.1 0– Các chỉ tiêu tài chính của CTLTLA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty lương thực long an đến năm 2015 (Trang 45 - 59)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1- Phân tích khả năng thanh tốn

- Tỷ số thanh toán hiện hành CR lần 1,72 1,94 1,12 0,97 - Tỷ số thanh toán nhanh QR lần 0,93 1,55 1,03 0,40

2 – Phân tích các tỷ lệ tài trợ

- Tỷ số nợ/Tổng tài sản (TTS) D/A % 43,22 29,69 51,84 81,34 - Tỷ số nợ/Vốn CHS D/E % 79,22 42,64 109,91 443,39 - Khả năng tự chủ tài chính TTT % 54,56 69,64 47,16 18,35 - Hệ số thanh toán lãi nợ vay ICR % 1,54 2,59 1,96 4,65

3 – Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

1- Hiệu quả sử dụng TTS TAT % 10,20 14,04 9,10 6,04 2- Vòng quay tồn kho IT % 29,22 122,29 190,15 11,68 3- Kỳ thu tiền bình quân ACP % 9,74 3,50 3,04 4,32

4 – Phân tích tỷ số sinh lợi

1- Tỷ suất LN gộp/DT thuần GPM % 9,17 7,99 6,83 11,36 2- Tỷ suất LN ròng/DT thuần NPM % 0,54 0,64 0,43 4,89 3- Suất sinh lợi /TTS BEP % 20,29 20,35 10,74 52,12 4- Tỷ suất LN ròng/TTS ROA % 5,51 9,03 3,95 29,50 5- Tỷ suất LN ròng/Vốn CSH ROE % 9,71 12,85 8,21 158,08 6- Tỷ lệ NIBT/TTS NIBT/A % 7,07 12,48 5,27 40,91 Nguồn: CTLTLA

- Lợi nhuận rịng trên doanh thu (NPM) khơng lớn lắm, do đặc thù của ngành kinh doanh, nhưng tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu khá, đặc biệt năm 2008

tỷ suất này rất cao (158,08%). Điều này, chứng tỏ việc kinh doanh xuất khẩu lương thực có kết quả tốt, mặc dù trên thế giới đang diễn ra khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế.

- Nguồn vốn sở hữu ít, hoạt động kinh doanh phần lớn dựa vào vốn vay nên phải chịu chi phí tài chính cao, hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thể hiện

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) năm 2007 là 51,86%; 2008 là 81,34 %. Điều đó, cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tham gia vào sản xuất – kinh doanh thấp. Nguyên nhân là hai năm 2007, 2008 Công ty đầu tư lớn để xây kho và mua sắm thiết bị, nên một lượng tài sản ngắn hạn chuyển sang tài sản dài hạn. Do đó, Cơng ty phải dùng vốn chủ sở hữu để bù đắp khoản đầu tư này và để có đủ vốn kinh doanh Công ty phải vay bổ sung vốn ngắn hạn.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của Công ty ngày càng tăng. Năm 2007 là 109,91%, năm 2008 là 443,39%, điều này không tốt vì Cơng ty sử dụng nguồn tài trợ bên ngồi ngày càng tăng. Đồng thời, cho thấy khả năng đối ứng nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng thấp.

- Chưa có bộ phận chuyên tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính

để chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu tài chính DN để nâng cao hiệu quả quản trị tài chính.

So sánh quản trị tài chính giữa CTLTLA và các DN mạnh trong TCTLTMN (Xem

phụ lục 4)

Qua sánh với các DN mạnh trong TCTLTMN, có thể nói đến cuối năm 2008, CTLTLA là một trong những DN lớn, kinh doanh hiệu quả nhất, tình hình tài chính

tốt nhất.

2.2.6 – HỆ THỐNG THƠNG TIN

Hệ thống thơng tin của CTLTLA có những đặc điểm sau:

- Đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất của các phòng, đơn vị trực thuộc, đặc biệt là Phòng Kế hoạch – Kinh doanh. Đã lắp đặt mạng

LAN nội bộ và sử dụng đường truyền ADSL tạo ra khả năng nhập, truyền dữ liệu và truy nhập Internet thuận lợi.

