.7 Biểu đồ về thị phần của các ngân hàng tại Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 105)

Năm 2007 25% 40% 17% 15% 3% NH ĐT&PT NH NN&PTNT NHCT NHNT NHTMCP khác Năm 2009 21% 36% 12% 15% 16%

Kể từ khi xuất hiện khu kinh tế Dung Quất, trong đó có Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất thì Quảng Ngãi đã trở thành tâm điểm đến của các nhà đầu tư trong và

Năm 2008 21% 38% 13% 18% 10%

ngoài nước. Cũng từ đây, các NHTMCP đua nhau mở chi nhánh với mong muốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư, đồng thời coi đây là thị trường màu mỡ, đầy tiềm năng. Do vậy, từ năm 2007 đến nay, thị phần huy động vốn của các NHTM tại Quảng Ngãi có nhiều biến đổi. Các NHTMCP với các chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi ngày càng nâng cao thị phần của mình. Cũng từ đây, thị phần của các NHTMQD có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là ngân hàng NN&PTNT. Điều này đã trở thành một thách thức lớn đối với khối các NHTMQD.

Với kinh nghiệm hoạt động của BIDV Quảng Ngãi cùng với lượng khách hàng truyền thống, chung thủy lâu năm, thị phần hoạt động của BIDV Quảng Ngãi trong thời gian qua tuy có giảm nhưng khơng đáng kể (năm 2007, BIDV Quảng Ngãi chiếm 25% thị phần, đến năm 2008, 2009 con số này chỉ còn là 21%). BIDV Quảng Ngãi là ngân hàng đứng thứ hai trên trên địa bàn về thị phần huy động vốn và đứng đầu trên địa bàn về thị phần huy động tiền gửi dân cư.

2.3 Tình hình phát triển dịch vụ hỗ trợ huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi - Dịch vụ ATM: BIDV là một trong các NHTM Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ ATM đầu tiên, bắt đầu từ năm 2001. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ với thị trường trong nước, nên BIDV nói chung và BIDV Quảng Ngãi nói riêng rất khó thuyết phục được khách hàng tham gia sản phẩm dịch vụ thẻ BIDV-ATM. Đến nay, sản phẩm thẻ ATM đã trở nên quen thuộc với nhiều khách hàng nên việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ dễ thành công hơn. Dịch vụ thẻ ATM không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của BIDV trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán..), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi đáng kể cho BIDV Quảng Ngãi với “giá rẻ”. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài

khoản. Khi đã quen và thấy được lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại NH ngày càng nhiều. Khi cần, họ dùng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh tốn chi phí, dịch vụ mà họ sử dụng. (Trước đây khách hàng luôn phải mang theo tiền mặt bên mình để sẵn sàng chi tiêu hoặc để tiền nhàn tạm thời rỗi tại nhà, rất khơng an tồn và khơng được hưởng lãi).

Bảng 2.13 Số lượng thẻ BIDV-ATM phát hành tại BIDV Quảng Ngãi Đvt: thẻ Đvt: thẻ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng 08/07 09/08 Số thẻ phát hành 1.142 974 1.209 -15% 24% Số thẻ luỹ kế 7.803 8.777 9.986 12% 14% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Ngãi năm 2007, 2008, 2009

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều NH trên địa bàn triển khai dịch vụ thẻ ATM, nhất là các NHTMCP. Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ của một số NH ngày càng được mở rộng tiện ích giúp khách hàng thuận lợi trong việc hiện đại hoá hoạt động thanh tốn của mình. So với nhiểu NHTM trên địa bàn, chức năng sản phẩm thẻ của BIDV kém phong phú hơn. Do vậy, BIDV Quảng Ngãi rất khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới đăng ký phát hành thẻ. Kết quả trong Bảng trên cho thấy trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ âm 15%(-15%), giảm 168 thẻ phát hành so với năm 2007 là vì năm 2007 là năm đầu tiên BIDV Quảng Ngãi triển khai chỉ thị 20/2007/CT-Ttg của chính phủ về chi lương cho đối tượng nhận lương từ ngân sách qua NH, BIDV Quảng Ngãi tiếp thị thành công một số đơn vị nhận lương từ ngân sách. Năm 2009, do BIDV Quảng Ngãi thiết lập tốt mối quan hệ với các công ty hoạt động tại khu kinh tế Dung Quất,

ký kết hợp đồng thanh toán lương với các công ty này nên số lượng thẻ phát hành năm 2009 tăng 24% ( 235 thẻ) so với năm 2008.

