57

doanh sàn vàng hiện nay tại Việt Nam đang khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính. Hoạt động của sàn giao dịch vàng còn tự phát và được ví như những "chiếu bạc" hay "nơi đốt tiền" của người dân. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là còn kéo theo tâm lý đầu tư đám đông trên sàn vàng, khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ rơi vào cảnh tay trắng. Chưa hết, hoạt động của sàn vàng còn góp phần làm méo mó thị trường ngoại tệ gây áp lực nên tỷ giá. Sở dĩ như vậy là do sàn vàng trong nước chưa được liên thông với sàn vàng trên thế giới. Khi các lệnh mua/bán ở sàn vàng trong nước chênh nhau thì các chủ sàn vàng phải đặt lệnh mua/bán vàng ở nước ngoài để cần bằng cung - cầu. Chỉ tính riêng 5 sàn vàng lớn nhất trong số 20 sàn vàng đang hoạt động hiện nay, doanh số mua bán vàng hàng ngày đã lên đến 2 triệu lượng, tương đương 3 tỷ USD. Thực tế là thời gian gần đây, một lượng không nhỏ ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài qua các sàn vàng gây nhiều bức xúc trong dư luận. Và cơn sốt giá vàng lên mức kỷ lục, gần 30 triệu đồng/lượng ngày 11/11/2009 cũng được xem là có nguyên nhân sâu xa từ hoạt động thiếu sự kiểm soát của sàn giao dịch vàng.

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu không được tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động. Nghĩa là đối với những sàn vàng đang hoạt động thì công việc kinh doanh bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010 (tại văn bản số 369/TB-VPCP ngày 30-12-2009)

Đối với hoạt động kinh doanh vàng là đồ trang sức vẫn được phép tiến hành bình thường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhưng để hoạt động này đi vào nề nếp và đúng quy định thì Ngân hàng Nhà nước và UBND cấp tỉnh phải có sự tổ chức và hướng dẫn cụ thể. Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc NHNN Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 3/2006/QĐ-NHNN. [14]

Trong bối cảnh hiện nay, việc cấm hoạt động đối với sàn giao dịch vàng là cần thiết do hai nguyên nhân. Thứ nhất, với một đất nước còn nghèo thì cần phải

58

dồn toàn lực lượng cho sản xuất kinh doanh mà tạo ra hàng hóa và dịch vụ để phục vụ nền kinh tế thực, phục vụ đời sống một cách trực tiếp. Thứ hai, kinh doanh vàng tài khoản qua sàn vàng vừa qua và trong bối cảnh hiện nay đã tạo ra bất ổn vĩ mô, gây xáo động về lòng tin trên thị trường. Việc một số sàn vàng đã đầu tư phải chuyển hướng kinh doanh cũng phải chấp nhận bởi không thể có chính sách nào đó làm cho mọi đối tượng đều hưởng lợi. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc gia hạn 90 ngày cho các sàn giao dịch vàng là để có thời gian giải quyết những tồn đọng giữa nhà đầu tư với người kinh doanh sàn vàng và có khi còn thời gian để nhà nước có thêm cách giải quyết mới.

Trên các sàn giao dịch Vàng, biết bao nhà đầu tư lâu nay tham gia cuộc chơi đang phải trả giá, không ít người tán gia bại sản, hoặc do thiếu kiến thức về lĩnh vực đầu tư mới mẻ này, hoặc do mạo hiểm theo tâm lý đỏ đen dẫn đến rủi ro.

Báo cáo trước Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 17/11 vừa qua, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thừa nhận việc quản lý hoạt động của các sàn giao dịch Vàng hiện còn nhiều vướng mắc. Đây chính là kẽ hở của pháp luật khi toàn bộ các văn bản pháp luật hiện nay không hề có quy định cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn còn đang loay hoay với dự thảo quy định "việc kinh doanh Vàng trên tài khoản" thì các sàn giao dịch vàng mọc lên như nấm sau mưa. Điều đáng nói là mỗi trung tâm có một hệ thống giao dịch, chính sách tín dụng, phí khác nhau và không chịu sự giám sát của cơ quan nào.

Mô hình sàn vàng hiện nay ở Việt Nam phát triển tự phát, thiếu hẳn một khuôn khổ pháp lý cho giao dịch vàng trên tài khoản, vàng điện tử; không có hệ thống tài khoản kim loại quý; không có quy chuẩn hàng hóa cho giao dịch qua sở, sàn hay giao dịch điện tử; các quy định về bảo vệ nhà đầu tư...

Trước tình hình hoạt động ấy, một đề nghị có tính khả thi là Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công Thương có thể cho thành lập một Trung tâm Giao dịch vàng tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh (tương tự như Sở Giao dịch chứng khoán). Các ngân hàng thương mại và công ty môi giới kinh doanh vàng là thành viên của trung tâm

59

này và được kết nối để đặt lệnh của khách hàng hoặc quản lý tài khoản cho khách

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 59 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)