- Chủ động và tăng cường tiếp cận với thị trường nước ngoài bằng các

phương tiện thơng tin trên mạng internet. Có bộ phận thường xuyên truy cập, nắm

bắt, cập nhật thông tin về sản lượng, giá bán và các thông tin liên quan đến gạo ở các nước như Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan…để dự đoán, quyết định giá mua, giá bán phù hợp với giá cả thị trường trên thế giới.

- Hệ thống thơng tin kế tốn: Hệ thống này đã giúp cho Ban lãnh đạo, cán bộ

quản lý, nhân viên nghiệp vụ... cập nhật, xử lý, nắm bắt kịp thời các thông tin về kết quả SX- KD thông qua quản lý các phần hành như: quản lý tiền mặt – thanh toán, quản lý kho hàng, quản lý công nợ, quản lý các hoạt động mua bán, dịch vụ, quản lý TSCĐ và quản lý kết quả kinh doanh tổng hợp.

- Quản lý thông tin mua hàng: Hệ thống này, giúp cho Công ty theo dõi được giá

mua nguyên liệu, tồn kho nguyên liệu, hàng hoá, tiền mặt; tiến độ sản xuất - chế biến, giao hàng ở các đơn vị phục vụ đắc lực cho công tác điều hành kinh doanh.

So sánh hệ thống thông tin CTLTLA và các DN trong TCTLTMN (Phụ lục 2)

2.2.7 – VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Nhận thức được tầm quan trọng của Văn hố DN, chính vì vậy từ năm 1996 Cơng ty đã chú ý xây dựng các quy định “Văn hoá doanh nghiệp”. Nhờ đó, đã tạo được bầu

tâm lý tích cực để CB-CNV hăng hái, tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Thiết lập được những nguyên tắc hoạt động và thực hiện công việc để yêu

cầu mọi người thực hiện nghiêm túc; đồng thời cũng rất trân trọng lắng nghe, tiếp thu những sáng kiến đóng góp vào việc thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của hoạt động kinh doanh với một chế độ khuyến khích, thưởng phạt cơng minh.

- Mong muốn mọi yêu cầu của khách hàng đều được thoả mãn. Nguyên tắc

hàng đầu của Công ty trong quan hệ với khách hàng là “Chữ tín”, “Khách hàng được

xem là nguồn sống của Công ty; là biểu thị cho sức mạnh của Công ty; là người tạo ra sự phát triển của sản xuất- kinh doanh, tạo ra việc làm và giúp Công ty trở nên giàu mạnh; là niềm tự hào của Công ty”7. Kết quả của sự duy trì khách hàng là niềm tự hào của Cơng ty.

- Đặt ra nhiệm vụ cho mình là ln tổ chức sản xuất – kinh doanh có hiệu quả

để hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo đời sống cho CB-CNV không ngừng

nâng lên. Người lao động có nhà ở, có việc làm, được học tập để nâng cao trình độ, được hưởng thụ văn hố. Và Cơng ty đã tạo được niềm tin, sự an tâm gắn bó của người lao động, thể hiện ở hiệu quả sản xuất – kinh doanh tốt nhiều năm qua.

- Luôn quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng môi

trường làm việc, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn - vệ sinh; bảo vệ sức khoẻ cho

người lao động. Hằng năm, ngồi chi phí hàng chục tỷ để cải tạo, xây dựng kho, nhà

xưởng, tạo môi trường làm việc rộng rãi, thơng thống; trang bị máy móc - thiết bị, giảm bớt lao động thủ cơng Cơng ty cịn chi khoảng 500 triệu đồng để tuyên truyền huấn

luyện vệ sinh – an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động.

So sánh văn hóa DN giữa CTLTLA và các DN trong TCTLTMN (Xem phụ lục 2)

2.2.8 – MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)

Từ phân tích nội bộ, nhận thấy Cơng ty hiện có các điểm mạnh, điểm yếu như sau:

a– Những điểm mạnh chủ yếu:

1- Có chính sách phát triển nguồn nhân lực tốt, chính sách phân phối tiến bộ, mơi trường làm việc thân thiện;

2- Có thế mạnh về kho trữ, quy trình sản xuất tiên tiến, năng lực tự sản xuất đáp ứng nhu cầu kinh doanh;

