0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Khung pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 63 -112 )

Kinh doanh vàng tài khoản là một ngành đặc thù có liên quan đến cung - cầu tiền tệ quốc gia, vì vậy đòi hỏi phải có quy định pháp lý để kiểm soát, điều chỉnh và chế tài. Tuy nhiên, do chưa có quy định chặt chẽ về mặt pháp lý nên loại hình kinh

57

doanh sàn vàng hiện nay tại Việt Nam đang khá rủi ro cho giới đầu tư và cả hệ thống tài chính. Hoạt động của sàn giao dịch vàng còn tự phát và được ví như những "chiếu bạc" hay "nơi đốt tiền" của người dân. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là còn kéo theo tâm lý đầu tư đám đông trên sàn vàng, khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ rơi vào cảnh tay trắng. Chưa hết, hoạt động của sàn vàng còn góp phần làm méo mó thị trường ngoại tệ gây áp lực nên tỷ giá. Sở dĩ như vậy là do sàn vàng trong nước chưa được liên thông với sàn vàng trên thế giới. Khi các lệnh mua/bán ở sàn vàng trong nước chênh nhau thì các chủ sàn vàng phải đặt lệnh mua/bán vàng ở nước ngoài để cần bằng cung - cầu. Chỉ tính riêng 5 sàn vàng lớn nhất trong số 20 sàn vàng đang hoạt động hiện nay, doanh số mua bán vàng hàng ngày đã lên đến 2 triệu lượng, tương đương 3 tỷ USD. Thực tế là thời gian gần đây, một lượng không nhỏ ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài qua các sàn vàng gây nhiều bức xúc trong dư luận. Và cơn sốt giá vàng lên mức kỷ lục, gần 30 triệu đồng/lượng ngày 11/11/2009 cũng được xem là có nguyên nhân sâu xa từ hoạt động thiếu sự kiểm soát của sàn giao dịch vàng.

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu không được tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động. Nghĩa là đối với những sàn vàng đang hoạt động thì công việc kinh doanh bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010 (tại văn bản số 369/TB-VPCP ngày 30-12-2009)

Đối với hoạt động kinh doanh vàng là đồ trang sức vẫn được phép tiến hành bình thường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhưng để hoạt động này đi vào nề nếp và đúng quy định thì Ngân hàng Nhà nước và UBND cấp tỉnh phải có sự tổ chức và hướng dẫn cụ thể. Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc NHNN Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 3/2006/QĐ-NHNN. [14]

Trong bối cảnh hiện nay, việc cấm hoạt động đối với sàn giao dịch vàng là cần thiết do hai nguyên nhân. Thứ nhất, với một đất nước còn nghèo thì cần phải

58

dồn toàn lực lượng cho sản xuất kinh doanh mà tạo ra hàng hóa và dịch vụ để phục vụ nền kinh tế thực, phục vụ đời sống một cách trực tiếp. Thứ hai, kinh doanh vàng tài khoản qua sàn vàng vừa qua và trong bối cảnh hiện nay đã tạo ra bất ổn vĩ mô, gây xáo động về lòng tin trên thị trường. Việc một số sàn vàng đã đầu tư phải chuyển hướng kinh doanh cũng phải chấp nhận bởi không thể có chính sách nào đó làm cho mọi đối tượng đều hưởng lợi. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc gia hạn 90 ngày cho các sàn giao dịch vàng là để có thời gian giải quyết những tồn đọng giữa nhà đầu tư với người kinh doanh sàn vàng và có khi còn thời gian để nhà nước có thêm cách giải quyết mới.

Trên các sàn giao dịch Vàng, biết bao nhà đầu tư lâu nay tham gia cuộc chơi đang phải trả giá, không ít người tán gia bại sản, hoặc do thiếu kiến thức về lĩnh vực đầu tư mới mẻ này, hoặc do mạo hiểm theo tâm lý đỏ đen dẫn đến rủi ro.

