Thực trạng giáo dục tiểu học – Những thành tựu đã đã được

Một phần của tài liệu Khoa luận CTH quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 34)

2.2.1.1. Hệ thống giáo dục

Trong những năm vừa qua lĩnh vực giáo dục của huyện có rất nhiều chuyển biến tích cực. Tồn huyện có đầy đủ các cấp học từ mầm non cho đến

trung học phổ thơng và có một trường Trung tâm nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Bao gồm, mầm non việc thực hiện chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến 6 tuổi: Giáo dục phổ thông bao gồm GDTH dạy trẻ từ lớp một đến lớp năm bắt đầu lớp một từ năm sáu tuổi, sau khi hoàn thành xong cấp tiểu học chuyển sang bậc học trung học cơ sở,trung học cơ sở là bốn năm từ lớp sau đến lớp chín, trung học phổ thơng từ lớp mười đến lớp mười hai, học sinh lên trung học phổ thông sau khi đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục trung học phổ thơng ở huyện tương đối hồn chỉnh và đa dạng. Bậc học GDTH là khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ vào học lớp 1 và bắt đầu hưởng nền giáo dục của trường phổ thơng. Trường tiểu học hình thành nhân cách, ý thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mỹ…đã được quy định tại Luật Giáo dục. Để đạt được mục đích đó nhà trường cần phải tiến hành dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức cho các em thực hiện nội quy, những quy định của nhà trường, của lớp… Nhận thấy được vai trị quan trọng của bậc GDTH thì mạng lưới các trường tiểu học ở huyện được phủ khắp các xã, ít nhất mỗi xã sẽ có một trường tiểu học hoặc tiểu học và trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu được học tập của các em học sinh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện gồm có 21 xã và 1 thị trấn, tính đến thời điểm học kỳ I năm học 2017 - 2018 cả huyện có 17 trường tiểu học đều là trường cơng lập giảm 4 trường so với năm học 2016 - 2017. Số trường trung học cơ sở có lớp tiểu học là 4 trường. Gồm 48 trường điểm giảm 2 trường so với năm học 2016 - 2017. Số lượng lớp học là 212 lớp trong đó có 26 lớp ghép, tổng số học sinh của toàn huyện là 3904 học sinh tăng 103 học sinh so với năm 2016 - 2017 và tăng 251 học sinh so với năm học 2015 - 2016. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp 1 trong các năm đều đạt 100% kế hoạch đặt ra.

2015 - 2016 21 219 3.653 505/505

2016 - 2017 22 215 3.801 702/702

2017 – 2018

(Kỳ I) 17 212 3.904 850/850

Bảng 1.1. Bảng số lượng tăng giảm trường/lớp/số lượng học sinh từ năm 2015 đến 2018 bậc GDTH của huyện Chợ Đồn

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng các trường tiểu học và số lớp học có sự thay đổi giảm xuống rõ rệt, nhưng số lượng học sinh tăng lên đáng kể. Có sự giảm xuống như vậy là do nhưng năm gần đây huyện có sự gộp các điểm trường vì nhiều địa phương có ít học sinh hay ít dân số sinh sống đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc các em. Từ đó, các trường học, giáo viên, cán bộ quản lý cũng như Phịng Giáo dục có thể tập trung quan tâm nâng cao chất lượng của bậc GDTH hơn.

2.2.1.2. Quy mô giáo dục giáo dục tiểu học

Quy mơ giáo dục tiểu học có sự tăng đều ở các xã, các lớp học, các môn học và chất lượng giáo dục. Trước hết quy mô phát triển GDTH thể hiện ở số lượng học sinh tăng, cùng với đó là số lượng trường, lớp, theo địa bàn, số lượng nhà giáo, số lượng cán bộ quản lý, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên số lượng người học khơng phải là tuyệt đối vì nó cịn có sự tăng giảm theo kỳ và hàng năm. Bởi vì có một số đối tượng học sinh đặc biệt như học sinh khuyết tật, cần có một số điều kiện đặc biệt để để thực hiện giảng dạy lớp có sĩ số ít mà tỉ lệ giáo viên cao… Vì vậy đánh giá quy mơ GDTH qua tỉ lệ phần trăm học sinh được tiếp nhận học tập sẽ có ý nghĩa hơn. Như vậy, phát triển quy mô giáo dục khơng chỉ là số lượng người học mà cịn phải tính đến cơ cấu học sinh theo từng xã, từng khu vực, hoàn cảnh xã hội làm cho tỷ lệ người học trong cộng đồng cũng như trong từng địa bàn, từng nhóm tuổi ngày càng cao và làm cho giáo dục đến với mọi lứa tuổi.

