.3– Kết quả sản xuất – kinh doanh của CTLTLA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty lương thực long an đến năm 2015 (Trang 30 - 35)

TỪ NĂM 2004 - 2008

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

- Số lượng bán (Tấn gạo) 264.410 257.690 268.798 230.850 234.813 - Doanh thu thuần 847,773 1.040,511 1.126,220 1.123,903 1.962,234 - Giá vốn hàng bán 774,415 945,073 1.036,261 1.047,176 1.739,244 - Lợi nhuận gộp 73,358 95,438 89,959 76,727 222,990 - Doanh thu HĐTài chính 5,960 6,009 8,565 6,696 48,358 - Chi phí tài chính 11,187 17,811 13,677 14,772 73,951 - TĐ: chi phí lãi vay 9,258 15,474 10,836 11,333 38,921 - Chi phí bán hàng 55,819 68,883 62,619 55,860 66,555 - Chi phí quản lý DN 11,594 13,013 13,288 9,642 39,311 - Lợi nhuận thuần 0,718 1,740 8,940 3,149 91,533 - Thu nhập khác 2,716 6,011 1,808 4,057 44,595 - Chi phí khác 0,401 0,542 0,734 0,704 3,114 - Lợi nhuận khác 2,315 5,469 1,074 3,353 41,481 - Lợi nhuận trước thuế 3,033 7,209 10,014 6,502 133,014 - Thuế TNDN 0,765 1,594 2,769 1,619 37,121 - Lợi nhuận sau thuế 2,268 5,615 7,245 4,883 95,893

- Về lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế bình quân trong 5 năm 2004 – 2008 trên 30 tỷ đồng/năm. Năm 2008, lợi nhuận đạt trên 133 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm

2007 và tăng trên 43 lần so với năm 2004. Kết quả đó phần lớn là do ảnh hưởng của

khủng hoảng lương thực, làm giá gạo thế giới gia tăng nhanh chóng so với giá trong nước, nên lợi nhuận năm 2008 cũng nhanh chóng gia tăng so với những năm trước.

Với nhiều cố gắng trong sản xuất – kinh doanh trong những năm qua, Công ty đã

được lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành tặng nhiều cờ và bằng khen, như:

1. Năm 1991, Chủ tịch HĐBT tặng Huân chương lao động hạng ba (1986 – 1990). 2. Năm 1996, Chính phủ tặng Cờ thi đua luân lưu, Bộ KHCN - Môi trường tặng

giải bạc “Giải thưởng chất lượng Việt Nam”.

3. Năm 1997, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì (1993 – 1997). 4. Năm 1999, Chủ tịch nước tặng Anh Hùng Lao Động (1989 – 1999); Thủ tướng

chính phủ tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

5. Năm 2004, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhất (2000 – 2004); Bộ KHCN-MT tặng Cúp vàng “Giải thưởng chất lượng Việt Nam”. 6. Năm 2007, Chủ tịch hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam tặng Cúp vàng “Vì sự

nghiệp phát triển cộng đồng”, Cúp vàng “ Doanh nghiệp xuất sắc”; Bộ Công

thương tặng “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”; Tổng cục thuế tặng giấy khen “Chấp hành tốt các chính sách thuế năm 2007”;

7. Năm 2008, Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặng Cúp vàng ”Sản phẩm an toàn và an sinh xã hội”.

Và nhiều cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và PTNN, Bộ Công Thương, Bộ Công An, Bộ Lao động – TBXH, Tổng Cục thuế ...