Báo cáo trước Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 17/11 vừa qua, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thừa nhận việc quản lý hoạt động của các sàn giao dịch Vàng hiện còn nhiều vướng mắc. Đây chính là kẽ hở của pháp luật khi toàn bộ các văn bản pháp luật hiện nay không hề có quy định cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn còn đang loay hoay với dự thảo quy định "việc kinh doanh Vàng trên tài khoản" thì các sàn giao dịch vàng mọc lên như nấm sau mưa. Điều đáng nói là mỗi trung tâm có một hệ thống giao dịch, chính sách tín dụng, phí khác nhau và không chịu sự giám sát của cơ quan nào.

Mô hình sàn vàng hiện nay ở Việt Nam phát triển tự phát, thiếu hẳn một khuôn khổ pháp lý cho giao dịch vàng trên tài khoản, vàng điện tử; không có hệ thống tài khoản kim loại quý; không có quy chuẩn hàng hóa cho giao dịch qua sở, sàn hay giao dịch điện tử; các quy định về bảo vệ nhà đầu tư...

Trước tình hình hoạt động ấy, một đề nghị có tính khả thi là Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công Thương có thể cho thành lập một Trung tâm Giao dịch vàng tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh (tương tự như Sở Giao dịch chứng khoán). Các ngân hàng thương mại và công ty môi giới kinh doanh vàng là thành viên của trung tâm

59

này và được kết nối để đặt lệnh của khách hàng hoặc quản lý tài khoản cho khách hàng như chứng khoán hiện nay. Đề nghị này vẫn chưa được sự đồng tình của giới kinh doanh, đặc biệt là Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Thành Long cho rằng việc tổ chức, vận hành sàn giao dịch vàng không thể thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo ông, với sự liên kết này, ngân hàng thương mại có thêm tiềm năng, kinh nghiệm quản lý sàn giao dịch vàng, góp phần tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, làm cho thị trường vàng phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích của cá nhân nhà đầu tư cũng như của hệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh vàng. [6]

Ủy ban nhân dân thành phố. Hồ Chí Minh đã đề nghị giao các sàn vàng cho Sở giao dịch chứng khoán quản lý. Nếu theo hướng này thì lại có vướng mắc bởi trước hết là Luật Chứng khoán chưa cho phép, sau nữa điều này sẽ rất khó với khối lượng giao dịch qua các sàn vàng hiện nay khoảng 1,5 triệu lượng/ngày, vượt quá tầm tay của cơ quan nói trên. Đó là chưa kể khác với mô hình tập trung của chứng khoán, ở phần lớn các sàn vàng, bên điều hành cũng là người tham gia đầu tư trên sàn nhà. Nhà đầu tư vàng không thể đánh giá chính xác lượng đặt mua đặt bán thực sự của thị trường, khi không ai có thể biết được trong số lượng đặt mua và bán có bao nhiêu là lệnh của chính người điều hành và những thành viên chủ chốt. Lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí MinhCM khẳng định có đủ điều kiện về cơ sở vật chất lẫn nhân lực để quản lý hoạt động của các sàn vàng và cho biết đang xây dựng đề án để trình các cơ quan chức năng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau khi nghiên cứu hoạt động của sàn vàng từ năm 2008 đến nay, đã trình Chính phủ cơ chế quản lý theo hướng Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động sàn giao dịch vàng, có sự tham gia của các tổ chức tín dụng dưới hình thức kinh doanh vàng tài khoản, Bộ Công Thương quản lý hoạt động của sàn giao dịch vàng vật chất. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tham gia xây dựng khung pháp lý quy định về việc mở sàn vàng của các công ty chứng khoán.

60

Thông tin này nhận được phản hồi là nếu có quá nhiều cơ quan cùng quản lý sẽ dễ dẫn đến chồng chéo gây khó cho hoạt động của sàn vàng. Giới kinh doanh cho rằng sàn vàng có quy chế hoạt động, có sự giám sát, điều hành là rất cần thiết, tuy nhiên động thái đó phải đáp ứng được niềm tin của nhà đầu tư trong mọi phương thức giao dịch, cũng như phù hợp với nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang hướng tới. Việc phát triển tuần tự và hướng tới chuẩn mực quốc tế sẽ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư vàng, các doanh nghiệp và ổn định hệ thống tài chính quốc gia.