3- Quản lý chất lượng đồng bộ và toàn diện theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế TCVN 9001:2000;

4- Là DN nằm trong khối Công ty mẹ - TCTLTMN, hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - cơng ty con;

5- Doanh số, số lượng bán cao, kinh danh có hiệu quả so với các DN cạnh tranh; 6- Tình hình tài chính lành mạnh, cơng tác tài chính đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

b– Những điểm yếu chính:

1- Thiếu cán bộ quản lý các cấp và lao động phổ thông;

2- Chưa xây dựng được mục tiêu và chiến lược phát triển Cơng ty lâu dài;

3- Một xí nghiệp sản xuất chưa có cơ sở ổn định, tạo điều kiện để đầu tư mở rộng; 4- Hoạt động cải tiến chưa thường xuyên, liên tục và rộng khắp;

5 - Chưa có chiến lược Marketing;

Sau khi tổ chức lấy ý kiến các cán bộ quản lý trong Cơng ty, hình thành ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của Công ty (bảng 2.11).

Bảng 2.11 - MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG (IFE)

Stt Các yếu tố bên trong Mức độ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Có chính sách phát triển nguồn nhân lực

tốt, môi trường làm việc thân thiện 0,104 3,10 0,323 2 Có thế mạnh về kho trữ, quy trình sản xuất

tiên tiến, năng lực sản xuất - chế biến 0,123 3,55 0,438 3 Quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 0,044 3,00 0,133 4 Là DN nằm trong khối Công ty mẹ -

TCTLTMN 0,137 4,00 0,547

5 Doanh số, số lượng bán cao, kinh doanh có

hiệu quả so với các DN cạnh tranh 0,113 3,20 0,360 6 Tình hình tài chính lành mạnh, cơng tác tài

chính đảm bảo yêu cầu SXKD 0,108 3,10 0,333 7 Thiếu cán bộ quản lý các cấp và lao động

phổ thông 0,049 2,00 0,098

8 Chưa xác định sứ mạng, mục tiêu và chiến

lược phát triển Công ty lâu dài 0,084 1,55 0,130 9 Một xí nghiệp sản xuất chưa có cơ sở ổn

định, tạo điều kiện để đầu tư mở rộng 0,046 2,60 0,119

10 Hoạt động cải tiến chất lượng chưa thường

xuyên, liên tục và rộng khắp 0,053 2,05 0,109 11 Chưa có chiến lược Marketing 0,059 1,20 0,071 12 Vốn chủ sở hữu thấp, chi phí tài chính cao. 0,080 1,90 0,153

Tổng cộng 1,000 2,814

Qua kết quả đánh giá từ các cán bộ quản lý Công ty, số điểm quan trọng tổng cộng là 2,814 cho thấy Cơng ty hiện có những phản ứng ở mức trên trung bình đối với những yếu tố nội bộ. Trong đó, thể hiện Cơng ty đã rất chú trọng đến chính sách phát triển

nguồn nhân lực, tao dựng mơi trường làm việc thân thiện; có thế mạnh về kho trữ, quy trình sản xuất tiên tiến, năng lực sản xuất - chế biến, quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000; nằm trong khối Công ty mẹ - TCTLTMN và tình hình tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, Công ty chưa chú trọng đến các vấn đề về chiến lược, mục tiêu, định hướng, hoạt động marketing, phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.

2.3 – PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI CỦA CTLTLA 2.3.1 – MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.3.1.1 - Các yếu tố kinh tế

c- Các cơ hội:

- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong mấy năm qua tăng cao và giữ được trong nhiều năm. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm

2008 tăng 6,18% so với năm 2007. Năm nay, tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ những năm trước, nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế nhiều nước trên thế giới suy giảm, nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng như trên là một thành tựu đáng

khích lệ. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi, nhu cầu gạo cao cấp như gạo sạch, gạo an toàn, gạo thơm, gạo đặc

sản…của người dân ngày một tăng lên.