Sự ghi nhận và khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành là sự khẳng

định những cố gắng của tập thể CB-CNV Công ty trong suốt chặn đường xây dựng và

phát triển. Đó là nguồn động viên to lớn để Cơng ty giữ gìn, phát triển những thành quả

2.2 – PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CTLTLA 2.2.1 – NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực của Cơng ty có những đặc điểm sau:

- Ban giám đốc Cơng ty có trình độ đại học và trên đại học, có đạo đức và kinh nghiệm kinh doanh lương thực. Có 27 cán bộ cấp trung là các trưởng, phó phịng, giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp trực thuộc. Trong đó, trên 80 % (22/27) tốt nghiệp đại học, số còn lại đang theo học cao học, đại học; có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý

sản xuất, quản lý kinh doanh. Có 16 cán bộ quản lý cấp cơ sở, bao gồm trưởng phòng nghiệp vụ, quản đốc, trưởng kho - KCS, trưởng trạm, cửa hàng trưởng ở các đơn vị. Số cán bộ này có trình độ đại học chiếm 43,75 % (7/16), trung cấp chiếm 25 % (4/16), số cịn lại (5/16) là những cơng nhân, nhân viên trưởng thành từ sản xuất. Nhìn chung, cán bộ quản lý cơ sở có kinh nghiệm, nhưng chưa đạt yêu cầu về trình độ. Trong tương lai, họ cần được đào tạo nâng cao để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất.

- Cán bộ quản lý, lãnh đạo của Cơng ty được lãnh đạo TCTLTMN tín nhiệm và đánh giá cao. Trong thời gian qua, Công ty là nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho

TCTLTMN. Ban lãnh đạo TCTLTMN có 2/4 người xuất thân từ CTLTLA; giám đốc, phó giám đốc các DN như: Cơng ty Bột mì Bình Đơng, CTLTĐT, CTLTSH, Xí nghiệp Lương thực Sài gịn – Sataké, CTLTTPHCM, Cơng ty CP LT-TP Colusa- Miliket cùng nhiều cán bộ Văn phòng TCTLTMN cũng là người của CTLTLA. Mơ hình và kinh nghiệm quản lý của Cơng ty được TCTLTMN khuyến khích nhân rộng và được áp dụng vào quản lý các DN nói trên.

- Công ty luôn quan tâm đến việc xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và dựa vào nguồn nhân lực này để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công ty đã xây dựng được một lực lượng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ,

cơng nhân sản xuất có năng lực, trình độ, năng động, sáng tạo, gắn bó với Cơng ty, từng bước trưởng thành trong sản xuất, công tác.

Sức mạnh của Công ty là sức mạnh của một tập thể biết làm việc gắn bó, đồn kết với nhau. Với cách suy nghĩ đó, Cơng ty khơng chỉ đánh giá một người bằng trình độ và

năng lực của người đó, mà cịn đánh giá họ thơng qua những người khác có liên quan.

Khi tuyển dụng nhân viên mới, Cơng ty chú ý xem trình độ, năng lực và xem xét cả mối quan hệ hợp tác và hồ hợp với những người khác của nhân viên đó.

Trong hệ thống làm việc của mình, Cơng ty xác định tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm, quyền hạn cho từng vị trí cơng tác. Bảng mô tả trách nhiệm - quyền hạn của từng chức danh (theo yêu cầu ISO 9001:2000), được cập nhật và sốt xét. Vấn đề bố trí, phân cơng lao động đúng chức năng, đúng chuyên môn là yêu cầu

quan trọng, luôn được Công ty chú ý, tạo điều kiện phát triển hết tiềm năng của người lao động.

- Cơng ty có Quy chế quản lý lao động, đào tạo nguồn nhân lực; có chính sách

tiền lương, tiền thưởng rõ ràng, đảm bảo công bằng và phù hợp trong bố trí, sử dụng lao

động nhằm đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại và mục tiêu phát triển trong điều kiện hội

nhập. Công ty có quy chế quy định chế độ khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên

học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Quy chế tiền lương - tiền thưởng xây dựng phù hợp với thực tế lao động sản xuất, kinh doanh của Cơng ty, đảm bảo tính đơn giản, công bằng và hợp lý. Chế độ tiền lương - tiền thưởng theo hướng khuyến khích người tài

năng, có trình độ chun mơn, kỹ thuật đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng của Công ty và được xem xét, cập nhật thường xuyên đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật,

của TCTLTMN và thực tế sản xuất - kinh doanh tại Công ty.