Hoàn thàn h % Hoàn thành % Hoàn thành % Hoàn thành % Hoàn thành % 2015-2016 3653 3495 35 3611 97,5% 3611 97.5% 1595 47,8% 300 8,01% 3611 97,5% 2016-2017 3801 3644 43 3757 93,1% 3757 93,1% 1840 48% 308 8,23% 3757 93,1% 2017-2018 3904 3735 37 3940 100% 3940 100% 1982 50,8% 333 8,53% 3940 100%

Bảng 1.2. Bảng đánh giá số lượng học sinh cấp tiểu học huyện Chợ Đồn từ năm 2015 đến năm 2018

Nhìn vào bảng đánh giá số lượng học sinh cấp tiểu học huyện Chợ Đồn từ năm 2015 đến năm 2018 ta thấy, có sự thay đổi về cả tổng số học sinh cho đến trình độ năng lực của các mơn học đều tăng lên. Cụ thể như, năm học 2017 – 2018 tổng số học sinh tiểu học của toàn huyện là 3.904 tăng so với năng học 2016 – 2017 là 103 học sinh chiếm 2.74%. Học sinh dân tộc thiểu số có 3.735 học sinh chiếm 95,67% trong tổng số gần 4000 học sinh. Trong những năm gần đây, nhờ việc triển khai Tiếng anh và Tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, nên tỷ lệ học sinh hoàn thành ngày càng tăng từ 47.8% lên 508% đối với Tiếng anh, từ 8.01 lên 8.53% đối với Tin học và các chương trình năng lực khác tỷ lệ học sinh hồn thành ngày càng tăng. Chứng tỏ, năng lực học tập của các em học sinh ngày càng tiến bộ và nhu cầu tiếp cận kiến thức ngày càng cao.

Hình thức và phương pháp giảng dạy ngày càng được đa dạng hóa, từ giảng dạy bằng phương pháp truyền thống phấn và bảng, ngày nay giáo viên đã áp dụng công nghệ thông tin, dụng cụ hỗ trợ học tập vào giảng dạy giúp cho bài học sinh động hơn, các em nắm bài nhanh hơn dễ hiểu hơn so với trước đây. Ngoài chỉ học lý thuyết trong sách vở các em đã được thực tế áp dụng từ bài học trên ghế nhà trường.

Nhìn chung, sự phát triển về quy mơ bậc GDTH trong những năm qua đã góp phần tích cực cho nền giáo dục của huyện, đã xóa bỏ được nạn mù chữ, đạt phổ cập GDTH, giáo dục đến với mọi nhà mọi lứa tuổi tạo tiền đề kiến thức cơ bản cho bước nhận thức tiếp theo của trẻ ở các cấp học cao hơn trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau đại học,…

2.2.1.3. Chất lượng giáo dục

Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của bậc GDTH nên các cấp chính quyền của huyện Chợ Đồn ln quan tâm, lãnh đạo và đầu tư ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất, mua trang thiết bị dạy học, tu sửa các trường, lớp

học có xuống cấp, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường,…nhờ đó chất lượng GDTH đã được tăng lê đáng kể, biểu hiện cụ thể ở những mặt sau:

Số lượng học sinh đi học ngày càng tăng, trình độ hiểu biết và năng lực nhận thức, tư duy của một bộ phận lớn các em rất cao, đa số các em đều rất ngoan và lễ phép, hịa đồng với các bạn trong lớp, tính mạnh dạn vui chơi, tích cực học hỏi được cải thiện. Các trường tiểu học đều hồn thành chương trình Tiếng việt và mơn Tốn.

Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng thể hiện nhu cầu nâng cao tay nghề của cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng lớn điều đó khẳng định chất lượng GDTH của huyện tăng về chất lượng, có tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình, hứa hẹn sẽ đào tạo ra một lớp học sinh phát triền đầy đủ, toàn diện là những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương đất nước.

1.2.2.4. Công bằng xã hội trong giáo dục tiểu học

Trong những năm qua công bằng xã hội trong GDTH đều được toàn huyện quan tâm thực hiện. Các trường, lớp trên toàn huyện chú trọng triển khai, thực hiện tìm ra các giải pháp hợp lý sao cho đảm bảo sự công bằng đến từng em học sinh.

Là khu vực miền núi nên các em học sinh đa số là người dân tộc, điều kiện đi lại và học tập cịn khó khăn, việc tiếp cận các dịch vụ cơng nghệ hiện đại cịn hạn chế nhưng các em đều có tinh thần vươn lên trong học tập, một số em thuộc diện gia đình hộ nghèo, gia đình chính sách, nhiều gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn nên việc đi học đối với các em khá nan giải. Xong các em đều mong muốn được đến trường như bao bạn cùng trang lứa khác, mong muốn sau này có tương lai sáng lạn hơn. Tuy nhiên, có một số phụ huynh người dân tộc thiểu số do ảnh hưởng của hủ tục ngày xưa khơng muốn cho

con đi học vì nghĩ rằng đã đến tuổi lập gia đình dù chưa đủ 18 tuổi, đi làm nương rẫy không cho đi học.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các nhà trường đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó có thành tích cao vươn lên trong học tập. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn và Ủy ban nhân dân các xã đã quan tâm vận động các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, một số doanh nghiệp và các nhà hảo tâm phối hợp xây dựng các quỹ khuyến học nhằm trợ giúp học sinh nghèo tiếp tục học tập.

Đa phần ở các trường tiểu học đã xây dựng lớp học bán trú cho học sinh. Cùng với việc xây dựng trường lớp học bán trú tại các địa phương đã quan tâm bố trí, sắp xếp hệ thống trường, lớp tiểu học tại trung tâm của các xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Các trường cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên. Mặc dù đã được quan tâm bồi dưỡng nhưng do tình hình kinh tế - xã hội của huyện cịn khó khăn nên chất lượng giáo viên chưa thực sự đồng đều. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn cịn, một số giáo viên trình độ chun mơn cịn thấp nhất là ở các xã xa trung tâm huyện. Vấn đề cần tập trung giải quyết hiện nay là xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp gồm chính sách ưu tiên về đầu tư, xây dựng đội ngũ giáo viên tại chỗ và đãi ngộ thỏa đáng, áp dụng phương án thích hợp về chương trình hoạt động và kế hoạch giảng dạy.

Nhìn chung, công bằng xã hội trong GDTH ở huyện về cơ bản được đảm bảo, chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực.

2.2.1.5. Cơng tác xã hội hóa giáo dục tiểu học

Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và góp phần quan trọng làm cho giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng.

dục các cấp ủy Đảng và chính quyền đã quan tâm chỉ đạo tổ chức đại hội giáo dục nhằm tập hợp các ban, ngành, đoàn thể thảo luận để đạt được sự đồng thuận về các giải pháp và phân định trách nhiệm xây dựng và phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện.

Trong điều kiện ngân sách của huyện còn hạn hẹp, một nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục là huy động sự đóng góp của nhân dân địa phương nhằm tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, trợ giúp những học sinh nghèo vượt khó, chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong việc xây dựng, phát triển GDTH. Để hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục trong các nhà trường cấp tiểu học, hầu hết các địa phương đã có phong trào xây dựng quỹ khuyến học đóng góp cơng sức tiền của để giúp đỡ một phần nào đó cho nhà trường cũng như các em học sinh. Những sự giúp đỡ của nhân dân cùng với nguồn lực của Nhà nước đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của bậc tiểu học, tạo nguồn phấn đấu học tập trong các em đồng thời là niềm phấn khởi cho toàn dân và Nhà nước tiếp tục quan tâm, đầu tư vào giáo dục nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Khoa luận CTH quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w