Rủi ro và các phƣơng thức quản trị rủi ro trong đầu tƣ vàng

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 42 - 112)

1.4.1 Các rủi ro thƣờng gặp trong đầu tƣ vàng

1.4.1.1 Rủi ro đối với các nhà đầu tư Rủi ro biến động giá

Rủi ro lớn nhất đối với các nhà đầu tư là sự biến động giá vàng trong đó bao gồm cả biến động giá vàng trên thế giới và giá vàng quốc tế

Rủi ro từ giá vàng quốc tế: giá vàng quốc tế được quyết định bởi nhiều yếu tố: lạm phát trên thế giới, “sức khỏe” đồng USD, giá dầu mỏ, tình hình chính trị tại các khu vực nóng, quan hệ cung - cầu của giới đầu tư...

Trong tình hình kinh tế trì trệ, giá vàng càng thêm bất ổn. Chỉ một yếu tố làm gián đoạn khả năng cung cấp ổn định dầu mỏ của OPEC (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ) cũng có thể làm giá vàng bùng lên. Hay khi FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) quyết định không tăng lãi suất cơ bản đồng USD, làm cho giá trị đồng tiền này yếu đi, cũng tạo cơ sở cho giới đầu tư đẩy mạnh mua vào làm giá vàng tăng đột biến.

Còn khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá mạnh thì giới đầu tư “ẩn trú” vào vàng, càng làm cho nhu cầu mua vàng lên cao. Mối quan hệ giữa vàng – dầu, vàng – USD, vàng – lạm phát... là không tách rời. Nếu nhà đầu tư không dự đoán được các yếu tố trong mối quan hệ này trước khi quyết định mua – bán thì rủi ro rất lớn.

36

Rủi ro từ giá vàng trong nước: một số sàn giao dịch vàng có giá khớp lệnh bám sát giá vàng thị trường tự do, nhưng một số sàn lại có giá khớp lệnh bám sát giá vàng thế giới. Trong khi đó, thị trường vàng trong nước tạm thời ở trạng thái không liên thông với thị trường thế giới (nhập khẩu vàng chưa được cấp phép trở lại), nên giữa giá vàng trong nước và thế giới nhiều khi có những biến động “lệch pha”, khiến các nhà đầu tư không thể dự đoán được. [12]

Rủi ro từ chính các nhà đầu tư

Tương tự như trên các sàn giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư tham gia sàn vàng thuộc rất nhiều đối tượng, từ các nhà đầu tư gạo cội từ thị trường chứng khoán chuyển sang, công chức, buôn bán nhỏ, tới những bà nội trợ, các cụ hưu trí… Nhiều nhà đầu tư trong số này chỉ lên sàn chơi theo cảm tính và phong trào, chứ hầu như không có kinh nghiệm hay kiến thức gì nhiều về thị trường vàng.[12]

1.4.1.2 Rủi ro từ nền kinh tế

Rủi ro từ sự suy yếu của nền kinh tế: nền kinh tế suy yếu do tác động của cuộc khủng hoảng cũng làm ảnh hưởng đến thị trường vàng. Nó tác động trực tiếp làm GDP giảm, lạm phát tăng, thu nhập người dân giảm làm thị trường vàng đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ phá sản của nhà kinh doanh, nguy cơ không có vốn đầu tư từ phía nhà đầu tư.

Rủi ro từ tỷ giá USD/VND: trên sàn giao dịch của Việt Nam, giá vàng được quyết định bởi giá vàng bán ra trên thị trường thế giới, cộng với phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, chi phí vốn, phí quản lý... nhân với tỉ giá USD/VND (thường tính theo thị trường tự do). Trong đó chỉ có yếu tố tỉ giá ngoại tệ là biến động, còn các yếu tố khác ổn định. Trong giai đoạn hiện tại, do nền kinh tế bất ổn nên tỉ giá USD/VND thay đổi. Do đó, nhiều khi giá vàng thế giới giảm nhưng trong nước tăng cao, bởi tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh. Ngược lại, có khi giá thế giới tăng nhẹ nhưng trong nước lại giảm bởi tỉ giá ngoại tệ giảm mạnh. Sự biến động của tỉ giá USD trái với dự tính cũng gây thua lỗ cho nhà đầu tư. Để giảm thiểu rủi ro đó, nhà đầu tư cần dự báo được xu hướng biến động tỉ giá USD trên thị trường tự do trước khi quyết định mua hay bán vàng trên tài khoản. [11]

37

1.4.1.3 Rủi ro từ phía các sàn vàng

Rủi ro về múi giờ giao dịch quốc tế

Do nối mạng trực tuyến toàn cầu nên giá vàng thế giới biến động tùy theo thị trường giao dịch của từng nước có múi giờ đi qua. Vì vậy, 24/24 giờ từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên thế giới đều diễn ra giao dịch vàng.

Trong khi đó tại Việt Nam, giao dịch vàng trên sàn chỉ diễn ra trong giờ hành chính. Điều đó có nghĩa là khung thời gian chơi của nhà đầu tư chỉ chiếm chưa đến 1/4 so với thị trường quốc tế.

