Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Khoa luận CTH quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 67)

hành các quy định về giáo dục tiểu học

Cần phải xây dựng lực lượng thanh tra, kiểm tra có trình độ, năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của công việc;

Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn của thanh tra viên kiểm nghiệm, rà sốt lại đội ngũ thanh tra viên, có biện pháp xử lý đối với những trường hợp có biểu hiện thái độ chính trị, đạo đức khơng tốt, khơng có ý thức vươn lên. Coi trọng những người có trình độ chun mơn cao, được sự tin cậy của đồng nghiệp, có tinh thần dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm;

Tăng cường công tác thanh tra của đội ngũ cán bộ quản lý GDTH phụ trách các đơn vị. Các đơn vị trường học, các cấp quản lý cần phối hợp với cơng đồn để cùng tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động của ban thanh tra. Tăng cường chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra công tác quản lý GDTH, thanh tra đơn vị và thanh tra giáo viên;

Thanh tra công tác quản lý GDTH: Tiếp tục tăng cường tổ chức thanh tra GDTH coi trọng việc xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong các chương trình GDTH, tài chính, đánh giá thi cử,… kiên quyết, ngăn chặn những hành vi đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường có hành vi tiêu cực tổ chức dạy thêm, học thêm, ép học sinh học thêm, nâng cao kiến thức và kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng trong GDTH;

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, thực hiện nghiêm túc việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ;

Thường xuyên đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra bên cạnh việc duy trì và thực hiện tốt phương thức thanh tra định kỳ cần tăng cường việc thanh tra đột xuất để tránh hiện tượng đối phó hình thức giả tạo;

quan, báo cáo những vấn đề khơng sát với thực tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng giáo dục và đào tạo luôn là nhiệm vụ hàng đầu được Đảng và nhà nước ta quan tâm đầu tư và phát triển, các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân tạo thành một thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác động một cách trực tiếp đến sự phát triển của con người. Trong đó, có thể nói GDTH là bậc học chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó là chiếc nơi cơ bản, là bậc học phổ thơng đầu tiên mang tính chất nền tảng của cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Chất lượng của GDTH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục bậc trung học cơ sở, trung học phổ thơng và cả sau này. Nó là nguồn gốc góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người và chất lượng đội ngũ nguồn lao động sau này của địa phương cũng như của đất nước. Vì thế, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia đều quan tâm phát triển cả GDTH mà muốn GDTH đạt được chất lượng hiệu quả thì khâu QLNN về GDTH cần được tăng cường. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của QLNN đối với giáo dục trong các văn kiện đại hội Đảng đã chỉ ra những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để tăng cường hiệu quả QLNN về GDTH.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương huyện Chợ Đồn luôn tăng cường công tác QLNN đối với ngành giáo dục và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đối với bậc tiểu học quy mô trường lớp được mở rộng, trang thiết bị được đầu tư nhiều hơn, số lượng học sinh ngày càng tăng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công bằng xã hội trong giáo dục cũng đã được cải thiện một cách đáng kể; cơng tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã và đang phát huy tác dụng góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân.

Đồng thời nhờ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục và các các đơn vị trường học trên địa bàn huyện mà GDTH đã có những chuyển biến tích cực góp phần đóng góp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ phát triển tồn diện về cả thể lực, trí lực các em trở thành những con người thơng minh, sáng tạo, mạnh dạn, dũng cảm, trung thực, giàu lịng nhân ái, biết đồn kết thương yêu lẫn nhau, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần cơng sức của mình vào việc xây dựng q hương, đất nước giàu đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những bất cập, mâu thuẫn mà không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được. Điều này được thể hiện trên các bình diện khác nhau từ nền giáo dục nói chung cho đến quản lý nhà nước về GDTH nói riêng. Đó là, mâu thuẫn giữa việc tăng quy mơ GDTH với chất lượng và hiệu quả đào tạo; bất cập về số lượng và chất lượng học sinh; bất cập về cơ cấu GDTH – đào tạo ở các vùng, các xã; bất cập giữa trình độ dân trí và nhu cầu địi hỏi của mọi người tham gia vào học tập, quá trình sản xuất xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một vấn đề đáng lưu tâm nhất là những tồn tại và yếu kém trong QLNN về GDTH, nhất là tư duy quản lý GDTH. Mặc dù nền kinh tế nước ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa song tư QLNN nói chung, QLNN về GDTH nói riêng vẫn chưa thốt khỏi lề thói quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu bao cấp của cơ chế cũ. Nên tư duy pháp lý cũng chậm được đổi mới, thiếu chú trọng đến sự vận động khách quan của các hoạt động GDTH. Vì vậy, dẫn đến việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong GDTH cịn mang tính cứng nhắc với những quan điểm pháp lý đơn thuần. Điều này đã ảnh hưởng đến hàng loạt các hoạt động khác trong quản lý GDTH. Nhìn chung, cơng tác quản lý GDTH cịn kém hiệu quả. Do trình độ quản lý GDTH chưa theo kịp với thực tiễn; Cơ chế quản

lý chưa hợp lý, có tình trạng vừa ơm đồm sự vụ, vừa bng lỏng chức năng QLNN; nội dung đào tạo vừa thừa vừa thiếu, nhiều phần chưa gắn bó với cuộc sống; phương pháp GDTH chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.

Vì vậy, trong những năm tiếp theo tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại và vạch ra chiến lược cụ thể theo từng giai đoạn, thực hiện có đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác quản lý sao cho công tác QLNN về giáo dục đào tạo nói chung và GDTH nói riêng đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Khoa luận CTH quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 67)