0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các lý thuyết cơ bản của phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 27 -29 )

1.3.2.1 Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường, nó là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khoán. Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển cơ bản của thị trường. Một khi xu hướng được xác lập thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi nó đảo ngược xu hướng xảy ra. Lý thuyết Dow liên quan đến phương hướng của một xu hướng và nó không có giá trị dự báo đối với khoảng thời gian hay phạm vi sau cùng của xu hướng. Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ sở. [13, tr29]

Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow:

Một là, chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả các yếu tố tác động lên thị trường.

21

- Sự dịch chuyển chính (xu hướng cấp 1): là sự dịch chuyển quan trọng nhất là

xu hướng chính và nói chung sự dịch chuyển này được biết đến như là thị trường đầu cơ giá lên hoặc thị trường đầu cơ giá xuống. Những sự dịch chuyển này kéo dài từ ít hơn một năm đến vài năm.

- Những phản ứng thứ cấp (xu hướng cấp 2): phản ứng thứ cấp hay trung gian

được định nghĩa như là “một sự sụt giảm quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá xuống, thường kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng (thường là 3 tháng), trong suốt chu kỳ này, dự dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33 tới 66% mức thay đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước. Đôi khi một phản ứng thứ cấp có thể thoái lùi toàn bộ sự dịch chuyển trước đó, nhưng thỉnh thoảng sự dịch chuyển giảm trong khoảng 1/3 đến 2/3, thông thường là mức 50%. Vấn đề khó khăn nhất đối với những người theo lý thuyết Dow là làm sao có thể phân biệt một cách chính xác “điểm đáy” đầu tiên của xu hướng mới với sự dịch chuyển thứ cấp trong xu hướng đang tồn tại.

- Những dao động nhỏ (xu hướng cấp 3): sự dịch chuyển kéo dài từ khoảng

vài giờ tới không quá 3 tuần. Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của những sự dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển thứ cấp, nó không có giá trị dự báo đối với các nhà đầu tư dài hạn.

Ba là, xu hướng giá có 3 giai đoạn: giá lên (tích luỹ, đại chúng tham gia, phân phối), giá xuống (phân phối, hoảng loạn và bán bắt buộc), rập rình giá lên xuống

Bốn là, các mối quan hệ giá và khối lượng là nền tảng cơ bản. Năm là, biến động giá xác định xu hướng dịch chuyển.

Sáu là, chỉ số giá phải được xác nhận: khuynh hướng tăng giảm chung cho toàn thị trường. [22, tr. 53]

1.3.2.2 Lý thuyết về chu kỳ thị trường

Lý thuyết cho rằng thị trường có những xu hướng, có xu hướng chính, xu hướng hiện tại và xu hướng phụ với mức độ dài hạn và ngắn hạn khác nhau ứng với từng xu hướng. Và vì có những xu hướng khác nhau như vậy nên thị trường sẽ

22

thường xuất hiện trường hợp đảo chiều xu hướng (trend reversal) và vì vậy hình thành nên đỉnh và đáy của các đồ thị giá. Nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật là phải dự đoán được khi nào xu hướng thị trường đảo chiều, đỉnh và đáy ở đâu. [21]

1.3.2.3 Lý thuyết thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh

Các nhà đầu tư của thị trường tài chính sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau ứng với các thông tin cơ bản về nền kinh tế đồng thời bản thân họ cũng có những kỳ vọng về triển vọng của nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư trên thị trường tài chính đặc biệt quan tâm đến chu kỳ kinh doanh, nhất là giai đoạn mà nền kinh tế không ở trong tình trạng ổn định hoặc cân bằng, vì ở những thời điểm đó họ mới có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ giao dịch một cách nhanh chóng. Khi họ nhận thấy nền kinh tế bắt đầu chuyển hướng và từ bỏ một trạng thái này và có xu hướng tiến trở về trạng thái cân bằng (theo lý thuyết này thì nền kinh tế biến động quanh trạng thái cân bằng), họ sẽ có những quyết định mua bán tương ứng ngay lập tức. Nói cách khác, lý thuyết này chỉ ra rằng trên thị trường có những thời điểm quan trọng mà các nhà đầu tư cần xác định để kiếm lời. [21]

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 27 -29 )

×