Do chỉ giao dịch ban ngày nên khi đêm đến thì các nhà đầu tư lại bị mất ngủ bởi những rủi ro có thể đến khi giá vàng trên thị trường châu Mỹ thay đổi ngược với dự tính.

Rủi ro từ sự cố sập sàn

Những sự cố như trục trặc kỹ thuật, nghẽn mạng, sập sàn… hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chỉ cần vài phút sàn vàng ngừng giao dịch, giá vàng thế giới đã có thể đổi chiều từ tăng sang giảm và ngược lại, làm mất đi cơ hội chốt lãi hoặc cắt lỗ của nhà đầu tư.

Sự cố sập sàn đã xảy ra vài lần ở sàn vàng ACB, khiến các nhà đầu tư “khóc dở mếu dở”. Tiếp theo cũng trong năm 2008, sàn vàng Phương Nam thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam cũng xảy ra sự cố sập mạng.

Thêm vào đó, số lượng các sàn vàng cũng mở ra một thời điểm, khiến không ít người ví von “ra ngõ gặp… sàn vàng”. Trong số này, có những sàn vàng do các ngân hàng lớn thành lập như sàn ACB, sàn SBJ của Sacombank, sàn SJC-Eximbank của ngân hàng Eximbank... có không ít các sàn vàng quy mô nhỏ do các công ty chứng khoán lập nên. Do đó giả sử vì một sự cố nào đó, các nhà đầu tư giao dịch trên sàn đồng loạt muốn rút vàng miếng, không rõ liệu những sàn vàng it vốn có đủ vàng để trả cho nhà đầu tư? [12]

1.4.1.4 Rủi ro từ phía nhà nước

Rủi ro xuất phát từ chính sách quản lý của nhà nước về phía các sàn vàng, thời gian vừa qua đã cho thấy rủi ro đối với các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh

38

sàn vàng đã thể hiện rõ rệt khi Nước cho phép hoạt động kinh doanh trên sàn vàng, rất nhiều sàn vàng được thành lập và bỏ vốn kinh doanh, rất nhiều nhà đầu tư đã đổ vốn vào sàn vàng nhưng đến đầu năm 2010, sàn vàng buộc phải đóng của, nhà đầu tư và cả sàn vàng đang phải tìm cách giải quyết những tổn thất và khó khăn của mình.

1.4.2 Các phƣơng thức cơ bản để quản trị rủi ro

1.4.2.1 Dự báo sự biến đổi của giá

Để thành công trong quá trình đầu tư vào mặt hàng biến động giá mạnh như vàng, nhà đầu tư cần có phương pháp dự báo giá. Thực tế, dự báo biến động giá vàng là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cũng như mức độ tư duy của mỗi nhà đầu tư. Điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để xác định và đánh giá được thông tin cơ bản nào có giá trị nhất đang chi phối thị trường.

Nhà đầu tư phải tự mình bảo vệ mình qua việc trang bị kiến thức, học hỏi kinh nghiệm. Tại một số sàn vàng, có thể thấy, nhiều nhà đầu tư lên sàn với máy tính xách tay, thường trực trên đó là các website về thị trường vàng quốc tế, các trang thông tin tài chính hàng đầu như Bloomberg, Reuters, CNBC… Tuy nhiên, cũng không ít nhà đầu tư liều lên sàn ở tư thế không có một chút chuẩn bị nào về thông tin

Trong khi còn hoạt động, các sàn giao dịch vàng đều cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều thông tin bổ trợ như các chỉ số kinh tế quan trọng sẽ công bố trong ngày, diễn biến giá dầu, tỷ giá USD, những trang kiến thức cơ bản về vàng và giao dịch vàng. Một số sàn vàng lớn như Eximbank, SBJ… đã ra bản tin tư vấn thị trường vàng hàng ngày. Sàn SBJ thành lập sau nhưng đã có một cuốn cẩm nang “Đầu tư vàng” dành cho các nhà đầu tư.

Để dự báo giá vàng thì công cụ hiệu quả là sử dụng phương pháp phân tích cơ sở và phân tích kỹ thuật. Các thông tin mà một số website đưa ra cũng là dựa trên hai phương pháp này do các chuyên gia phân tích. Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng hai phương pháp này để tự mình có kiến thức và kinh nghiệm trong dự báo giá vàng.

39

1.4.2.2 Xác định mức rủi ro có thể chấp nhận

Khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cá nhân và mục tiêu của mỗi người. Thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:

Tuổi đời: nếu còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước để khắc phục những thua lỗ tạm thời, nhà đầu tư có thể sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao để đổi lại mức lợi nhuận cao. Nhưng càng lớn tuổi, nhà đầu tư càng e ngại đối với những khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao. Và ở tuổi sắp nghỉ hưu, họ chỉ tìm những cơ hội đầu tư ổn định với rủi ro thấp.