- Xuất, nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả năm 2008 đạt

62,7 tỷ USD, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD. Mặc dù gặp nhiều khó

khăn về thị trường xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn có 8 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng gạo xuất khẩu đạt 4,679 triệu tấn, trị giá 2,663 tỷ USD, tăng 3,37% về số lượng và tăng 99,04% về giá trị so với năm 2007 8

- Việt Nam là một nước nông nghiệp và là nước xuất khẩu gạo luôn đứng hàng thứ 2 thế giới. Gia nhập WTO, Việt Nam có thêm thị trường xuất khẩu gạo Nhật

Bản và Hàn Quốc. Vừa qua, Chính phủ cũng đã triển khai đề án phát triển quan hệ Việt Nam - EU, tạo điều kiện cho công tác xuất khẩu gạo vào thị trường EU 9.

Năm 2008, gạo là mặt hàng nông sản duy nhất liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong khi hầu hết các mặt hàng khác gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Vào thời

điểm cuối tháng 6 năm 2009, gạo trắng 100% loại B của Thái có giá 590 USD mỗi tấn,

cao hơn 180 USD so với một tấn gạo cùng loại của Việt Nam, nên ngày càng có nhiều khách hàng bỏ Thái Lan chuyển sang mua loại gạo rẻ hơn của Việt Nam.

- Nhu cầu lương thực thế giới ngày càng gia tăng: Theo Liên hiệp quốc tình trạng thiếu ăn trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, thậm chí cịn nặng nề thêm do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế. Theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc, trong năm 2009 này, số người thiếu ăn trên thế giới sẽ vượt mức một tỷ người, so với 963 triệu người vào cuối năm 2008.

Ngày 18-19/04/2009, Bộ trưởng Nơng nghiệp thuộc nhóm G8 (Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản) đã họp tại Ý với đại diện các nước Brazil, Trung Quốc, Ấn

Độ, Mêhicô, Nam Phi và đại diện Ngân Hàng Thế Giới, Tổ chức Lương Nông Liên hiệp

quốc (FAO), Uỷ ban châu Âu, Liên hiệp châu Phi cùng tham gia thảo luận, để tìm cách

đối phó với khủng hoảng lương thực có thể sẽ gay gắt thêm do suy thoái kinh tế.

d- Những thách thức:

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khủng hoảng lương thực trên thế giới năm 2008, với mục tiêu tự túc lương thực, chính phủ nhiều nước khuyến khích

nơng dân thâm canh tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng lúa để tự túc lương thực và hạn chế nhập khẩu. Trung Quốc, Indonesia và các nước khác bù lỗ cho nông dân để họ trồng lúa thay vì trồng các loại nơng phẩm khác. Trước tình hình giá gạo năm 2008 gia tăng, Philippines thay đổi chiến lược và đề ra mục tiêu tự túc lương thực vào năm 2010. Chính quyền cam kết sẽ bỏ ra 700 triệu euro trong hai năm 2009-2010 để hiện đại hố nơng nghiệp, giúp Philippines sớm tự túc lương thực. Vì vậy, gạo xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị giảm đi.

- Lãi suất ngân hàng tăng cao: Năm 2008 ghi nhận những biến động chưa từng

có của hệ thống ngân hàng. Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt 20%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng, DN vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn.

Lãi suất ngân hàng cao, dẫn đến tăng giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, tiền cơng lao động, vốn vay…đã gây khơng ít khó khăn cho người trồng lúa.

Đối với các DN kinh doanh lương thực với lãi suất 1,5% /tháng, hầu hết DN đều

không dám vay tiền để mua lúa, gạo dự trữ mà chỉ mua và chế biến đến đâu xuất khẩu

đến đó. Với lãi suất cao như trên, nếu có thể tái diễn trong tương lai, thì DN mua lúa,

gạo dự trữ mỗi tháng chi phí tăng thêm khoảng 10-12 USD/tấn.

- Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao, chỉ số lạm phát có thời điểm lên đến 29 %. Đối

với DN kinh doanh lương thực, lạm phát tăng (giá xăng dầu, lãi ngân hàng, giá nhân cơng...tăng đột biến) làm chi phí sản xuất và phí lưu thơng tăng nhanh. Cụ thế, năm

2008 ở CTLTLA, giá gạo nguyên liệu tăng 42,15%, chi phí gia cơng tăng 23,59 %, giá thành 1 tấn gạo tăng 43,44 %, phí lưu thơng năm 2008 tăng 150,50% (trong đó, chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty lương thực long an đến năm 2015 (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)