- Dịch vụ thanh toán qua máy cà thẻ (POS):

Để mang lại sự tiện ích cho khách hàng, đa dạng hố kênh phân phối dịch vụ và để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 BIDV đã triển khai dịch vụ giao dịch rút tiền và chuyển tiền qua hệ thống các máy cà thẻ (POS). Với thẻ BIDV-ATM, ngồi có thể giao dịch tại các máy ATM, khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch như ứng tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hố, chi phí dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng (còn gọi là đơn vị chấp nhận thẻ) bằng cách thực hiện giao dịch chuyển khoản cho nhà cung cấp qua máy cà thẻ (POS), thay vì trả tiền mặt như trước đây. Như vậy, cùng với các máy BIDV- ATM, việc đưa hệ thống máy cà thẻ (POS) vào thị trường đã mang lại kênh phân phối tiện lợi cho khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi chấp nhận cho BIDV Quảng Ngãi lắp đặt máy cà thẻ để tăng kênh thanh toán cho khách hàng, các đơn vị chấp nhận thẻ phải mở tài khoản thanh toán (tài khoản chuyên thu tiền hàng) tại BIDV Quảng Ngãi để nhận tiền do khách hàng chuyển khoản. Như vậy, việc phát triển mạng lưới máy cà thẻ một mặt làm tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng BIDV-ATM, tăng thu phí dịch vụ, mặt khác làm tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn cho BIDV Quảng Ngãi.

Tính đến tháng 9/2010, BIDV Quảng Ngãi đã triển khai và lắp đặt thành công gần 17 máy cà thẻ (POS). Tuy nhiên, do người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ khi thanh toán nên doanh số phát sinh từ dịch vụ này chưa cao. Do vậy, BIDV Quảng Ngãi cần phải tuyên truyền, quảng cáo tiện ích của dịch vụ này nhiều hơn nữa để người dân dần dần thay đổi thói quen dùng tiền mặt thành thói quen dùng thẻ khi thanh toán.

Dịch vụ thanh toán tiền điện qua NH là sản phẩm dịch vụ mới của BIDV Quảng Ngãi, bắt đầu được triển khai trong năm 2008. Mặc dù là sản phẩm mới nhưng cũng mang lại lợi ích nhất định cho BIDV Quảng Ngãi trong hai năm qua vì ngồi phí dịch vụ thu hộ thu được Cơng ty Điện Lực Quảng Ngãi (EVN-Quảng Ngãi) trả, BIDV Quảng Ngãi cịn duy trì được số dư TGKKH nhất định do EVN- Quảng Ngãi mở tài khoản chuyên thu tiền điện tại BIDV Quảng Ngãi để thực hiện dịch vụ này. Theo số liệu thống kê, so với tổng doanh số tiền điện mà BIDV Quảng Ngãi thu hộ cho EVN-Quảng Ngãi hàng tháng, số dư bình quân EVN- Quảng Ngãi duy trì trên tài khỏan chuyên thu tại BIDV Quảng Ngãi chiếm khoảng 60%. Đây là một con số hết sức có ý nghĩa, vì doanh số tiền điện của EVN-Quảng Ngãi thu hàng tháng rất lớn, nếu BIDV Quảng Ngãi phát triển tốt dịch vụ thu hộ tiền điện, mở rộng dịch vụ đến càng nhiều khách hàng, thì số dư tiền gửi không kỳ hạn của EVN-Quảng Ngãi càng cao, BIDV Quảng Ngãi càng thu được nhiều lãi (chênh lệch lãi).

- Dịch vụ chi hộ lương:

Đây là một trong những dịch vụ mà BIDV Quảng Ngãi có thế mạnh. Với sự hỗ trợ của cơng nghệ, dịch vụ được hạch tốn tự động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, do BIDV đã kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, và kết nối song phương với một số ngân hàng như NH Công Thương VN, NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Citibank...nên việc chi hộ lương của BIDV Quảng Ngãi đáp ứng đến tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống BIDV, đảm bảo chuyển tiền đến tài khoản cho khách hàng một cách nhanh nhất.