Các trách nhiệm phải gánh vác: trách nhiệm có thể bao gồm các khoản nợ phải hoàn trả, các chi phí phải thanh toán, và người thân phải nuôi nấng, phụng dưỡng. Trách nhiệm càng cao, nhà đầu tư càng có khuynh hướng ít chấp nhận rủi ro.

Mục tiêu đầu tư: khi đầu tư, nhà đầu tư có thể nhằm vào thu nhập định kỳ, tăng trưởng vốn đầu tư hoặc kết hợp cả hai. Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu lựa chọn mà nhà đầu tư sẽ chấp nhận những mức độ rủi ro khác nhau.

Thời hạn để hoàn thành mục tiêu đặt ra: thời hạn càng ngắn, mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận sẽ càng thấp.

Mức lợi nhuận mong muốn: nếu muốn lãi nhiều thì nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro cao.

Độ "bấp bênh" (uncertainty) có thể chấp nhận để đạt được mức lợi nhuận mong muốn: nếu nghĩ rằng mình không chấp nhận nổi rủi ro ở mức độ nào đó, tốt nhất nhà đầu tư nên chọn phương án an toàn hơn; tuy nhiên lợi nhuận tiềm năng vì thế cũng sẽ thấp hơn.

Các khoản dự trữ cho tương lai: nếu có dự trữ, nhà đầu tư sẽ mạnh dạn hơn khi đầu tư, hay nói cách khác có thể chấp nhận rủi ro cao hơn.

1.4.2.3 Nguyên tắc chốt lời cắt lỗ

Làm thế nào để hạn chế rủi ro trong đầu tư vàng qua sàn giao dịch vẫn là câu hỏi được giới đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi theo các nhà phân tích thị trường, đầu

40

tư vàng lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Tùy thuộc vào số lượng tiền đầu tư mà nhà đầu tư có thể đặt ra: nếu giá vàng thay đổi 1%, thì tỷ lệ lời hoặc lỗ của nhà đầu tư lên đến 14%, nếu giá vàng thay đổi 4%, tỷ lệ lời hoặc lỗ lên đến 57%. Tỷ lệ này hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu lời nhuận và kinh doanh của mỗi nhà đầu tư.

Trong khi đó, giá vàng liên tục biến động khôn lường và chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: sức khỏe đồng USD, giá dầu, chứng khoán và tình hình chính trị… Do đó để hạn chế thua lỗ trong đầu tư vàng cần tuân thủ nguyên tắc

“chốt lời cắt lỗ” theo tỷ lệ nhất định. Chỉ số vàng trong vấn đề cắt lỗ và chốt lời đó

là tỷ lệ 1:3. Nguyên tắc cắt lỗ 1 phần so với kì vọng lợi nhuận 3 phần. Nghĩa là nếu kì vọng lợi nhuận 30% thì khi lỗ 10% phải cắt lỗ ngay. Nếu kì vọng thấp hơn là 20% thì khi lỗ 7% nên cắt lỗ ngay. Đó là nguyên tắc về bảo toàn vốn, khi bạn còn vốn tức là bạn còn có cơ hội tham gia thị trường và tìm kiếm lợi nhuận Tỷ lệ 1:3 là tỷ lệ vàng mà những nhà giao dịch hàng đầu trên Phố Wall tìm ra và kiểm nghiệm và nó vẫn đúng cho đến ngày nay.

Nhà đầu tư cũng phải xây dựng được hệ thống phân tích kỹ thuật phù hợp nhất cho quá trình ra quyết định mua bán, với mục tiêu an toàn vốn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và đạt lợi nhuận trong vòng kiểm soát. Theo các chuyên gia phân tích, với đà suy yếu của đồng USD được dự báo sẽ còn tiếp diễn, áp lực lạm phát sẽ còn gia tăng và như vậy, vai trò chống lạm phát của vàng sẽ phát huy tác dụng và mãi lực vàng sẽ còn tăng. Đây là cơ hội kinh doanh tốt để nhà đầu tư kiếm lời. [9]

1.4.2.4 Giao dịch bằng các hợp đồng phái sinh

Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây rủi ro cho các nhà đầu tư trong kinh doanh. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm). Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị

41

trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường. Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người đầu tư (hedger), người đầu cơ (specculator) , người hưởng lợi (arbitrager). Sự dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho 3 loại thành viên này: Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người hưởng lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng cách sử dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá.

Một số công cụ phái sinh độc lập được giao dịch phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế:

Hợp đồng mua bán trước (còn gọi là hợp đồng kỳ hạn): Là một công cụ tài chính phái sinh đơn giản. Đó là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hoá hoặc các tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã xác định trước.

Hợp đồng mua bán trong tương lai: là một công cụ tài chính phái sinh, tương tự như hợp đồng mua bán trước, chỉ khác có một số điểm sau: Hợp đồng mua bán trong tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng trên sở giao dịch thông qua một môi giới trên thị trường; và người mua và người bán thường không quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường đưa ra một số các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng mua- bán trước, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bán được xác định trên sàn giao dịch chứng khoán. Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những người môi giới ăn hoa hồng, họ sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ 2 là người tự đầu tư. Để tránh những

42

rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình,

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 42 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)