Tình hình kinh tế xã hội thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

3.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội và tình hình huy động vốn của các NHTM Việt

3.1.1.1 Tình hình kinh tế xã hội thế giới

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế quốc tế về triển vọng kinh tế toàn cầu thời gian tới như sau:

- Về tăng trưỏng kinh tế: tốc độ tăng GDP trong năm 2010 và 2011 của nhóm các nước phát triển có thể đạt 2,8% do q trình hồi phục kinh tế của:

+ Mỹ: tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giậm chân trong khoảng 2-2,5% phần lớn thời gian của năm 2010. Thị trường nhà đất và việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị có phần khả quan hơn, song chi tiêu của người tiêu dùng vẫn khá dè dặt dự báo chỉ tăng 1,8% và GDP khó có cơ hội tăng trưởng với tốc độ lớn hơn. Một trong những cản trở lớn nhất với việc chi tiêu của các hộ gia đình là tỷ lệ thất nghiệp, dự báo có thể lên tới 10,5%.

+ Châu Âu và Nhật Bản sẽ phục hồi chậm hơn Mỹ: suy thoái tại Châu Âu và Nhật nặng nề hơn nhiều so với Mỹ và hiện có rất ít nhân tố giúp các nền kinh tế này phục hồi. Dự báo khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Anh sẽ tăng trưởng lần lượt 0,9% và 0,8% trong năm 2010. Một vài nước phía Tây như Iceland, Ireland hay Tây Ban Nha thậm chí cịn tăng trưởng âm do hệ quả tồi tệ của bong bóng nhà đất và cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Tình hình tại Nhật Bản có phần khả quan hơn một chút so với Châu Âu, tốc độ tăng GDP có thể đạt 1,4%.

+ Các thị trường mới nổi tiến nhanh hơn: tất cả các khu vực mới nổi (ngoại trừ ở Châu Âu) sẽ phục hồi trong 2010 với tốc độ lớn hơn Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng chung của Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) có thể đạt 7,1%. Châu Mỹ latin, Trung Đông và Châu Phi có thể tăng trưởng trong khoảng 3-4%. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu chỉ tăng trưởng 1,7%.

- Về lạm phát: tỷ lệ lạm phát của các nước phát triển rất thấp, thậm chí có nước vẫn trong tình trạng thiểu phát, mức lạm phát của Nhật Bản bình quân - 0,7% (thấp hơn năm 2009 là 1,4%),còn năm 2011 là -0.3%.

- Về thương mại, xuất nhập khẩu: khối lượng thương mại hàng hố dịch vụ tồn cầu phục hồi và tăng trưởng 9,0% và 6,3% trong năm 2010 và 2011. Giá hàng hoá trong xu hướng giảm, đà phục hồi gần đây chưa đủ để cân bằng giá cả so với thời trước suy thoái. Ở hầu hết các khu vực, lạm phát sẽ được kiểm soát tốt.

- Về triển vọng dòng vốn đầu tư vào các nước mới nổi và đang phát triển tăng 29,6 tỷ USD so với năm 2009, từ mức 180,2 tỷ USD năm 2009 lên mức 209,8 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp là 294,1 tỷ USD, tăng 19,3 tỷ USD so với năm 2009.

Dự báo những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu

- Kinh tế toàn cầu tiếp tục mất cân bằng giữa các khu vực. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ giảm mạnh trong 2008, từ mức 700 tỷ USD năm 2008 xuống còn 450 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình sẽ tệ trở lại và thâm hụt trong 2010 sẽ tăng thêm 90 tỷ USD so với năm ngối. Ngun nhân chính của tình trạng này là Mỹ tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển khác. Bên cạnh đó, tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu tại nhiều nước như Đức, Trung Quốc hay Châu Á cũng là nhân tố khiến tình trạng mất cân đối tồn cầu tệ hơn năm ngối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ và các nước khu vực Châu Âu (không kể Đức),

đang tăng trở lại trong khi thặng dư cán cân vãng lai của các nước như Trung Quốc, ức và Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng.

- Các nước đang phát triển vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn về thất nghiệp và việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển vẫn đang ở mức cao và chưa thể cải thiện nhiều trong năm tới ở mức bình qn 8,5% năm 2010 và có thể giảm xuống 8,2% năm 2011.

- Tỷ lệ lạm phát của các nước phát triển rất thấp, thậm chí có nước vẫn trong tình trạng thiểu phát. Áp lực lạm phát chỉ có thể xuất hiện ở những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà chủ yếu là ở Châu Á và những nước định giá thấp đồng nội tệ so với đôla Mỹ.

- Thâm hụt ngân sách tiếp tục là mối quan ngại với các chính phủ. Nợ chính phủ của các quốc gia tiếp tục tăng lên trong giai đoạn 2010-2011. Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công/thu nhập quốc dân nhiều nước đang ở mức cao. Thâm hụt ngân sách ở các nước phát triển từ mức 1,1-3,6%/GDP năm 2007-2008, tăng lên 8,7%/GDP năm 2009 và dự báo 2010 mức 8,35/GDP. Đối với các nước đang phát triển và mới nổi thâm hụt ngân sách bình quân năm 2010 là 3,2%/GDP.

- Rủi ro của hệ thống ngân hàng giảm nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Hệ thống ngân hàng cần phải mất một thời gian để giải quyết những khoản nợ xấu phát sinh trong giai đoạn khủng hoảng.

Dự báo kinh tế thế giới đang dần vượt qua khủng hoảng và tốc độ hồi phục dự đoán sẽ rất chậm và khơng chắc chắn. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều nguy cơ tiềm ẩn bởi đà phục hồi hiện nay chủ yếu nhờ hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế và cải cách hệ thống tài chính của Chính phủ các nước. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất vẫn là những bong bóng cổ phiếu, nhà ở và các bất động sản có thể xuất hiện và nổ tung bất cứ lúc nào trong quá trình hồi phục kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)