Hoạt động của các sàn vàng chủ yếu lấy giá quốc tế làm cơ sở cho người kinh doanh chứ không theo diễn biến giá vàng trong nước. Khi đó, các ngân hàng có sàn vàng phải thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm và tự doanh trên thị trường thế giới để bảo đảm an toàn cho hoạt động của các sàn vàng, nhất là giải quyết lượng thừa mua, thừa bán trong ngày của sàn vàng. Khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này cần sự quản lý và cấp phép của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, để hoạt động sàn vàng an toàn, minh bạch tránh rủi ro cho cả ngân hàng và người kinh doanh thì việc để cho Ngân hàng Nhà nước quản lý các sàn vàng có vẻ là phù hợp hơn cả.

Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục trưng cầu ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, trước khi đề nghị Chính phủ ban hành một thông tư chính thức về quản lý hoạt động của các sàn vàng.

Cần một định hướng phát triển

Hiện nay nhà đầu tư có những quan ngại khác nhau khi chọn một trong số 20 sàn hiện có để kinh doanh. Một giám đốc sàn vàng của ngân hàng nhận định, bên cạnh tính thanh khoản cao và dịch vụ rẻ thì rủi ro về công nghệ, tính pháp lý và tính minh bạch là vấn đề người kinh doanh quan tâm khi chọn sàn.

Sự ra đời các sàn giao dịch vàng là cần thiết, một hình thức đầu tư phổ biến hiện nay trên thế giới. Hoạt động này phù hợp với nhiều đối tượng do việc giao dịch thuận lợi, tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Ngoài ra, thông qua sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh, giúp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trước biến động của giá vàng.

61

Một điểm quan trọng nữa là khi có sàn giao dịch hoạt động đúng chuẩn, thị trường vàng nước ta sẽ hướng tới việc liên thông với thị trường vàng quốc tế, huy động được lượng vốn lớn trong dân tham gia nhập khẩu vàng, đảm bảo quyền quyết định của người dân khi lựa chọn hình thức đầu tư.

Việc các sàn giao dịch vàng ra đời còn tạo ra một kênh điều hòa cung cầu, giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng chủ động nguồn nguyên liệu hơn, giảm được một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vàng, mặt khác huy động được vốn vàng đang tích lũy trong dân.

Rõ ràng thị trường vàng nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự ra đời của các sàn giao dịch vàng, cuộc chơi của nhà đầu tư trong nước sẽ mở rộng hơn với nhiều lựa chọn và đa dạng về công cụ đầu tư.

Tuy nhiên, kinh doanh vàng luôn là kênh đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro và khó dự báo. Để nắm bắt được cơ hội trong sân chơi quốc tế và ngang hàng với các nhà đầu tư lão luyện trên thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo về cả bản lĩnh và kinh nghiệm, từng bước làm quen và áp dụng các công cụ kinh doanh hiệu quả đồng thời nắm vững các phương thức giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

Cũng như ngoại tệ, vàng có thể được mua bán trong phạm vi mà người ta có trong tay theo cách truyền thống mà cũng có thể được kinh doanh cả trên cơ sở không có gì trong tay (chẳng hạn có 1 nhưng mua hay bán 100) như trên các sàn vàng hiện nay, được gọi là kinh doanh mạo hiểm. Điều đáng chú ý là hình thức kinh doanh mạo hiểm này luôn được khuyến cáo là chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các công ty lớn. Ngân hàng trung ương tại một số nước thường cấm hay hạn chế tối đa bằng cách đưa ra điều kiện khắt khe đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia hình thức kinh doanh rủi ro cao nói trên.