Phát triển tốt dịch vụ này, ngồi việc tăng thu phí dịch vụ (phí chi hộ lương) cho BIDV Quảng Ngãi, tiền gửi không kỳ hạn của BIDV Quảng Ngãi sẽ có cơ hội tăng do khách hàng nhận lương bao giờ cũng duy trì số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Kết quả thống kê của BIDV Quảng Ngãi cho thấy so

với tổng số tiền lương được nhận hàng tháng, khách hàng của BIDV Quảng Ngãi duy trì số dư trên tài khoản với tỷ lệ trung bình khoảng 29,2% và trong số khách hàng nhận lương của BIDV Quảng Ngãi, mức lương bình quân một khách hàng nhận được khoảng trên 3,6 triệu đồng một tháng, và số tiền duy trì bình quân trên tài khoản là hơn 1,12 triệu đồng. Như vậy, nếu càng phát triển dịch vụ chi hộ lương, BIDV Quảng Ngãi càng có cơ hội tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn.

Bảng 2.14 Kết quả hoạt động thanh toán lương

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Ngãi năm 2007, 2008, 2009

Trong 3 năm qua, dịch vụ chi hộ lương của BIDV Quảng Ngãi liên tục tăng trưởng cả về số lượng khách hàng (tăng trưởng 28% trong năm 2008 và 44% trong năm 2009) và doanh số thực hiện (tăng trưởng 49% trong năm 2008 và 79% trong năm 2009). Phí dịch vụ cũng tăng theo ( năm 2008 tăng 66% và năm 2009 tăng 79%).

- Dịch vụ chứng minh khả năng tài chính để làm thủ tục du học/xuất cảnh: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng 08/07 09/08 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ chi hộ lương(công ty/tổ chức) 25 32 46 28% 44%

Doanh số chi lương

trong năm (triệu đồng) 2.379 3.545 5.496 49% 55%

Phí dịch vụ(triệu

Với dịch vụ này, khi khách hàng có tài sản thế chấp, BIDV Quảng Ngãi sẽ cấp cho khách hàng một khoản tín dụng theo nhu cầu của họ, tuy nhiên khoản tín dụng này khách hàng không rút tiền ra mà sẽ được gửi lại BIDV Quảng Ngãi dưới hình thức tiền gửi phong toả, trên cơ sở đó BIDV Quảng Ngãi cấp giấy xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng, bổ sung hồ sơ xin du học hoặc thủ tục xuất cảnh du lịch. Đây là dịch vụ tương đối mới của BIDV Quảng Ngãi. Dịch vụ này chưa phát triển mạnh tại BIDV Quảng Ngãi, tuy nhiên cũng là một trong các dịch vụ được Ban Giám Đốc quan tâm phát triển. Ngoài ra, BIDV Quảng Ngãi còn thực hiện dịch vụ xác nhận số dư dưới hình thức phong toả tiền gửi có sẵn trong tài khoản của khách hàng và xác nhận số dư cho họ làm thủ tục xin cấp Visa. Những dịch vụ này không những mang lại phí dịch vụ cho NH, mà còn giúp giữ được nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân.

2.4 Đánh giá về hoạt động huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi

- Lãi suất: lãi suất huy động của BIDV Quảng Ngãi chịu tác động bởi chính sách điều hành lãi suất của BIDV H.O

Giai đoạn 2007-2009 đánh dấu nhiều biến động thăng trầm của thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Với mục đích ổn định và phát triển nền vốn gắn với hiệu quả kinh doanh, BIDV H.O đã áp dụng nhiều chính sách linh hoạt về lãi suất, cụ thể:

+ Năm 2007, BIDV H.O chính thức điều hành lãi suất toàn hệ thống thông qua cơ chế mua bán vốn tập trung, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP – Fund Transfer Pricing), theo đó lãi suất huy động vốn được thực hiện theo hướng thống nhất trên toàn hệ thống. Lãi suất FTP trở thành công cụ định hướng trong việc xác lập mặt bằng lãi suất tại chi nhánh. Tuy nhiên, việc áp dụng một mức giá mua FTP của BIDV H.O đã làm cho BIDV Quảng Ngãi có chính sách lãi suất thấp hơn so với một số NHTM trên địa bàn, đặc biệt là với tiền gửi VNĐ.