- Việc bổ sung nhiều cán bộ quản lý cho TCTLTMN làm cho CTLTLA nhiều lúc thiếu cán bộ quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân viên có trình độ

cao cho các đơn vị ở xa ln gặp khó khăn, vì 4/6 đơn vị trực thuộc có trụ sở ở các

huyện vùng Đồng Tháp Mười. Các đơn vị này xa thành phố, thị xã; khó khăn về sinh hoạt, tiếp tục học tập, nên khó tuyển dụng sinh viên chính quy, khá, giỏi, từ các trường

đại học, mặc dù Cơng ty có chế độ đãi ngộ tốt như thu nhập khá cao, bố trí chỗ ăn, nghỉ,

tiền xe đi về và có điều kiện thăng tiến nhanh.

- Tình trạng ngày càng thiếu lao động phổ thông (lao động xếp dỡ hàng hố).

Hiện nay, một khó khăn lớn khác của Cơng ty là tình trạng thiếu lao động lao động xếp dỡ hàng hố. Mỗi năm, nhu cầu của Cơng ty đối với lực lượng lao động này khoảng 350

– 400 lao động. Những năm gần đây, việc tuyển dụng, duy trì lao động này trở nên khó khăn, mà nguyên nhân có thể kể như sau:

+ Long An nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các nhà máy, khu

công nghiệp…mỗi năm thu hút hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, các tỉnh,

thành phố lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…cũng đã thu hút một số lượng khá lớn lao động của Long An.

+ Lao động xếp dỡ hàng hoá dù đã được Cơng ty từng bước cơ giới hố, nhưng vẫn cịn nặng nề, vất vả và mang tính thời vụ nên thu nhập lại khơng ổn định, do đó khơng khuyến khích nhiều lao động trẻ chọn lựa.

+ Khi vào vụ nhiều nhà máy xay tư nhân đẩy đơn giá lên cao để thu hút lao

động, trong đó có lao động của Cơng ty. Việc này, cho thấy Cơng ty chưa có

một chính sách quản lý đối tượng lao động này phù hợp; quan hệ giữa Công ty - người lao động chưa bền vững và chưa có sự thơng cảm, hiểu biết lẫn nhau.

Đây là lực lượng lao động quan trọng, việc thiếu hụt hoặc vắng mặt không lý do

làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Công ty từ thu mua, bảo quản, sản xuất – chế biến đến tiêu thụ hàng hoá và làm, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

So sánh nguồn nhân lực CTLTLA và các DN trong TCTLTMN (Xem phụ lục 2) - Điểm mạnh: Cơng ty có chính sách phát triển nguồn nhân lực tốt; chính sách

phân phối tiến bộ, môi trường làm việc thân thiện; có lợi thế về trình độ chun mơn và tay nghề công nhân.

- Điểm yếu: Công ty thiếu cán bộ quản lý các cấp và lao động phổ thông; tuổi trung bình nhân viên cao, có thể chậm thích ứng đối với sự thay đổi của môi trường,

chậm ứng dụng khoa học quản lý và đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất – kinh doanh.

2.2.2 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN

2.2.2.1- Năng lực kho bảo quản và máy móc - thiết bị sản xuất

- Về kho bảo quản (bảng 2.4): Yêu cầu cơ bản của kho bảo quản là đảm bảo lúa

thành phố và cho xuất khẩu, DN cần kho dự trữ tại các điểm thu mua, chợ đầu mối, nhà máy xay, cảng, trung tâm tiêu thụ. Kho dự trữ rất quan trọng trong kinh doanh gạo, năng lực kinh doanh lương thực của DN trước hết thể hiện ở năng lực kho bảo quản, dự trữ.

Đến cuối năm 2008, Cơng ty có tổng cộng 50.956 m2 kho, tổng tích lượng là 101.912 tấn. Tất cả các kho được trang bị hệ thống băng tải xuất nhập hàng hoá với năng lực nhập xuất hàng hố bình quân 2.500 tấn/ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty lương thực long an đến năm 2015 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)