Do vậy, nếu chưa nắm vững hình thức kinh doanh mới mẻ này thì cách hay nhất là không nên tham gia kinh doanh theo phong trào, phần nào mang tính chất đánh bạc nhiều bất trắc. Lời khuyên này càng có ý nghĩa hơn khi hoạt động sàn vàng chưa được quản lý chặt chẽ đúng mức.

62

2.2.3 Đánh giá thực trạng Việt Nam trong năm 2008-2009

2.2.3.1 Những thành tựu đã đạt được

- Thị trường với những đặc điểm nổi bật là thị trường Việt Nam phát triển

nhanh nhất khu vực: So với các nước trong khu vực, thị trường vàng Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất. Theo số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới, quí 1/2008, ước tính Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 43 tấn vàng, trong đó phải nhập khẩu 40 tấn, bằng 57% sản lượng vàng tiêu thụ của năm 2007 (75 tấn). Nếu cộng thêm số lượng vàng giao dịch tại các ngân hàng khác số lượng vàng giao dịch tại thị trường trong nước có thể đạt đến mức 500.000 lượng/ngày, tương đương khoảng 19 tấn vàng/ngày. Trong khi đó, năm 2007, những lúc cao điểm nhất thị trường trong nước cũng chỉ tiêu thụ khoảng 2 tấn vàng /ngày. Sở dĩ những tháng đầu năm 2008, lượng vàng giao dịch trên thị trường và số lượng vàng nhập khẩu tăng đột biến là do nhu cầu trong nước tăng mạnh. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, giá vàng thế giới lại tăng nhanh và khá cao đã thu hút người dân chuyển kênh đầu tư từ cổ phiếu hoặc nhà đất sang vàng. Đến nay, vàng là kênh đầu tư thứ 4 thu hút các nhà đầu tư bên cạnh bất động sản, đồng Đôla Mỹ và chứng khoán.[34]

- Một năm thiết lập các kỷ lục: giá vàng tăng đều đều trong 3 quí đầu và sau

đó tăng vụt bắt ngờ trong quí 4. Bắt đầu năm giá vàng là 880 USD/ ounce, tăng 24% đến thời điểm ngày 23 tháng 12 đóng cửa ở mức 1.090 USD/ ounce. Vàng đạt mức cao nhất vào ngày 02 tháng 12 với giá 1.215,8 USD / Ounce, vượt xa mức giá đóng cửa cao nhất năm 2008 là 1.002,8 USD/ ounce. Song song với giá thế giới, giá vàng trong nước cũng đã và đang phá vỡ những kỷ lục của mình. “ Ngày lịch sử” của giá vàng trong nước là ngày 11 tháng 11 năm 2009, khi giá vàng leo thang tới mức 27 triệu, 28 triệu rồi tới 29 triệu đồng một lượng chỉ trong vài giờ. Trong đầu năm 2009, vàng giữ ở mức 18 triệu đồng một lượng, đến thời điểm 24 tháng 12, tăng mạnh lên mức 26.5 triệu đồng một lượng. Giá vàng đã tăng khoảng 8.5 triệu đồng một lượng, khoảng 47% so với năm 2008. Giá vàng biến đổi cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư vì họ sẽ đầu tư nhiều hơn để hưởng lợi từ chênh lệch giá.

63

- Tìm chỗ trú sau trận bão: giá vàng thế giới tăng liên tục do cuộc khủng

khoảng tài chính đã bớt nghiêm trọng hơn và tỷ lệ lạm phát cao không phải là mối lo ngại chính cho hầu hết các quốc gia. Vàng không được xem như là “chỗ trú an toàn nhất” như trong “cơn bão tài chính” nữa. Đô la đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên cho những người tìm kiếm lối thoát an toàn. Giá vàng được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của Mỹ trong năm. Cục dự trữ liên bang Mỹ FEC đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục như là một sự trợ giúp mạnh mẽ cho giá vàng.

- Vàng trở thành kênh đầu tư lợi nhuận cao: giá vàng trong nước tăng một nửa

trong năm. Chỉ số VN index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 51,8%

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ SỞ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ DỰ BÁO GIÁ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 63 -112 )

×