Bảng 2.15 Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng ngày 31/12/2007 Đvt: % Đvt: % Kỳ hạn BIDV CN QN VCB QN ICB QN EAB EXIM BANK SACOM BANK 3 tháng 7,20 7,3 7,20 8,56 8,52 8,46 6 tháng 7,56 7,56 7,56 8,76 8,76 8,70 9 tháng 7,80 7,80 7,80 9,00 9,00 8,94 12 tháng 8,28 8,28 8,40 9,18 9,24 9,12

Nguồn: Bảng lãi suất của các ngân hàng ngày 31/12/2007.

Số liệu trên cho thấy cùng kỳ hạn gửi 3 tháng hoặc 6 tháng, lãi suất huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi thấp hơn so với các NHTMCP khoảng từ 1,26- 1,32%/năm. Kỳ hạn 12 tháng cũng thấp hơn từ 0,84-1,12%/năm. Các NHTMCP có lãi suất huy động cao nhưng do được thành lập chưa lâu nên mức độ tín nhiệm của người dân cịn thấp, chỉ huy động được những món tiền nhỏ lẻ. Đối với những món tiền lớn, người dân chỉ tin tưởng vào các NHTMQD, trong đó có BIDV Quảng Ngãi. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn năm 2007 vẫn đạt mức 21%. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, điều này khó có thể đạt được.

+ Năm 2008, đặc biệt đến giữa năm 2008, với việc điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất liên tục tăng và ở mức rất cao, lên tới 21%/năm, BIDV H.O đã điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo biến động thị trường, có chính sách riêng đối với những khoản huy động lớn, cho phép vượt FTP và cấp bù cho chi nhánh, áp dụng lãi suất huy động tối đa tại một số thời điểm, đưa ra các giới hạn trong điều hành lãi suất huy động vốn, giao quyền chủ động cho chi nhánh. Chính sách lãi suất trên đã tạo đà cho nguồn vốn của BIDV Quảng Ngãi tăng đột biến trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng 30%.

+ Năm 2009, tình hình biến động của giá vàng, ngoại tệ và bất động sản đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi. Lãi suất

huy động niêm yết được thực hiện theo đúng chỉ đạo của NHNN (dưới 10,5%) nhưng trên thực tế lãi suất huy động được điều chỉnh lên rất cao (bao gồm cả khuyến mãi). BIDV Quảng Ngãi đã tăng cường công tác khuyến mãi bằng nhiều hình thức kết hợp thực hiện cơ chế riêng cho những khoản huy động lớn, khách hàng cá nhân quan trọng. Với những nổ lực trên, tốc độ huy động vốn năm 2009 của BIDV Quảng Ngãi tuy giảm so với 2 năm 2007 và 2008 nhưng vẫn giữ ở mức cao (19%).

- Phát triển sản phẩm huy động + Số lượng sản phẩm

Bộ sản phẩm huy động vốn của BIDV Quảng Ngãi phong phú, đa dạng, không thua kém các ngân hàng khác và đã được chuẩn hóa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thông thường về tiền gửi của khách hàng với trên 300 mã sản phẩm thuộc 12 dòng sản phẩm theo nhiều hình thức lĩnh lãi linh hoạt, cụ thể như sau:

• Tiền gửi khơng kỳ hạn: bao gồm các sản phẩm: tiền gửi thanh tốn thơng thường, tiền gửi thanh toán lãi suất phân tầng theo số dư tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi của người xuất khẩu lao động, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiết kiệm khơng kỳ hạn.

• Tiền gửi tiết kiệm: bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường (như tiền gửi lãi suất cố định trả lãi sau), tiền gửi lãi suất thả nổi trả lãi trước, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút gốc siêu linh hoạt, tiết kiệm tặng thẻ cào, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm an sinh xã hội, tiết kiệm tích lũy bảo an,…

• Sản phẩm tài khoản quản lý và giữ hộ ngoại tệ tổ chức trong nước: để phục vụ cho việc kết hối các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo yêu cầu của NHNN tại thông tư 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 105)