Các xu hướng chính liên quan đến nghèo đói

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 28 - 32)

1.4 Những nét chính về tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.4 Các xu hướng chính liên quan đến nghèo đói

Tóm lược và trích dẫn từ Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà trợ Việt Nam 12/2008, báo cáo này được soạn thảo với sự hợp tác của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), Cộng đồng Châu Âu (EC), Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GDC) và Ngân hàng Thế giới. Báo cáo số liệu về điều tra hộ gia đình khẳng định xu hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo chỉ cịn 16%.

Với các ước tính khác, sử dụng những phương pháp tính tốn khác nhau, cũng cho thấy một bức tranh rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, tiến bộ đạt được là không đều. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người vẫn cao hơn nhiều so với mức nghèo của các nhóm người Kinh và Hoa. Hầu hết người nghèo đều sống ở các vùng nông thôn, song đáng mừng là tỷ lệ nghèo ở nông thôn đang tiếp tục giảm xuống, tuy mức giảm chậm hơn những năm trước đây. Ngược lại, mức nghèo ở thành thị lại có vẻ như giữ nguyên, thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử lại cịn có xu hướng tăng lên. Vùng núi phía Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ vẫn còn nghèo hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước.

Dù tạo ra chưa đầy 20% GDP nhưng người dân sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước và 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp lại là bộ phận đảm bảo trọng trách lương thực cho toàn xã hội.4 GDP thấp nên về cơ bản nông dân chỉ được hưởng lợi trong con số khiêm tốn đó nên chênh lệch thu nhập giữa các ngành ngày càng cao. Trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa thì nơng dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất. Họ hầu như đứng bên lề của q trình đó nên ít được hưởng lợi. Nông dân bị thu hẹp đất canh tác, mơi trường văn hóa nhân văn bị mai một, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Các chính sách nơng nghiệp nơng thơn có khoảng cách giữa văn bản và thực tế, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Các dự án triển khai chưa mang lại kết quả như mong muốn. Mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều chương trình, đề tài nghiên

4 TS Vũ Trọng Khải, Thực trạng chính sách phát triển nơng thơn hiện nay, Doanh nhân Sài Gòn số 51 (15-21.7.2009), trang 9

cứu khoa học cấp nhà nước về nơng nghiệp nơng thơn, về xóa đói giảm nghèo được thực hiện với kinh phí hàng trăm tỉ đồng nhưng dường như q trình ban hành chính sách của bộ máy cơng quyền và q trình nghiên cứu khoa học của giới học thuật là hai đường thẳng song song.

Các chính sách mang nặng tính xử lý tình huống và bị động. Các nhà hoạch định chính sách cũng khơng tham khảo ý kiến của người dân và doanh nghiệp, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách và khơng tính tốn đến khả năng thực thi chính sách của bộ máy cơng quyền như chính sách cấm xe ba bốn bánh tự chế và xe công nơng.

Giải quyết vấn đề nghèo đói chính là nâng cao chất lượng sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân nhất là khu vực nông thôn. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống bao gồm 4 q trình : (1) cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2) đơ thị hóa; (3) kiểm sốt dân số; (4) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn theo những tiêu chuẩn của nền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện quá trình này, tỷ lệ dân số và sức lao động nông nghiệp trong tổng dân số và lực lượng xã hội phải giảm tương ứng với tỷ lệ GDP nông nghiệp trong GDP của nền kinh tế. Như vậy sự thành bại của việc chuyển đổi phát triển đất nước phải đi từ việc phát triển nông thôn bền vững.

Bộ KH và ĐT đã tổ chức hội nghị phổ biến báo cáo Việt Nam tiếp tục chặng đường thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Theo cơng bố này tính đến tháng 12 năm 2008 Việt Nam đã khá thành công khi thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ như cam kết tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nỗ lực thoát nghèo.

Việt Nam đã nâng chuẩn nghèo theo mức tăng trưởng mặt bằng thu nhập dân cư, tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế, thực hiện nhiều phương thức xóa đói giảm nghèo phù hợp và hiệu quả. Trong vòng 4 năm, tỷ lệ nghèo giảm 13%, từ 28,9% năm 2002 xuống còn 15,6% năm 2006. Khoảng cách nghèo theo cách tính quốc tế là 3,8%. Theo chuẩn nghèo mới được áp dụng thì trung bình các năm 2006, 2007 số hộ nghèo giảm bình quân 300.000 hộ/năm.

Năm 2007, một số tỉnh miền Đơng Nam Bộ như Bình Dương, Tp. HCM mặc dù được áp dụng chuẩn nghèo mới cao hơn trung bình cả nước từ 1,5 đến 2 lần song khơng cịn hộ gia đình thuộc diện nghèo. Theo tính tốn của Bộ KH – ĐT, thu nhập bình quân của người lao động trong nước đã tăng từ 402 USD năm 2002 lên 834 USD năm 2007.5

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Việt Nam phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm xuống còn 10 -11%, thu nhập của nhóm hộ nghèo bằng 1,45 lần so với năm 2005, 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, khơng cịn hộ đói, hạn chế tái nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả. Tuy nhên để đạt được con số kỳ vọng trên địi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách, kế hoạch và vấn đề thực thi kế hoạch xóa đói giảm nghèo tại từng địa phương cụ thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

Các quốc gia, tổ chức đều có chuẩn xác định tình trạng đói nghèo, phương pháp đo lường đói nghèo riêng. Qua thời gian, đã có rất nhiều nghiên cứu và giải pháp liên quan đến nghèo đói. Tuy nhiên, thực trạng nghèo đói vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu gia tăng tại một số khu vực trên thế giới. Vì thế, tình trạng nghèo đói là vấn đế quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Việc đi tìm ngun nhân và giải pháp để xố đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam – vùng kinh tế nối liền hai miền Nam Bắc Việt Nam – là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM

TRUNG BỘ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)